Hệ thống chỉ thị bề rộng phun

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các thông số ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của vòi phun thuốc bảo vệ thực vật thông dụng hiện nay (Trang 49 - 50)

Trong quá trình làm việc, máy phun kiểu giàn phun sẽ phun được cho các đối tượng cây trồng nằm trong bề rộng làm việc của máy, để đảm bảo không phun sót cũng như phun trùng thì các máy phun phải có khả nằng chỉ

thị bề rộng phun để xác định ranh giới giữa phần diện tích đã phun và phần chưa được phun.

Hình 2.11. Máy phun có định vị GPS

Để giải quyết vấn đề này, ở các máy phun thông thường trên đầu mút dàn phun bố trí một vòi phun đặc biệt thay vì phun thuốc như các vòi phun bình thường, vòi phun này có thể phun ra bọt để đánh dấu vị trí giới hạn của bề rộng làm việc. Hoặc ở một số máy phun khác, người ta sử dụng sợi xích ở đầu mút của dàn phun quét vào đối tượng phun đểđánh dấu diện tích đã phun. Tuy nhiên ở cả 2 cách này đều có hạn chế là do vị trí người điều khiển máy làm việc cách đầu mút giàn phun một khoảng khá xa, người điều khiển khó quan sát được chính xác vị trí giới hạn, nên để đảm bảo trong quá trình làm việc không có phun sót hoặc phun trùng sẽ khó có thể thực hiện được. Để giải quyết hạn chế này ở một số máy phun có lắp thêm camera quan sát, kết nối với màn hính hiển thị trong buồng lái, nhờ đó người điều khiển có thể quan sát được nhanh và chính xác vị trí giới hạn.

Ngoài ra hiện nay ở một số máy phun hiện đại, việc đánh dấu diện tích đã phun được thực hiện thông qua hệ thống bản đồ và định vị GPS, khi máy phun làm việc, diện tích đã phun sẽ được quét thể hiện trên bản đồ căn cứ vào vị trí thực của máy (hình 2.11), khi đó người lái sẽ điều khiển máy phun theo chỉ dẫn trên bản đồ. Tuy nhiên phương pháp này hiện còn hạn chế do độ

chính xác của hệ thống GPS và giá thành hệ thống cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các thông số ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của vòi phun thuốc bảo vệ thực vật thông dụng hiện nay (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)