Đối với một số trường hợp cây trồng cần phải tăng độ khuếch tán thuốc phun, có thể lựa chọn máy phun thuốc dạng giàn phun có trợ gió, còn được gọi là máy phun kiểu khí lưu
phụ trợ (hình 2.9). Loại máy phun này có hệ thống tạo ra sức gió khi phun thuốc, gió này làm cho lá của đối tượng phun lay động, do đó thuốc phun có thể chuyển động tới các vị trí trên các tầng lá cây khác nhau. Gió được hình thành do một quạt gió cung cấp, sau đó qua một ống gió
được làm bằng vải nhựa hoặc vật liệu nào đó chuyển đến phía trên giàn phun.
Độ dài của ống gió và độ dài giàn phun tương đương, thông thường ống gió có độ thu nhỏ nhất định, làm cho áp lực của gió đồng đều trên toàn bộ độ dài của giàn phun. Ngoài ra, ống gió còn phải tính toán để có diện tích tiết diện nhất định, làm cho vận tốc gió trong ống gió đạt được yêu cầu thực tế, tăng độ
khuếch tán của thuốc, nhưng không gây hại tới cây trồng, cũng như không làm tăng lượng thuốc phun xuống đất, ngoài ra trong quá trình thiết kế cần chú ý để giảm tổn thất áp lực gió trong ống gió.
Hình 2.9. Máy phun dạng giàn phun có trợ
gió
Ở một số thiết kế máy phun dạng giàn phun có trợ gió, lỗ thoát gió trên
ống gió theo giàn phun là lỗ tròn được bố trí ngay phía sau mỗi vòi phun, khi
đó gió được tạo riêng biệt với từng vòi phun, vừa vặn thổi và tác động vào vùng thuốc phun từ vòi phun đó phun ra. Còn có một số thiết kế máy phun khác, trên toàn bộ chiều dài ống gió làm một khe dài, gió từ khe thổi ra, hình thành một luồng gió chung tác động vào đồng đều vào toàn bộ lượng thuốc của giàn phun phun ra. Không kể thiết kế như thế nào, mục đích bố trí ống gió
đều là nhờ lực gió tăng khả năng khuếch tán thuốc phun, làm thuốc phun có thể tiếp xúc được tốt hơn với đối tượng phun là cây trồng. Nếu đối tượng của máy phun dạng giàn phun có trợ gió là thực vật lá rất ít, thì gió sẽ được thổi xuống trực tiếp đất mang theo một phần thuốc phun, sau khi tới mặt đất gió lại phản ngược lại lên trên, hình thành luồng khí đẩy thuốc phun chuyển dịch hướng về phía sau, nên trong trường hợp này không nên sử dụng máy phun kiểu này. Còn đối với một số thực vật tán cây rậm rạp, loại thiết bị này giúp tăng khả năng khuếch tán của thuốc phun, nâng cao sự tiếp xúc, kết bám của thuốc phun với cây trồng, do đó giảm bớt liều lượng thuốc, nâng cao hiệu quả
sử dụng thuốc.
Để hạn chế chuyển động về phía sau của hạt thuốc phun, đã có nghiên cứu thiết kế cánh gió, để cản luồng gió xuất hiện khi máy tiến về phía trước, nhưng tiến hành quá trình thực nghiệm trong thực tế phát hiện, loại cánh gió này chỉ có thể thực sự phát huy
tác dụng khi máy phun có vận tốc tiến vượt quá 15 km/h, chính vì vậy phương án này không được
ứng dụng rộng rãi.
Hình 2.10. Máy phun kiểu giàn phun có thêm nắp chụp
Còn có một số máy phun thuốc để làm giảm sự ảnh hưởng của sức gió bên ngoài, trên giàn
phun được thiết kế thêm nắp chụp (hình 2.10), vì vậy làm giảm lượng thuốc phun bị gió cuốn trôi nổi trong không khí. Nhưng khi đó lại xuất hiện vấn đề
là nếu nắp chụp thiết kế không phù hợp, có thể xảy ra hiện tượng trong quá trình máy phun làm việc, có dòng không khí xoáy bên trong nắp chụp, dòng khí này tác động vào các hạt thuốc phun từ vòi phun làm thay đổi hướng phun của thuốc. Cũng có một số nắp chụp được chế tạo theo dạng sàng có các lỗ
nhỏ, cho phép không khí ở trong thoát ra, tránh được hiện tượng tạo dòng khí xoáy, nhưng cũng đồng thời làm giảm tác dụng chống thuốc phun trôi nổi.
Trên một số máy phun thuốc kiểu giàn phun hiện đại có lắp đặt vòi phun có trợ gió (vòi phun hai dòng), đây là loại vòi phun có 2 đầu vào, một đầu là dòng khí thổi, một đầu là dung dịch thuốc phun, tại khoang bên trong vòi phun sẽ có sự hòa trộn tạo thành hỗn hợp bao gồm dòng khí và dung dịch thuốc phun có áp suất nhất định, hỗn hợp khí và thuốc phun
được phun ra ở đầu vòi phun, trực tiếp phun hướng vào cây trồng.