Thử nghiệm tính khả thi và phù hợp của các biện pháp

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP RÈN KỸ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC QUYẾT TÂM – SƠN LA (Trang 59 - 76)

7. Cấu trúc của đề tài

3.3. Thử nghiệm tính khả thi và phù hợp của các biện pháp

3.3.1. Mục đích thể nghiệm sư phạm

Thể nghiệm dạy học là phƣơng pháp thu nhận thông tin về sự thay đổi trong nhận thức và hành vi của đối tƣợng giáo dục. Đây là một phƣơng pháp đặc biệt cho phép tác động lên đối tƣợng nghiên cứu một cách chủ động, là sự tác động có ý thức vào quá trình diễn biến tự nhiên để quá trình ấy diễn ra theo mục đích của ngƣời nghiên cứu.

Với ý nghĩa nhƣ trên, tôi tiến hành thể nghiệm và áp dụng các biện pháp mà đề tài đề xuất nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của biện pháp đó. Nếu những giờ dạy thu đƣợc đƣợc thành công nhất định thì có nghĩa là những biện pháp mà chúng tôi đƣa ra có tác dụng tốt và có tinh khả thi.

3.3.2. Đối tượng, thời gian, địa bàn thể nghiệm

3.3.2.1. Đối tượng thể nghiệm

Đối tƣợng mà đề tài lựa chọn thể nghiệm là HS DTTS lớp 2 của Trƣờng Tiểu học Quyết Tâm - Sơn La.

3.3.2.2. Thời gian thể nghiệm

- Thời gian các bài giảng thể nghiệm đƣợc tiến hành trong kì II năm học 2013-2014.

3.3.2.3. Địa bàn thể nghiệm

- Địa bàn thể nghiệm là Trƣờng Tiểu học Quyết Tâm - Sơn La.

3.3.3. Nội dung và phương pháp thể nghiệm

3.3.3.1. Nội dung thể nghiệm

Chọn bài dạy: Tôi chọn bài chính tả trong chƣơng trình và SGK lớp 2 để thể nghiệm giảng dạy, đó là: Bài Bím tóc đuôi sam và các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn (r, d, gi) hoặc (ân/ âng).

- Chọn lớp thể nghiệm: Chúng tôi chọn 90 HS DTTS lớp 2 của Trƣờng Tiểu học Quyết Tâm - Sơn La để tiến hành thể nghiệm.

Trong đó: 45 HS là thể nghiệm, 45 HS làm đối chứng. Cụ thể nhƣ sau: + 45 HS làm thể nghiệm.

+ 45 HS làm đối chứng.

Số HS làm thể nghiệm và số HS làm đối chứng có các điều kiện tƣơng tự nhau về sĩ số (HS thể nghiệm: 45 em, HS làm đối chứng: 45 em) và chất lƣợng chúng tôi tiến hành điều tra chất lƣợng ban đầu thông qua chấm bài và kết hợp phiếu bài tập của HS và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Nhóm Số bài thu chấm Xếp loại Giỏi ( 9-10 điểm) Khá (7-8 điểm) Trung bình (5-6 điểm) Yếu (0- 4 điểm) Số lƣợg Tỉ lệ % Số lƣợg Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Thể nghiệm (45 HS) 45 8 18,0 12 27,0 18 40,0 7 15,0 Đối chứng (45 HS) 45 7 16,0 10 22,0 20 45,0 8 17,0

Chọn ngƣời dạy: Để đảm bảo sự tƣơng quan đồng đều tiến hành dạy thể nghiệm với cùng một ngƣời dạy.

3.3.3.2. Phương pháp thể nghiệm

Chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp so sánh, đối chiếu để tiến hành thực nghiệm. Thực hiện phƣơng pháp do cùng một đối tƣợng thể nghiệm (ngƣời dạy) cùng một nội dung thể hiện (bài dạy), trong đó một đối tƣợng đƣợc áp dụng các biện pháp mà đề tài đề xuất, một đối tƣợng đƣợc tiến hành học bình thƣờng nhƣ các tiết học khác. Sau đó kiểm tra chất lƣợng ở cả 2 đối tƣợng HS thông qua bài viết kết hợp phiếu bài tập. Từ đó thu đƣợc kết quả rút ra nhận xét, đánh giá tác dụng, hiệu quả phƣơng pháp mà đề tài đề xuất.

+ Tiêu chí đánh giá:

- Để đánh giá kết quả thực nghiệm, chúng tôi xác định tiêu chí đánh giá cơ bản dựa vào kết quả học tập của HS (bằng điểm số) thông qua bài viết của HS kết hợp với phiếu bài tập theo thang điểm 10. Kết quả kiểm tra này đƣợc chia làm 4 loại: Loại giỏi (9 - 10 điểm), loại khá (7 - 8 điểm), loại trung bình (5 - 6 điểm), loại yếu (0 - 4 điểm).

+ Kết quả thể nghiệm

- Sau khi tiến hành thể nghiệm, chúng tôi kiểm tra chất lƣợng HS và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 16. Kết quả thể nghiê ̣m ho ̣c sinh Nhóm Số bài thu chấm Xếp loại Giỏi ( 9-10 điểm) Khá (7-8 điểm) Trung bình (5-6 điểm) Yếu (0-4 điểm) % % % % Thể nghiệm (45 HS) 45 13 29.0 22 49.0 6 13.0 4 9.0 Đối chứng (45 HS) 45 9 20.0 12 27.0 14 31.0 10 22.0

Từ bảng số liệu chúng tôi biểu diễn dƣới dạng sơ đồ nhƣ sau:

29 49 13 9 20 27 31 22 0 10 20 30 40 50 60

Giỏi Khá Trung bình Yếu Mức độ

T ỉ l (% ) Thể nghiệm Đối chứng

Qua bảng số liệu và biểu đồ chúng ta thấy rằng, kết quả học tập của HS lớp thể nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Thể hiện ở mức độ giỏi tăng từ 20,0% lên 29.0% (tăng 9%), mức độ khá tăng từ 27.0% lên 49.0% (tăng 22%). Mức độ trung bình giảm từ 31.0% xuống còn 13% ( giảm 18% ), mức độ yếu giảm từ 22.0% xuống còn 9% (giảm 13 %).

Trong đó ở lớp đối chứng, các mức độ vẫn nhƣ ban đầu: Mức độ giỏi 20.0%, mức độ khá 27%, mức độ trung bình và yếu chiếm tỉ lệ rất cao (mức độ trung bình 31%, mức độ yếu 22.0%).

Nhận xét:

Đối với nhóm thể nghiệm, việc vận dụng một số biện pháp tích cực góp phần nâng cao hiệu quả dạy học chính tả làm cho kết quả học tập của HS nâng lên rõ rệt. Phần lớn HS thực sự hòa mình vào buổi học, sự tập trung chú ý của HS vào bài học rất cao, HS chăm chỉ và cũng có ý thức hơn khi viết bài nên bài viết mắc ít lỗi chính tả. Những em trƣớc kia thƣờng sai từ 10 đến 12 lỗi nay chỉ sai 3 đến 4 lỗi, những em trƣớc kia sai 5, 6 lỗi thì nay chỉ còn 1 đến 3 lỗi, thậm chí không còn mắc lỗi nữa. Ngƣợc lại, ở lớp đối chứng hiện tƣợng HS không tập trung chú ý vào bài học khá phổ biến. Nội dung bài học mang tính áp đặt, rập khuôn, máy móc phƣơng pháp dạy học không chú ý đến rèn và sửa lỗi chính tả cho HS. Do đó, tình trạng HS mắc lỗi chính tả vẫn còn phổ biến, bài viết vẫn còn nguệch ngoặc, không rõ ràng. Kết quả học tập chính tả của HS còn thấp.

TIỂU KẾT

Để giúp học sinh rèn luyện kĩ năng chính tả một cách hiệu quả, cần phối các phƣơng pháp dạy học hợp lý, phù hợp với đặc điểm tâm lý đối tƣợng học sinh. Trên cơ sở những hiểu biết đó, giáo viên giúp học sinh luyện tập chính tả và từng bƣớc hình thành các kĩ năng chính tả. Việc hình thành kĩ năng chính tả bằng con đƣờng có ý thức sẽ đạt đƣợc kết quả một các mau chóng và vững chắc, gây đƣợc hứng thú cho học sinh. Cách rèn kỹ năng chính tả này thích hợp cho việc dạy học sinh lớp 2 dân tộc thiểu số.

Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho HS DTTS, giúp các em có cách học hiệu quả nhất và hạn chế đƣợc các lỗi chính tả. Các đề xuất đƣợc tác giả vận dụng trong thiết kế, tiến hành dạy thể nghiệm và bƣớc đầu đã thu đƣợc những kết quả khả quan: Kết quả học tập của HS nâng lên rõ rệt, phần lớn HS thực sự hòa mình vào buổi học, sự tập trung chú ý vào bài học của HS rất cao, HS chăm chỉ và cũng có ý thức hơn khi viết bài nên bài viết mắc ít lỗi chính tả. Điều đó chứng minh tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

PHẦN KẾT LUẬN

1.Tìm hiểu biện pháp rèn kỹ năng chính tả cho HSDT thiểu số là một vấn đề còn gặp nhiều khó khăn nhất là đối với Trƣờng Tiểu học miền núi ở Sơn La. Nghiên cứu đề tài này, tác giả góp thêm tiếng nói tháo gỡ phần nào khó khăn đó. 2.Việc rèn luyện đúng chữ đúng, đẹp cho HS Tiểu học nói chung và cho HS DTTS nói riêng là một vấn đề cấp thiết đang đƣợc đặt ra cho tất cả những ngƣời làm công tác giáo dục. Phân môn Chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chƣơng trình môn TV nói riêng, các môn học ở nhà Trƣờng phổ thông nói chung. Chính tả không chỉ là công cụ giúp HS chiếm lĩnh văn hóa, trau dồi kiến thức, tƣ duy để học tập mà nó còn tạo điều kiện ban đầu trong hành trang ngôn ngữ cả một đời ngƣời trong các em, ngoài ra nó còn rèn cho các em tính kiên trì ,cẩn thận và óc thẩm mĩ giúp các em hoàn thiện nhân cách bản thân.Với ý nghĩa quan trọng nhƣ vậy, phân môn Chính tả là một môn học đƣợc coi trọng trong nhà Trƣờng và việc tập viết, luyện chữ đẹp, viết đúng với chuẩn chính tả TV là một việc hết sức cần thiết.

3. Nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng dạy – học chính tả lớp 2 ở Trƣờng Tiểu học Quyết Tâm tôi thấy rằng thực trạng đó chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu chất lƣợng giáo dục đặt ra hiện nay: Trình độ đƣợc đào tạo của đội ngũ GV trong nhà Trƣờng chƣa đồng đều, GV còn coi nhẹ phƣơng pháp dạy học chính tả. Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất trong nhà Trƣờng còn nhiều hạn chế và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu dạy và học. HS dân tộc thì coi Chính tả nhƣ một môn học bắt buộc, đặc biệt chữ viết của các em chƣa đẹp, chữ cẩu thả và tốc độ viết còn chậm.Và nhƣ vậy dẫn đến thực tế đáng buồn về chất lƣợng dạy học chính tả trong nhà Trƣờng còn ở mức thấp là điều không thể tránh khỏi. Biểu hiện tập trung nhất là tình trạng mắc lỗi chính tả của HS DTTS còn phổ biến, HS thƣờng mắc lỗi cơ bản đó là: Lỗi về phụ âm đầu, lỗi về âm vần, lỗi về dấu thanh và lỗi viết hoa.

4. Dựa trên nghiên cứu về cơ sở lí luận, tác giả đã đề xuất 9 biện pháp rèn kỹ chính tả cho HS DTTS lớp 2 Trƣờng Tiểu học Quyết Tâm – Sơn La, đó là:

- Rèn kỹ năng phát âm đúng - Cách sử dụng quy tắc viết hoa - Tạo hứng thú học tập cho học sinh

- Thống nhất giữa giữa GV và HS về cách đọc, cách phát âm và rèn luyện qua các môn khác.

- Lựa chon nội dung chính tả phu hợp với đối tƣợng học sinh - Sử dụng các mẹo luật quy tắc chính tả

- Yêu cầu học sinh tự phát hiện lỗi và sửa lỗi - Kết hợp với phụ huynh và các lực lƣợng khác - Rèn kỹ năng thông qua trò chơi

Các biện pháp tác giả đề xuất đã đƣợc vận dụng trong thiết kế thể nghiệm và bƣớc đầu đã chứng minh đƣợc tính khả thi của các phƣơng án đề xuất: Kết quả học tập của HS đƣợc nâng lên rõ rệt, phần lớn HS thực sự hòa mình vào buổi học, sự tập trung chú ý của HS vào bài học rất cao, HS chăm chú và cũng có ý thức hơn khi các em viết bài nên các em ít mắc lỗi hơn, những em trƣớc kia thƣờng sai từ 10-12 lỗi thì nay chỉ còn 3-4 lỗi, những em trƣớc kia sai 5-6 lỗi thì nay chỉ còn 1-2 lỗi thậm chí là không còn mắc lỗi nữa.

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhƣng do điều kiện thời gian và năng lực nên đề tài còn nhiều thiếu sót rất mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy cô, bạn bè để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A,Thành Thị Yên Nữ, Lê Phƣơng Nga, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiến (1996) Phương pháp dạy học tiếng Việt - (giáo trình chính thức đào tạo GV Tiểu học) NXB Giáo dục.

2. Lê A (1982) Chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học, NXB ĐHSP

3. TS.Võ Xuân Hảo (1995), Dạy học chính tả cho HS Tiểu học theo vùng

phương ngữ, NXB Giáo dục.

4. Lê Trung Hoa (2005), Chữa lỗi chính tả và cách khắc phục, NXB KHXH, TP. Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Sinh Huy (1997) Giáo trình tâm lí học Tiểu học, NXB Giáo dục. 6. Lê Phƣơng Nga, Nguyễn Trí (2002) Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB ĐHSP 7. Phan Ngọc (1982) Chữa lỗi chính tả cho HS Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội,

8. Trần Thị Minh Phƣơng, Nguyễn Đắc Điệu Lam (2006),Dạy lớp 1, 2, 3 theo

chương trình mới, NXB Giáo dục.

9. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (Dự án phát triển GVTiểu học), ( 2005), Đổi mới

phương pháp dạy học ở Tiểu học, NXB Giáo dục Hà Nội.

10. Tài liệu bồi dƣỡng giáo viên (2006), Phương pháp dạy tiếng Việt cho HS

PHỤ LỤC 1 Chính tả: (Tập chép)

Tiết: Bím tóc đuôi sam

I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng chính tả.

- Chép lại chính xác, trình bày 1 đoạn đối thoại trong bài: Bím tóc đuôi sam. - Luyện viết đúng quy tắc chính tả với iê/yê/iên/yên làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lần (r/ d/ gi hoặc ân/ âng)

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng lớp chép bài chính tả. - Bảng phụ viết nội dung BT2, BT3.

III. hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5P)

- GV đọc: nghi ngờ, nghe ngóng, nghiêng ngả, trò chuyện, chăm chỉ. - GV nhận xét, cho điểm.

2. Dạy bài mới

2.1. Giới thiệu bài (2p)

- GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.

2.2. Hƣớng dẫn tập chép (8p)

- GV đọc bài trên bảng lớp

- Hƣớng dẫn nắm nội dung bài viết. + Đoạn văn nói về cuộc trò chuyện giữa ai với ai ?

- Vì sao Hà không khóc nữa ?

- 2 em lên bảng viết. - Cả lớp viết bảng con

- 2, 3 em đọc lại bài.

… giữa thầy giáo với Hà.

- Vì đƣợc thầy khen có bím tóc đẹp nên rất vui, tự tin.

- Bài chính tả có những dấu câu gì ? + GV hƣớng dẫn HS nhận biết dấu phẩy, dấu hai chấm...

- Hƣớng dẫn viết bảng con: thầy giáo, xinh xinh, vui vẻ, khuôn mặt.

2.3. HS chép bài vào vở. (8p)

+ GV nhắc HS ghi tên bài ở giữa, chữ đầu dòng mỗi dòng viết cách lề vở một ô, ghi đúng dấu gạch ngang đầu lời thoại của nhân vật; nhìn bảng, đọc nhẩm từng cụn từ để chép chính xác. GV chấm 5, 7 bài.

2.4. Chấm chữa bài (3p)

- HS nhìn bảng nghe GV đọc soát lại và tự sủa lỗi.

3. Hƣớng dẫn làm bài tập chính tả

(10)

Bài 2: Điền vào chỗ trống iên hay yên

- GV cùng cả lớp nhận xét đƣa ra kết quả đúng.

- GV nêu quy tắc chính tả:

+ Viết yên khi là chữ ghi tiếng, viết iên khi là vần của tiếng.

Bài 3: Điền vào chỗ trống r/d/gi hoặc

ngang đầu dòng, dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu chấm.

- HS viết bảng con.

- HS chép bài vào vở.

- HS nhìn bảng nghe GV đọc để soát bài.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Lớp làm bài tập vào bảng con. - 2,3 HS lên bảng chữa bài

- Kết quả (yên ổn, cô tiên, chim yến, thiếu niên.

- 2, 3 em nhắc lại quy tắc, chính tả.

- 1,2 HS đọc yêu cầu bài - Cả lớp làm bài tập vào vở.

ân/âng.

3. Củng cố dặn dò (4p)

- Nhận xét giờ học.

- Yêu cầu HS về nhà học thuộc quy tắc chính tả, xem lại bài chính tả sửa hết lỗi.

- 2 HS lên bảng chữa bài:

+ a : da dẻ, cụ già, ra vào, cặp da, +b: vâng lời, bạn thân, nhà tầng,

bàn chân.

PHỤ LỤC 2 PHIẾU BÀI TẬP

Câu 1: Điền c hay k ? 1. Con …á 2. Con …iến 3. Cây …ầu 4. Dòng …ênh 5 …a nô 6 …ơn gió 7. Bánh …ẹo 8. …ể truyện 9. Ăn …ơm 10. Con …ò

Câu 2: Điền ch hay tr ?

Miệng và chân .... cãi rất lâu,...nói :

- Tôi hết đi lại ..., phải... bao điều đau đớn, nhƣng đến đâu, cứ có gì ngon là anh lại đƣợc xơi tất. Thật bất công quá!

Miệng từ tốn ... lời:

- Anh nói ...mà lạ thế! Nếu tôi ngừng ăn, thì liệu anh có bƣớc nổi nữa không nào?

Câu 3: Điền vào chỗ trống ai hay ay?

a, M… nhà, m… cày b, Thính t… giơ t… c, Ch… tóc nƣớc ch…

PHỤ LỤC 3

PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG HỌC CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH DTTS LỚP 2 (Phiếu số 1) Họ và tên:………. Dân tộc:………... Lớp:……….. Trƣờng:………..

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP RÈN KỸ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC QUYẾT TÂM – SƠN LA (Trang 59 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)