Bảng 13: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ việc kinh doanh thẻ của Sacombank

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại nhtm cp sài gòn thương tín – sacombank (Trang 51 - 75)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tăng trưởng

2011/2010 2012/2011 Doanh thu 69 130 169 61 tỷ/88% 39 tỷ/30% Chi phí 60 63 84 3 tỷ/5% 21 tỷ/33,3% Lợi nhuận 9 67 85 58 tỷ/644% 18 tỷ/26,9% Doanh thu từ thẻ/ tổng doanh thu từ dịch vụ 7,4% 20% 23% 170% 15% Nguồn: BCTC hợp nhất Sacombank.

Doanh thu và lợi nhuận từ kinh doanh thẻ của Sacombank tăng trưởng mạnh qua các năm, đồng thời đóng góp ngày càng cao vào tổng doanh thu từ dịch vụ. Chứng tỏ hoạt động kinh doanh thẻ của Sacombank đang đem lại hiệu quả rất rõ rệt và ngày càng quan trọng trong hoạt động chung của toàn ngân hàng.

Năm 2010 do phải tập trung đầu tư mạnh để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ nên chi phí của hoạt động thẻ rất lớn, trong khi doanh thu chưa nhiều nên Sacombank chỉ đạt tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 13%. Đồng thời doanh thu từ thẻ cũng đóng góp không nhiều cho doanh thu từ dịch vụ của Sacombank.

Năm 2011 vẫn phải đầu tư mạnh cho phát triển hoạt động kinh doanh thẻ nên chi phí vẫn cao, tuy nhiên đã có bước nhảy vọt trong doanh thu nên Sacombank đã đạt tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu lên tới 51,5%. Đồng thời tỷ lệ đóng góp của doanh thu thẻ vào tổng doanh thu từ dịch vụ cũng nhảy vọt lên 20%. Điều này thể hiện những đầu tư mạnh của Sacombank vào lĩnh vực thẻ đã phát huy tác dụng rõ ràng trong năm 2011.

Với mục tiêu đưa sản phẩm thẻ Sacombank lên hàng đầu hệ thống các NHTM VN, hoạt động của trung tâm thẻ đã chuyển biến mạnh theo hướng tích cực: giảm thiểu chi phí, cải thiện năng suất lao động, đẩy mạnh số lượng thẻ lưu hành, gia tăng SPDV thẻ mới, nâng cao doanh thu, gia tăng lơi nhuận. Bên cạnh đó, hoạt động ngân hàng điện tử trong thời gian gần đây có nhiều bước đổi mới, khởi sắc về chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động. Nhờ vào các giải pháp đã được triển khai thành công: dự án nâng cao hiệu suất Internet Banking. Điều này cho thấy, đẩy

mạnh phát triển hoạt động kinh doanh thẻ là hướng đi đúng và phù hợp với nhu cầu thị trường.

2.2.5.Hoạt động marketing, công nghệ thẻ và bán chéo sản phẩm: 2.2.5.1. Hoạt động marketing:

Hiện nay việc tiếp cận khách hàng sử dụng thẻ của Sacombank thông qua 3 kênh chủ yếu sau:

Tận dụng mạng lưới khách hàng sẵn có và cán bộ nhân viên trong nội bộ ngân hàng: Sacombank tiếp thị và thuyết phục những khách hàng hiện đang có quan hệ với NH sử dụng sản phẩm thẻ. Đặc biệt thuyết phục những doanh nghiệp sản xuất có số lượng nhân sự lớn đăng kí sử dụng sản phẩm thẻ của Sacombank cho cán bộ công nhân trong công ty. Đối với cán bộ nhân viên trong nội bộ NH thì Sacombank khuyến khích sử dụng càng nhiều sản phẩm càng tốt với nhiều ưu đãi riêng, việc này vừa giúp tăng doanh thu cho sản phẩm thẻ, vừa nâng cao hiểu biết của nhân viên về sản phẩm thẻ.

Xây dựng mạng lưới cộng tác viên lớn: những cộng tác viên này có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng cho Sacombank và hưởng thù lao theo doanh số. Các cộng tác viên này làm việc độc lập theo các nhóm mà không chịu sự quản lý từ phía Sacombank. Gần đây trung tâm thẻ của Sacombank đã tuyển dụng rất nhiều cộng tác viên để phát triển thị phần thẻ, động thái này thể hiện tham vọng gia tăng thị phần của NH.

Tận dụng lượng khách hàng sẵn có của các đối tác là các nhà bán lẻ:Sacombank hiện nay đang có mối liên hệ với các công ty bán lẻ ParkSon, Citymart, Vinamilk, Viễn Thông A và phát hành các sản phẩm đồng thương hiệu cho mạng lưới khách hàng của các công ty bán lẻ này: thẻ quà tặng Parkson Gift. Thẻ quà tặng CityMart, thẻ trả trước Sacombank- Vinamilk. Hình thức này là một trong những trọng tâm của Sacombank và sẽ được Sacombank triển khai mạnh hơn trong tương lai.

Những cách tiếp thức tiếp cận thị trường này có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí, giảm thiểu công việc giấy tờ, giảm thiểu số lượng thẻ đăng kí ảo. Tuy nhiên có nhược điểm là không tiếp cận được số đông khách hàng, công chúng không biết nhiều đến sản phẩm thẻ của Sacombank.

Hiện nay tại Sacombank ngoại trừ thẻ VisaPlatinium, Visa Infinite sử dụng công nghệ thẻ chip còn lại tất cả các của Sacombank đều sử dụng công nghệ thẻ từ. Trong khi trên thị trường các NH khác đã triển khai thẻ chíp rộng rãi cho danh mục sản phẩm của họ, trong đó hầu hết các loai thẻ quốc tế của các NH dẫn đầu thị trường về thị phần đều sử dụng công nghệ thẻ chip.

Việc sử dụng công nghệ thẻ từ có ưu điểm là Sacombank sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí phát hành thẻ. Trước mắt công nghệ thẻ từ vẫn đảm bảo được cho việc sử của khách hàng và quản lý của NH. Tuy nhiên hiện nay tình trạng tội phạm về thẻ ngày càng tăng việc sử dụng thẻ từ sẽ không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Hơn nữa thẻ chip còn có rất nhiều tiện ích khi sử dụng và là xu hướng phát triển của thế giới. Vì vậy Sacombank cần có lộ trình thay thế thẻ băng từ bằng thẻ chip cho phù hợp để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khác hàng.

2.2.5.3.Bán chéo sản phẩm:

Giống như các NH khác, khi cung cấp sản phẩm thẻ 1 trong những mục tiêu của Sacombank là tiếp cận khách hàng để cung cấp thêm các dịch vụ về tài chính cho các KH. Sacombank rất quan tâm đến việc bán chéo sản phẩm thông qua nghiệp vụ kinh doanh thẻ.

Minh chứng cụ thể cho mục tiêu này là sản phẩm “tiết kiệm tương lai” nhằm vào các KH được trả lương qua thẻ của Sacombank, sản phẩm này là một hình thức tiết kiệm có kỳ hạn mà các KH sử dụng thẻ sẽ được tiếp thị khi sử dụng thẻ của Sacombank, cụ thể sản phẩm này là:

+ Tự động trích tiền hàng tháng từ tài khoản tiền gửi thanh toán ( TK TGTT) chuyển vào tài khoản tiền gửi Tương lai ( TK TGTL).

+ Tự động chuyển toàn bộ vốn và lãi của TK TGTL vào TK TGTT khi kết thúc kỳ hạn gửi.

+ TK TGTL không bị tất toán trước hạn, không bị phạt lãi ... khi đến kỳ trích tiền mà TK TGTT không có hoặc không đủ tiền.

+ Hàng tháng có tin nhắn nhắc đến hạn nộp tiền.

+ Được tặng bảo hiểm, số tiền bảo hiểm lên tới 800.000.000 đ/KH.

Với số lượng khách hàng ngày càng gia tăng, thị phần ngày càng cao, Sacombank chắc chắn sẽ dễ dàng tiếp cận được thêm với nhiều khách hàng trước đây chưa có quan hệ với NH. Như vậy sản phẩm thẻ sẽ hỗ trợ được nhiều cho việc kinh doanh chung của NH thông qua hoạt động bán chéo sản phẩm.

2.2.6. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh thẻ của Sacombank: 2.2.6.1. Những thành quả đạt được:

Tốc độ phát hành thẻ nhanh, cao hơn nhiều so với tốc độ trung bình của thị trường, nhờ đó thi phần ngày càng được cải thiện.

Danh mục sản phẩm đầy đủ tất cả các loại thẻ, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng sử dụng thẻ. Đặc biệt là 1 trong 2 ngân hàng duy nhất cung cấp thẻ tín dụng nội địa trên thị trường.

Tỷ lệ máy ATM,POS/ thẻ phát hành ở mức cao. Mạng lưới máy chấp nhận thẻ ngày càng gia tăng và mở rộng. Chất lượng hoạt động của hệ thống máy tốt do được bảo trì, bảo dưỡng, nạp quỹ thường xuyên.

Thị phần doanh số thanh toán cao hơn rất nhiều thị phần thẻ phát hành. Dẫn đầu trong doanh số thanh toán các loại thẻ ghi nợ quốc tế, tín dụng nội địa, trả trước.

Hạ tầng công nghệ tốt, đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng, đồng thời vẫn đang được đầu tư nâng cấp.

Doanh thu của hoạt động thẻ đóng góp vào doanh thu hoạt động dịch vụ ngày càng cao, doanh thu tăng trưởng mạnh trong năm 2012 trong khi chi phí không tăng nhiều dẫn đến lợi nhuận thu được khá cao.

Công tác Marketing hiện tại tốn ít chi phí nhưng kết quả đạt được khá tốt. Có nhiều ưu đãi riêng cho khách hàng dùng thẻ, đặc biệt là thẻ ghi nợ quốc tế và khách hàng có thu nhập cao.

Là ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ thương hiệu UnionPay và phát hành thẻ dành cho đối tượng khách hàng cao cấp Sacombank VisaPlatinium,Sacombank Visa Infinite.

2.2.6.2.Những tồn tại, hạn chế:

Thị phần thẻ phát hành còn thấp, nhất là thẻ ghi nợ nội địa, trong khi thẻ này là thẻ có tiềm năng phát hành và thanh toán lớn nhất.

Mới chỉ cung cấp 3 thương hiệu thẻ là Visa, Mastercard và UnionPay trong đó tập trung chủ yếu vào Visa. UnionPay là một thương hiệu kém phổ biến trên thế giới.

Mạng lưới ATM và POS tuy được tập trung đầu tư nhưng hiện nay vẫn còn rất ít so với các NH dẫn đầu thị trường. Phân bố không đồng đều: tập trung ở khu vực Miền Nam, các thành thị lớn, thưa thớt ở miền Bắc, miền Trung và các nông thôn.

Doanh số tuy rất cao nếu tính trên số thẻ phát hành ra nhưng tổng doanh số vẫn chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ doanh số toàn thi trường (4,77%).

Biểu phí sử dụng thẻ hiện quá cao so với đối thủ cạnh tranh.

Doanh thu từ hoạt động thẻ mới chỉ bằng một phần rất nhỏ doanh thu từ hoạt động tín dụng (0,72%).

Công tác Marketing chưa tiếp cận được với số đông khách hàng, chưa quảng bá được hình ảnh sản phẩm thẻ Sacombank rộng rãi ra thị trường.

Tiện ích, ưu đãi cho khách hàng chủ yếu vẫn tập trung cho đối tượng khách hàng cao cấp, đối tượng khác hàng bình dân chủ yếu sử dụng thẻ ghi nợ nội địa chưa được quan tâm đúng mức, trong khi đó đối tượng khách hàng bình dân mới là trọng tâm phát triển trong tương lai của sản phẩm thẻ NH.

Công nghệ thẻ vẫn sử dụng công nghệ băng từ là chủ yếu. Công nghệ này có tính bảo mật thấp và kém tiện ích, trong tình hình hiện nay tội phạm về thẻ ngày càng gia tăng ở Việt Nam.

2.2.6.3.Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại và hạn chế nêu trên:

Nguyên nhân khách quan:

Yếu tố khó khăn nhất trong việc mở rộng phát hành và thanh toán thẻ của NHTM nói chung và Sacombank nói riêng là tâm lý ưu chuộng và thói quen sử dụng tiền mặt trong các giao dịch hàng ngày của người dân nên việc sử dụng các phương tiện TTKDTM, trong đó có thẻ, nhìn chung còn rất hạn chế.

Các đơn vị kinh doanh không muốn phải trả phí cho NH, đồng thời phải công khai doanh thu và hạn chế trong nhận thức về lợi ích của việc thanh toán thẻ nên chưa có nhiều đơn vị kinh doanh chấp nhận thanh toán thẻ. Ngay cả với một số ĐVCNT, dù đã ký hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ với NH nhưng vẫn tìm nhiều cách hạn chế giao dịch bằng thẻ của KH như để máy POS vào nơi khuất, gợi ý và ưu tiên cho KH trả tiền mặt.

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng trong phát hành và thanh toán thẻ tạo nhiều áp lực cho Sacombank trong việc nâng cao thị phần thẻ trên thị trường. Điều này ngày càng khó khăn hơn khi ngày càng có nhiều NH nước ngoài với tiềm lực lớn về mọi mặt tham gia thị trường thẻ, không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng tiện ích cho sản phẩm, đem lại cho KH nhiều sự lựa chọn với nhiều chính sách cạnh tranh linh hoạt, mềm dẻo và dài hạn.

Chậm chân trong việc tiếp cận thị trường thẻ, khi mà thẻ ghi nợ nội địa đã bị một số ngân hàng chiếm phần lớn thị phần.

Chính sách tập trung vào các loại thẻ mới, cao cấp, còn nhiều khoảng trống của Sacombank.

Ngân hàng còn thiếu các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức thẻ quốc tế. Mạng lưới điểm giao dịch tuy lớn nhưng chưa phủ khắp toàn quốc và phân bố không đồng đều, từ đó dẫn đến việc hệ thống ATM và POS cũng không lớn và phân bố thiếu hài hòa.

Sacombank muốn tiết kiệm chi phí trong hoạt động in ấn thẻ và Marketing để nâng cao lợi nhuận.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TẠI

NHTMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA

SACOMBANK:

Chiến lược nguồn nhân lực:

Hiện Sacombank có đội ngũ nhân sự là hơn 10.000 CBNV đang làm việc tại 48 tỉnh/ thành trên cả nước Việt Nam cũng như tại 2 nước Lào và Campuchia. Ttong mỗi thời kỳ hoạt động, Sacombank luôn coi nguồn nhân lực là một trong những giá trị cốt lõi và là tài sản quý giá của NH. Do đó, chiến lược nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020 của NH được xây dựng và thực thi với mục tiêu củng cố chất lượng đội ngũ nhân sự hiện hữu, thu hút nguồn nhân tài tiềm năng bằng các chính sách tuyển dụng chuyên nghiệp và có chọn lọc, đào tạo có nền tảng và theo từng vị trí/ chức danh, phân công/phân nhiệm phù hợp theo năng lực và chuyên môn, đồng thời, chính sách quản trị nguồn nhân lực của NH trong giai đoạn này còn hướng mục tiêu xây dựng lực lượng lãnh đạo nòng cốt để thực hiện sứ mệnh truyền ngọn lửa cảm hứng/ nhiệt huyết đến đội ngũ nhân viên và khơi gợi tinh thần đoàn kết/ cống hiến trong mỗi cá nhân. Từ đó, biến nguồn nhân lực trở thành một ưu thế cạnh tranh trong giai đoạn phát triển mới: giai đoạn của trí tuệ và sáng tạo.

Chiến lược công nghệ:

Tiếp tục trong bốn nhóm chiến lược trọng yếu nhất của Sacombank trong thời kỳ này. Dựa trên nền tảng công nghệ ngân hàng lõi (corebanking) tiên tiến trên thế

giới dã được đầu tư từ giai đoạn trước, từ năm 2011 NH tiếp tục nâng cấp hệ thống công nghệ ngân hàng lên phiên bản hiện đại nhất nhằm (1) Tăng năng suất làm việc của nhân viên tác nghiệp và đa dạng SPDV hiện đại như các ngân hàng quốc tế; (2) Nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực quản lý của NH.

Chiến lược tài chính của Sacombank giai đoạn 2011-2020 sẽ đảm nhiệm vai trò là “đòn bẩy” vững mạnh cho mọi hoạt động tăng trưởng kinh doanh, phát huy mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng năng suất lao động... xứng tầm là một NH của khu vực. Theo đó, danh mục Tài sản Nợ- Tài sản Có của NH sẽ được cơ cấu một cách hợp lý để đẩy mạnh tăng trưởng lợi nhuận; gia tăng tổng tài sản và nguồn vốn huy động bằng cách tìm kiếm các nguồn vốn có kỳ hạn dài và giá thành hợp lý thông qua các hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ở các thị trường trong nước và quốc tế; nâng cao chất lượng sử dụng vốn qua việc tập trung vốn cho các mảng kinh doanh lõi; sử dụng chi phí hợp lý và phân bổ nguồn lực phù hợp cho các mảng hoạt động hiệu quả cao.

Chiến lược mạng lưới:

Được thực thi nhằm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2020, Sacombank sẽ có khoảng 600 điểm giao dịch phủ kín toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, cũng như tại các tỉnh / thành trọng điểm của hai nước láng giềng Lào và Campuchia. Đồng thời, tại Malaysia, Singapore, Mỹ, Úc, Châu Âu và một số nước khác trong khu vực ASEAN cũng sẽ có sự hiện diện Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện của Sacombank. Theo đó, các giải pháp của Sacombank sẽ tập trung củng cố hệ thống mạng lưới hiện hữu và phát triển mở rộng các điểm giao dịch đến các địa bàn tiềm năng, để tăng cường hoạt động kinh doanh, nâng cao lợi thế cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh phị phần và mở rộng thị trường.

Rủi ro của mọi rủi ro chính là yếu tố con người, Công nghệ là thành quả của trí tuệ và sự sáng tạo, Tài chính vững mạnh là đòn bẩy vững chắc của mọi sự tăng trưởng, Mạng lưới là công cụ hữu hiệu để mở rộng thị trường và gia tăng thị phần...

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại nhtm cp sài gòn thương tín – sacombank (Trang 51 - 75)