Máy phun kiểu giàn phun

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các thông số ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của vòi phun thuốc bảo vệ thực vật thông dụng hiện nay (Trang 38 - 41)

Máy phun thuốc dạng giàn phun thường là loại máy phun có động cơ đi kèm, nó bao gồm nhiều vòi phun, các vòi phun của nó được bố trí đơn giản dọc theo một thanh hoặc phức tạp là hệ thống khung giàn. Loại máy này có ưu

điểm vượt trội so với các loại máy phun khác là bề rộng làm việc lớn và khả

năng phun thuốc đương đối đồng đều trên diện tích phun. Chính vì vậy trước

đây loại máy này thường được chế tạo rất lớn đểứng dụng phun thuốc trừ sâu cho các cánh đồng có diện tích trồng trọt lớn, nhưng hiện nay loại máy này còn

được nghiên cứu ứng dụng để phun thuốc cho các đối tượng cây trồng trên diện tích vừa và nhỏ, đặc biệt hiện nay đã có những mẫu máy loại này được chế tạo

ở dạng đeo vai, rất thích hợp với mô hình hộ nông dân sản xuất nhỏ.

Phân loi

Theo khả năng cơ động của máy phun có thể phân máy phun dạng giàn phun thành 2 loại:

+ Loại di động nhờ sức người nhưđeo vai, kéo, đẩy…(hình 2.1, hình 2.2). + Loại di động nhờ động cơ, đối với loại di động nhờ động cơ thì tùy thuộc nguồn động lực và cách liên hợp với nguồn động lực mà nó lại được phân loại thành 3 loại: treo, kéo, tự hành (Hình 2.3 đến 2.6).

Máy phun dạng treo có mức độ làm hỏng cây trồng nhỏ hơn so với máy

phun dạng kéo, nhưng máy phun dạng treo vì liên kết với máy kéo thông qua cơ cấu treo 3 điểm nên dung lượng thùng thuốc không thể quá lớn đểđảm bảo an toàn. Trong một số trường hợp, để bổ sung lượng thuốc có thể phun người ta bố trí thêm các thùng thuốc phụ ở phía trước hoặc hai bên của máy kéo để máy kéo cân bằng hơn, nhưng nếu diện tích cánh đồng rất lớn, cần sử dụng lượng thuốc phun lớn, nên chọn dụng máy phun dạng kéo. Còn đối với máy kéo cỡ

nhỏ, nếu sử dụng thùng thuốc lớn có thể vượt tải trọng cho phép của máy kéo, qua đó gây nên sự mất ổn định toàn bộ máy vì vậy với máy kéo cỡ nhỏ loại máy phun phù hợp thường được lựa chọn là máy phun thuốc dạng treo.

Hình 2.1. Máy phun dạng giàn phun đeo vai

Hình 2.2. Máy phun dạng giàn phun tự đẩy

Hình 2.3. Máy phun dạng giàn phun kiểu treo

Hình 2.4. Máy phun dạng giàn phun kiểu kéo

Hình 2.5. Máy phun dạng giàn phun tự hành

Hình 2.6. Máy phun dạng giàn phun cho cây trồng có chiều cao tương đối

lớn

Máy phun thuốc dạng kéo rất dễ dàng liên kết với máy kéo, việc tách rời cũng rất dễ dàng, việc này là rất quan trọng đối với một máy đa tác dụng. Do máy dịch chuyển trên các bánh của nó nên có thể xảy ra trường hợp hướng của các vòi phun lệch so với hướng thiết kế ban đầu, đặc biệt trên các ruộng dốc, việc máy phun dạng kéo phải có hướng chuyển động cùng với hướng tiến của máy phun có thể có một số khó khăn, nhưng với thiết kế mới hai khung kéo đã giải quyết khá tốt được vấn đề này. Hệ thống thiết kế loại này gồm hai điểm nối, liến kết cùng mức, như vậy có thể cho phép máy phun và máy kéo có cùng phương hướng chuyển động tương đối, có thể hạn chế việc lệch hướng của máy phun. Đối với một số máy phun còn thiết kế lắp đặt cơ cấu điện tử tự động chỉnh hướng, phù hợp với các máy kéo lớn.

Đối với một số cây trồng, như ngô, bông… yêu cầu máy có khoảng cách tương đối cao so với mặt ruộng, người ta sử dụng các máy phun dạng tự hành

chuyên dụng được chế tạo đặc biệt để thỏa mãn yêu cầu về chiều cao làm việc của máy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các thông số ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của vòi phun thuốc bảo vệ thực vật thông dụng hiện nay (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)