Thống nhất giữa giáo viên và học sinh về cách đọc, cách phát âm và rèn

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP RÈN KỸ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC QUYẾT TÂM – SƠN LA (Trang 53 - 76)

7. Cấu trúc của đề tài

3.2.4. Thống nhất giữa giáo viên và học sinh về cách đọc, cách phát âm và rèn

luyện qua các môn khác

3.2.4.1. Thống nhất giữa học sinh với giáo viên trong cách đọc và cách phát âm

Trong tiết Chính tả nghe - đọc ngoài cách ghi nhớ nghĩa của từ, từ trong ngữ cảnh thì cách đọc của GV cũng là một phần rất quan trọng. Do đó GV cần thống nhất với HS để phân biệt và nhận biết các từ có phụ âm đầu là ch/tr, x/s, l/đ…

VD:

Ch: Nâng lƣỡi lên, lƣỡi chạm trƣớc vào lợi của hàm trên, mặt lƣỡi thẳng đẩy luồng hơi ra nhè nhẹ, miệng há nhẹ.

Tr: Cong đầu lƣỡi lên chạm vào vòm miệng, mặt lƣỡi hơi uốn xuống, (nên còn gọi là phụ âm quặt lƣỡi), luồng hơi bật ra tƣơng đối mạnh, miệng há.

L: Uốn lƣỡi cong lên, đầu lƣỡi chạm vào vòm miệng, khi đẩy lƣỡi ra lƣỡi bật thẳng, luồng lƣỡi bay ra đi theo hai bên rìa lƣỡi.

D: Đầu lƣỡi đƣa lên chạm vào đầu lợi ở hàm trên. Đẩy hơi ra, miệng há nhẹ. X: Đầu lƣỡi chạm vào phần lợi của hàm trên, đẩy luồng hơi nhẹ ra nhƣng có độ suýt của âm gió, miệng há nhẹ.

S: Đầu lƣỡi cong lên chạm vào vòm miệng, mặt lƣỡi uốn xuống đẩy luồng hơi ra mạnh nhƣng cũng có độ xuýt của âm gió.

Gi: Đầu lƣỡi uốn lên chạm vào phần lợi mềm của hàm răng trên, miệng hơi khép.

R: Đầu lƣỡi uốn cong lên vòm miệng, đẩy luồng hơi ra mạnh để tạo độ rung của lƣỡi.

B: Hai môi mím lại, bật hơi ra tƣơng đối mạnh, miệng há hơi rộng. V: Hàm trên chạm vào môi dƣới, đẩy hơi ra tạo âm gió, miệng há.

3.2.4.2. Học sinh viết đúng chính tả qua các môn học khác

Đọc đúng sẽ giúp HS viết đúng chính tả. Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng viết sai chính tả, ngƣời GV cần hƣớng dẫn phát âm chuẩn TV qua các môn, phân môn khác nhƣ: Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Đạo đức, …

VD :GV huớng dẫn HS phát âm đúng các từ: Voi rừng, nhúc nhích, vục, vũng lầy, vội vã. Trong bài tập đọc Voi nhà – TV – lớp 2.

Ngoài ra trong phân môn Tập làm văn tiết trả bài viết, GV cần hƣớng dẫn cho HS soát lỗi, chữa từ, câu rất tỉ mỉ để các em thấy đƣợc chỗ sai, rút kinh nghiệm và có hƣớng viết chính tả tốt hơn.

3.2.5. Lựa chọn nội dung chính tả phù hợp với từng đối tượng học sinh

Tùy vào từng khu vực và môi trƣờng sinh sống mà việc mắc lỗi chính tả của từng HS ở từng vùng khác nhau. SGK TV là cuốn sách dành riêng cho cả nƣớc nói chung, nên đối với HS DTTS của Trƣờng Tiểu học Quyết Tâm GV cần phải lựa chọn và bổ sung nội dung để phù hợp với tình trạng mắc lỗi của HS trong Trƣờng . Chẳng hạn HS mắc lỗi âm đ/l GV phải thƣờng xuyên bổ sung nội dung dạy học này vào các giờ học khác để HS khắc phục nhanh chóng. Tăng cƣờng làm các bài tập có chứa l/đ, yêu cầu HS đọc đúng, chuẩn theo mẫu của GV và các lỗi này phải đƣợc khắc phục triệt để một cách nhanh chóng.

Hầu hết các em HS trong Trƣờng là ngƣời là dân tộc nên các em chủ yếu sử dụng TMĐ trong giao tiếp hàng ngày, nên các kiến thức về chính tả các em học đƣợc ở Trƣờng sẽ không phát huy đƣợc một cách hiệu quả vì vậy GV cần phải giao thật nhiều bài tập về nhà để các em luyện tập. Đến lớp GV cũng phải theo dõi xem trong quá trình giao tiếp với GV và các bạn các em còn mắc lỗi không từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời.

Đây cũng là một biện pháp khá quan trọng và chủ yếu phụ thuộc vào ngƣời GV trong việc đƣa các em vào môi trƣờng giao tiếp TV một cách có hiệu quả.

3.2.6. Sử dụng các mẹo luật quy tắc chính tả

Là biện pháp giúp HS nắm vững quy tắc chính tả để viết đúng chính tả, hạn chế đƣợc các lỗi liên quan đến quy tắc viết chính tả. Đối với HS Tiểu học phƣơng pháp này tƣơng đối có hiệu quả, bởi vì tƣ duy “máy móc”, trí nhớ “máy móc” của các em chiếm ƣu thế là cơ sở cho việc xây dựng các mẹo luật vừa dễ nhớ vừa áp dụng lúc viết.

Để khắc phục đƣợc tình trạng HS hay mắc lỗi chính tả theo chúng tôi GV cần tập trung vào các loại bài chính tả so sánh. Bởi vì qua loại bài so sánh này HS đƣợc ôn luyện nhiều lần, nắm chắc đƣợc các quy tắc chính tả, mẹo chính tả, cũng nhƣ qua bài chính tả so sánh này HS nắm vững quy tắc của từng cách viết, từ đó hạn chế đƣợc các lỗi sai.

- Với phụ âm đầu

- Chữ ng, g ghép đƣợc với o, ô, ơ, a, â, a, u, ư

VD: Ngơ, nga, ngô…

- Chữ ng, g không ghép đƣợc với chữ e, ê, i (không có nghĩa) - Chữ ngh, gh chỉ ghép đƣợc e, ê, i

VD: Nghe, nghiêng…

- Chữ cái c: Luôn đứng trƣớc các vần bắt đầu các nguyên âm a, ă, â, o, ô, u, ư.

VD: Cũ, cứng, co, cần…

- Chữ cái k: Luôn đứng trƣớc các vần bắt đầu bằng các nguyên âm i, e, ê. VD: Kính, kéo, kể…

- Sau chữ “q”: Không ghép đƣợc chữ o mà phải viết là u (qu). Qu luôn đứng trƣớc hầu hết các nguyên âm (trừ các nguyên âm o,u ư)

VD: Quan trọng, que củi…

Một số kết hợp mang tính quy ƣớc nhƣ qu kết hợp với "uôc" đƣợc phép bỏ đi một chữ "u" : Tổ quốc, ...hay "gi " kết hợp với "iêc, iêng" thì đƣợc phép bỏ đi một cữ "i": Giếng, láng giềng...

Ngoài cách viết chính tả TV có quy tắc thì trong hệ thống TV còn có những phụ âm mà không theo quy tắc nào (bất quy tắc) điều này gây khó khăn không ít cho quá trình học chính tả của HS. Vì thế, muốn HS viết đúng chính tả, ngoài việc hƣớng dẫn lí thuyết, kết hợp làm nhiều bài tập. GV trực tiếp giảng dạy nên tìm hiểu và cung cấp cho HS một số mẹo chính tả để gây hứng thú cho HS học tập, vừa giúp các em dễ nhớ, nhớ lâu và truyền cho nhiều HS khác, một số mẹo chính tả nhƣ :

+ Căn cứ vào nghĩa từ vựng ta có mẹo chính tả của cặp ch/tr

GV cung cấp cho HS thấy rằng từ đồng nghĩa với từ này bắt đầu bằng chữ "g " thì viết "tr "

VD : Trồng - giống, nhà tranh - nhà gianh, cây trầu - cây giầu...

Ngoài ra, còn nên dựa kết hợp âm để phân biệt "tr" không bao giờ đi với các vần : Oa, oă, eo, uê. Chỉ có "ch" mới kết hợp với các vần trên : Loắt choắt, chích chòe...

+ Mẹo phân biệt ch/tr

Trong những danh từ. Những danh từ chỉ đồ dùng gia đình thƣờng dùng và mối quan hệ gia đình tƣờng dùng “ch” chứ không dùng “tr”

VD :

Ch: chỉ đồ dùng trong nhà nhƣ chảo, chiếu, chổi, chõng, chậu.

Chỉ những ngƣời thân thuộc: Cha, chú, chị, chồng, cháu... + mẹo viết đúng d, r, gi

Căn cứ vào ý nghĩa của những từ láy để viết những từ bắt đầu " r " có nghĩa là: Những từ láy đƣợc mô tả âm thanh,tiêng động thƣờng dùng bằng “ r” nhƣ rì rào, rách rách, rúc rích...

Những từ láy đƣợc dùng để mô tả từng mức độ sự rung động ở những cung bậc khác nhau cũng thƣờng đƣợc viết bắt đầu bằng " r " nhƣ rạo rực, rón rén, run rẩy,....

+ mẹo viết đúng đ

Khi từ ấy có nghĩa gần giống nhau với một từ khác có phụ âm đầu là "đ ", "nh", hay "th".

VD : D/đ :đao /dao, dĩa /đĩa,....

d/nh : Dồi/nhồi,...

d/th : Dƣ/ thừa, dƣợc/ thuốc,…. + mẹo phân biệt âm đầu x/s

GV có thể mở rộng kiến thức cho HS về cách phân biệt âm đầu x/s bằng cách cung cấp cho HS mẹo phân biệt âm đầu x/s: Đa số các từ chỉ tên cây, tên con vật đều bắt đầu bằng “s” .

VD:

+ Một số tên cây: Cây sung, cây si, cây sắn, cây sả, cây sồi…

+ Một số tên con vật : Con sâu, con sáo, con sói, con sóc, con sán, con sò, con sứa…

Sử dụng mẹo luật, quy tắc chính tả là giúp các em khi gặp các từ viết trên các em nhớ ra ngay ra chữ viết, không còn lúng túng, phân vân khi viết chính tả.

* Về dấu thanh:

Khi dạy bài chính tả so sánh phân biệt dấu sắc và dấu ngã chúng ta cung cấp cho HS quy luật trầm bổng, hệ bổng gồm các thanh sau: Ngang, hỏi, sắc; hệ trầm gồm các thanh huyền, nặng, ngã.

Khi gặp một thứ tiếng mà ta không biết là điền thanh sắc hay thanh ngã thì tạo ra một từ láy. Nếu tiếng đó có tiếng bổng thì ta điền dấu hỏi, nếu tiếng đó phát ra tiếng trầm thì ta điền dấu nặng.

VD:

lo lẵng (lo lắng) - thanh sắc Phá (phá vỡ) - thanh sắc Ngã (trong bị ngã) - thanh ngã Ngỡ (trong ngỡ ngàng) - thanh ngã

Ngoài ra, ta cho HS Tiểu học hiểu nếu tạo ra một từ ngữ thì từ ngữ đó phải có nghĩa, phải nắm đƣợc nghĩa và hình thức chữ viết của từ.

VD: Lo lắng, nếu điền dấu sắc sẽ thành “lo lắng ” có nghĩa là lo sợ về một điều gì đấy sắp xảy ra, nếu ta điền dấu ngã sẽ thành “lo lẵng”, “lo lẵng” thì không có nghĩa,vậy không thể điền dấu ngã.

3.2.7. Yêu cầu học sinh tự phát hiện ra lõi chính tả và tự sửa lỗi

Đối với biện pháp này có nhiều cách để GV thực hiện một cách có hiệu quả: - GV yêu cầu HS làm bài chính tả nhớ - viết một bài tập đọc trong SGK đã đƣợc học, sau khi làm xong bài yêu cầu HS mở bài trong SGK để kiểm tra xem bài viết của mình sau đó tự sửa lỗi.

- GV cho HS làm bài tập có chứa các lỗi chính tả thƣờng gặp .Yêu cầu các em tự phát hiện ra các lỗi sai và sửa lại cho đúng.

VD: Hãy phát hiện lỗi chính tả trong các câu sau và sửa lại cho đúng Cao bằng, tuyên quang, hòa bình, sơn la, mộc châu.

- Trong quá trình học tập hoặc giao tiếp với các em nếu phát hiện ra HS nói hoặc viết sai GV có thể yêu cầu HS viết, nói lại cho đến khi đúng thì thôi. - Hay GV có thể sủa lỗi chính tả qua chấm, chữa bài cho HS ngay tại lớp. Qua việc chấm chữa bài sẽ giúp các em biết ngay lỗi của mình nằm ở chỗ nào. Đồng thời giúp GV đƣa ra những nhận xét, động viên kịp thời.

3.2.8. Kết hợp với phụ huynh và các lực lượng khác

Ngay từ đầu năm học, GV cần tìm hiểu chất lƣợng học chính tả của từng em để định hƣớng giúp đỡ, uốn nắn cho những em viết yếu theo yêu cầu riêng.

GV nên trao đổi mật thiết với phụ huynh các em học yếu chính tả để trao đổi tìm hƣớng giúp em học tốt hơn.

Ở gia đình, gia đình nên quan tâm đến việc học hành của con cái không nên bắt các em làm quá nhiều việc mà ảnh hƣởng đến kết quả học tập. Khuyến khích các em giao tiếp bằng TV và kiên trì luyện tập cách phát âm chuẩn TV, luyện viết nhiều. Trong giao tiếp, khi phát hiện các em phát âm sai thì phải uốn nắn kịp thời nhƣ vậy các em mới sử dụng TV một cách thành thạo, từ đó lỗi phát âm cũng dần đƣợc hạn chế.

Khi giao tiếp với những ngƣời xung quanh các em nên chú ý cách phát âm của mình sao cho chính xác, nói sai phải sửa ngay.

Ngoài xã hội cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà Trƣờng và xã hội trong việc luyện tập cách phát âm cho các em. Thƣờng xuyên tổ chức vận động tuyên truyền cho HS nói đúng, viết đúng chính tả để giữ gìn sự trong sáng của

TV nên có những bài viết tổ chức ngoại khóa cho các em liên quan đến vấn đề chính tả bắt buộc mỗi HS phải có một quyển vở luyện viết ở nhà, và GV thƣờng xuyên tiến hành tổ chức kiểm tra việc rèn luyện ở nhà của các em.

Còn đối với các em lƣời học tập, GV cần luôn kiểm tra, uốn nắn hàng ngày, thƣờng xuyên và có kế hoạch phụ đạo cụ thể. Ngoài ra GV nên kết hợp Ban Giám Hiệu và tổng phụ trách để nhắc nhở những em lƣời học nhằm giúp các em học tốt hơn.

3.2.9. Rèn kỹ năng chính tả thông qua trò chơi

Thực hiện biện pháp này, GV cần xác định mục đích của trò chơi là nhằm củng cố cách viết đúng âm, vần, thanh điệu nào. Sau đó, GV cần lựa chọn trò chơi phù hợp với mục đích. Trò chơi chính tả cần có nội dung bám sát chƣơng trình chính tả lớp 2. Nên có những trò chơi giúp HS nhớ cách viết âm đầu, vần, thanh điệu của một số từ HS viết sai do ảnh hƣởng của phát âm địa phƣơng, một số trò chơi giúp HS phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài viết. Khi tổ chức chơi, GV cần nêu rõ luật chơi, cách tiến hành luật chơi để tất cả cho HS đều biết cách chơi. GV nên lựa chọn các trò chơi có luật đơn giản, có thể dùng để dạy học nhiều hiện tƣợng chính tả, dễ kiếm vật liệu để chuẩn bị.

3.3. Thử nghiệm tính khả thi và phù hợp của các biện pháp

3.3.1. Mục đích thể nghiệm sư phạm

Thể nghiệm dạy học là phƣơng pháp thu nhận thông tin về sự thay đổi trong nhận thức và hành vi của đối tƣợng giáo dục. Đây là một phƣơng pháp đặc biệt cho phép tác động lên đối tƣợng nghiên cứu một cách chủ động, là sự tác động có ý thức vào quá trình diễn biến tự nhiên để quá trình ấy diễn ra theo mục đích của ngƣời nghiên cứu.

Với ý nghĩa nhƣ trên, tôi tiến hành thể nghiệm và áp dụng các biện pháp mà đề tài đề xuất nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của biện pháp đó. Nếu những giờ dạy thu đƣợc đƣợc thành công nhất định thì có nghĩa là những biện pháp mà chúng tôi đƣa ra có tác dụng tốt và có tinh khả thi.

3.3.2. Đối tượng, thời gian, địa bàn thể nghiệm

3.3.2.1. Đối tượng thể nghiệm

Đối tƣợng mà đề tài lựa chọn thể nghiệm là HS DTTS lớp 2 của Trƣờng Tiểu học Quyết Tâm - Sơn La.

3.3.2.2. Thời gian thể nghiệm

- Thời gian các bài giảng thể nghiệm đƣợc tiến hành trong kì II năm học 2013-2014.

3.3.2.3. Địa bàn thể nghiệm

- Địa bàn thể nghiệm là Trƣờng Tiểu học Quyết Tâm - Sơn La.

3.3.3. Nội dung và phương pháp thể nghiệm

3.3.3.1. Nội dung thể nghiệm

Chọn bài dạy: Tôi chọn bài chính tả trong chƣơng trình và SGK lớp 2 để thể nghiệm giảng dạy, đó là: Bài Bím tóc đuôi sam và các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn (r, d, gi) hoặc (ân/ âng).

- Chọn lớp thể nghiệm: Chúng tôi chọn 90 HS DTTS lớp 2 của Trƣờng Tiểu học Quyết Tâm - Sơn La để tiến hành thể nghiệm.

Trong đó: 45 HS là thể nghiệm, 45 HS làm đối chứng. Cụ thể nhƣ sau: + 45 HS làm thể nghiệm.

+ 45 HS làm đối chứng.

Số HS làm thể nghiệm và số HS làm đối chứng có các điều kiện tƣơng tự nhau về sĩ số (HS thể nghiệm: 45 em, HS làm đối chứng: 45 em) và chất lƣợng chúng tôi tiến hành điều tra chất lƣợng ban đầu thông qua chấm bài và kết hợp phiếu bài tập của HS và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Nhóm Số bài thu chấm Xếp loại Giỏi ( 9-10 điểm) Khá (7-8 điểm) Trung bình (5-6 điểm) Yếu (0- 4 điểm) Số lƣợg Tỉ lệ % Số lƣợg Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Thể nghiệm (45 HS) 45 8 18,0 12 27,0 18 40,0 7 15,0 Đối chứng (45 HS) 45 7 16,0 10 22,0 20 45,0 8 17,0

Chọn ngƣời dạy: Để đảm bảo sự tƣơng quan đồng đều tiến hành dạy thể nghiệm với cùng một ngƣời dạy.

3.3.3.2. Phương pháp thể nghiệm

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP RÈN KỸ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC QUYẾT TÂM – SƠN LA (Trang 53 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)