Bác vẫn đi kia giữa cánh đồng

Một phần của tài liệu bài soạn ngữ văn 12 chủ đề thơ hiện đại (Trang 50 - 54)

B. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

1. Bác vẫn đi kia giữa cánh đồng

Thăm từng ruộng lúa, hỏi từng bông Ghé từng hợp tác, qua thôn xóm

Xem mấy trường tươi, mấy giếng trong.

.(Tố Hữu) 2. - Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai,chim én gặp mùa,

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi dừng bỗng gặp cánh tay đưa.

(Chế Lan Viên: Tiếng hàt con tàu)

3. Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi khi tôi biết thương bà thì đã muộn bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!

(Nguyễn Duy: Đò Lèn) Bài 6

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...

Chiều nay con chạy về thăm Bác Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

Con lại lần theo lối sỏi quen Đến bên thang gác, đứng nhìn lên Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?

Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

(Trích Bác ơi! – Tố Hữu) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau :

1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ?.

2. Nội dung chính của đoạn thơ là gì?

3. Xác định nhịp thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật cách sử dụng nhịp thơ ở 2 câu thơ cuối ở đoạn thơ thứ 2?

Trả lời:

1/Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là tự sự, miêu tả và biểu cảm.

2 /Nội dung chính của đoạn thơ: Nhà thơ thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn, thẫn thờ, bàng hoàng, tê dại trong lòng khi nghe tin Bác Hồ từ trần.

3 / Nhịp thơ 2/2/3 .Hiệu quả nghệ thuật: nhịp thơ chậm, buồn, sâu lắng diễn tả tâm trạng đau đớn đến bất ngờ của nhà thơ. Cả không gian cũng đang ngưng lại mọi hoạt động để nghiêng mình vĩnh biệt vị Cha già kính yêu của dân tộc.

Bài 7

Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi Khi tôi biết thương bà thì đã muộn Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!

(Trích Đò Lèn – Nguyễn Duy) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau :

1. Tại sao viết về bà, tác giả liên tưởng đến “dòng sông xưa ” trong đoạn thơ?

2. Các từ “đã muộn”, “nấm cỏ ” có vai trò gì trong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ?

3. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đặt ra qua đoạn thơ.

Trả lời:

1. Viết về bà, tác giả liên tưởng đến “dòng sông xưa ” nhằm trăn trở một điều: thiên nhiên vẫn trường tồn nhưng con người đã thành hư vô.

2. Các từ “đã muộn”, “nấm cỏ ” có vai trò trong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ: đó là sự sám hối nhẹ nhàng nhưng vô cùng tấm thía, một nỗi đau nhói lòng, một suy ngẫm triết lí sâu xa. Thuở ấu thơ được sống với bà mà khụng hiểu cuộc đời cơ cực của bà là do chỏu cứ mói thả hồn vào cừi mộng ảo. Giờ đây, khi đã đủ khôn lớn để biết thương bà thì mọi chuyện đã muộn màng.

3. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đặt ra qua đoạn thơ.

Đoạn văn đảm bảo các nội dung:

-Ý chính của đoạn thơ là lời sám hối muộn màng mà xúc động của nhà thơ khi bà ngoại không còn.

-Đoạn thơ mang cảm hứng tự nhận thức lại của một người trải nghiệm nhận ra cái giá phải trả cho những hành động hư ảo của mình, đồng thời báo trước sự trỗi dậy của ý thức tự giác đánh giá bản thân, hướng tới xác lập những giá trị nhân bản trong văn học thời kì hậu chiến.

- Bài học nhận thức và hành động: sống phải biết yêu thương, biết nâng niu, trân trọng những tình cảm quý giá của con người. Đừng để tất cả đi qua rồi mới sám hối thì sẽ muộn màng.

Bài 8

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng, Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

(Trích Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau :

1. Nêu ý chính của đoạn thơ?

2. Xác định các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung?

3. Nêu ngắn gọn chiều sâu triết lí trong câu thơ : Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. ?

Trả lời:

1. Ý chính của đoạn thơ: Đoạn thơ với những so sánh, liên tưởng độc đáo làm hiện lên tình yêu đôi lứa bền chặt, thuỷ chung. Đồng thời nhà thơ khẳng định chính tình yêu lứa đôi làm nên sức mạnh cho tình yêu quê hương đất nước.

2. Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ : đó là phép so sánh: nhớ em như đông về nhớ rét ; Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng; Như xuân đến chim rừng lông trở biếc .

Ý nghĩa: Tác giả sử dụng so sánh lạ, độc đáo: cái rét là linh hồn của mùa đông vì mùa đông mà không có rét sẽ không thành mùa động. Em là linh hồn thẳm sâu của nỗi nhớ khắc khoải, tự nhiên trong anh. Anh không có em sẽ không thành tình yêu. Hình ảnh Tình yêu như: cánh kiến hoa vàng – xuân đến chim rừng lông trở biếc là hình ảnh đẹp, đầy sức sống gợi tình yêu trẻ trung, sôi nổi, nỗi nhớ bao trùm bốn mùa thể hiện sự sâu sắc, vĩnh cửu mà luôn tươi mới. Tình yêu ở đây không chỉ là tình yêu đôi lứa mà còn là sự kết tinh của những tình cảm sâu nặng với quê hương, đất nước.

3. Chiều sâu triết lí trong câu thơ : Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương: Nhà thơ lí giải cơ sở của tình yêu đất nước từ tình yêu đôi lứa . Đó là phần sâu

nhất để “tâm hồn hoá” địa danh xa xôi chính là tình yêu nhỏ bé, thân thuộc, nhân bản.

Một phần của tài liệu bài soạn ngữ văn 12 chủ đề thơ hiện đại (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w