Mạng truy cập cáp đồng thường được biết đến là phương thức truyền dẫn chủ yếu và ổn định từ trước đến nay. Khi mà các dịch vụ thoại và phi thoại được tích hợp cùng chạy trên đường dây thuê bao số từ đầu cuối của đầu cuối khách hàng đến tổng đài ISDN. Lúc này, ISDN được coi là một tổng đài chuẩn mực tích hợp luôn cả tổng đài truyền điện thoại và mạng số liệu. Việc truyền dẫn số liệu bằng modem trong băng tần thoại vốn được biết đến với tính bất tiện, tốc độ chậm, giá cước đắt và rất đáng lo ngại vì thời gian chiếm lưu lượng của người sử dụng Internet đã được thay thế bởi một tổng đài có thẻ truyền được dữ liệu cao hơn nhiều. Khi đó, tốc độ và băng thông của cáp đồng bị giới hạn bởi tổng đài ISDN là 2B+D tương ứng là 144 đến 192 Kbps, người ta nghĩ rằng đó chính tốc độ này là giới hạn về tốc độ của cáp đồng và cho rằng cáp đồng chỉ truyền được loại hình dịch vụ băng tần thấp như thoại, dữ liệu ở tốc độ thấp (hàng trăm Kbps).
GVHD: T.S Võ Trường Sơn 18 SVTH: Trần Võ Hồng Quân Trong khi đó, mạng truy nhập cáp quang và mạng truy nhập vô tuyến khác ra đời và triển khai với nhiều tính năng vượt trội. Không ít ý kiến cho rằng phải thay thế toàn bộ cáp quang bằng cáp đồng trục cho mạng truy nhập hữu tuyến để đáp ứng được nhu cầu sử dụng các loại hình dịch vụ tốc độ cao băng rộng mà người ta cho rằng cáp đồng không thể thực hiện được.
Trước khi thay thế toàn bộ cáp đồng bằng cáp quang, người ta mới tự hỏi và đi nghiên cứu xem tốc độ cũng như băng thông của cáp đồng thực chất ra sao. Công nghệ đường dây thuê bao số ra đời đã khẳng định rằng cáp đồng hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu của dịch vụ băng rộng.
Công nghệ đường dây thuê bao số DSL (Digital Subcriber Line) là công nghệ tận dụng băng thông của cáp đồng để truyền các tín hiệu thoại và phi thoại. Với việc tận dụng dải băng tần lớn hơn băng tần thoại để truyền số liệu tốc độ cao mà vẫn không ảnh hưởng đến tín hiệu trong băng tần thoại. Công nghệ DSL bao gồm các phiên bản khác nhau như: