Loại thẻ
2010 2011 2012
Tổng số thẻ 1,9% 2,08% 2,17% Thẻ ghi nợ nội địa 1,22% 1,36 1,4% Thẻ ghi nợ quốc tế 8,5% 12,21% 13,26%
Thẻ tín dụng 4,5% 5,8% 7,14% Thẻ trả trước 7,4% 8,4% 10,4%
Nguồn: báo cáo hiệp hội thẻ ngân hàng Việt Nam.
Thị phần về tổng số thẻ tuy có được cải thiện qua các năm nhưng không đáng kể, lý do là vì khoảng cách quá lớn với các đối thủ cạnh tranh khác. Hiện nay toàn thị trường thẻ có hơn 50 ngân hàng tham gia, thị phần tất cả các loại thẻ của Sacombank chỉ ở mức 2,6%- mức trung bình toàn ngành.
Thẻ ghi nợ nội địa của Sacombank tuy cũng có tốc độ tăng ấn tượng, cao hơn toàn ngành, thị phần cũng được nâng cao dần qua các năm nhưng hiện chỉ chiếm 1,46% thị phần, thấp hơn thị phần tổng số thẻ. Điều này chứng tỏ Sacombank có sức cạnh tranh yếu đối với thẻ ghi nợ nội địa. Nguyên nhân là do chậm chân trong việc tiếp cận thị trường, thiếu những mối liên kết- liên hệ với các tổ chức cá nhân, thiếu những ưu đãi trong việc phát hành thẻ (Sacombank bắt đầu cung cấp thẻ ghi nợ nội địa từ năm 2002, trong khi nhiều ngân hàng khác đã bắt đầu từ trước năm 2000. Thị trường thẻ ghi nợ nội địa hiện đã bị chiếm lĩnh bởi các ngân hàng khác. Nhóm 6 ngân hàng Agribank, Viettinbank, Vietcombank, DongAbank, BIDV và ACB đã chiếm hơn 90% thị phần. Với lợi thế về chất lượng, mạng lưới, trong tương lai thị phần thẻ nội địa của Sacombank sẽ được cải thiện nhưng không đáng kể. Tuy thị trường còn nhiều tiềm năng nhưng việc các NH khác chiếm ưu thế quá lớn trên thị trường thẻ ghi nợ nội địa sẽ ngăn cản khả năng gia tăng vị thế của Sacombank tại đây.
Chiến lược của Sacombank là duy trì sự hiện diện của mình tại thị trường thẻ ghi nợ nội địa vì đây vẫn là thị trường chủ đạo, tuy nhiên không đặt trọng tâm phát triển vào loại thẻ này mà dồn nguồn lực để phát triển các loại thẻ khác mới hơn, chưa bị chiếm lĩnh bởi các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược này được thể hiện rất rõ qua số liệu của các loại thẻ còn lại.
Thẻ ghi nợ quốc tế do Sacombank phát hành có tốc độ tăng trưởng rất cao và thị phần tăng đều qua các năm. Hiện nay chỉ với 2,6% thị phần toàn thị trường nhưng Sacombank chiếm tới 13,26% thị phần thẻ ghi nợ quốc tế. Đây là thị phần tương đối cao chỉ đứng sau NH Vietcombank (42%), điều này thể hiện chiến lược của ngân hàng đã có hiệu quả rõ rệt. Tuy hiện nay Sacombank mới chỉ cung cấp 2 thương hiệu thẻ ghi nợ quốc tế của Visa và UnionPay nhưng Sacombank đã là NH chiếm thị phần lớn thứ 2, trong tương lai khi cung cấp thêm các thương hiệu thẻ
khác chắc chắn khả năng cạnh tranh của Sacombank sẽ còn tăng cao. Đặc biệt tốc độ tăng thẻ ghi nợ quốc tế của Sacombank cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của toàn thị trường, giữ vững tốc độ này vị thế của Sacombank sẽ ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên để có thể vươn lên dẫn đầu thị trường đòi hỏi phải bổ sung thêm danh mục thẻ ghi nợ cho phù hợp nhu cầu của thị trường. Việc thẻ ghi nợ quốc tế của Sacombank có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường là do được đầu tư phát triển mạnh, uy tín lâu năm, tiện lợi, chất lượng dịch vụ tốt.
Thẻ tín dụng và thẻ trả trước cũng có thị phần khá lớn trên thị trường, đặc biệt 2 loại thẻ này có tốc độ tăng trưởng rất cao, hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng của toàn ngành. Đây cũng là 2 loại thẻ được Sacombank đầu tư phát triển và đã thu được những thành quả bước đầu. Với tiềm lực như hiện nay, chắc chắn Sacombank sẽ còn nâng cao vị thế của mình hơn nữa trên thị trường 2 loại thẻ này, và trong tương lai không xa có thể trở thành một trong những nhà cung cấp hàng đầu. Có được thành tựu này nguyên nhân khách quan là do 2 loại thẻ này còn mới, các đối thủ cạnh tranh chưa chiếm lĩnh được thị phần vượt trội, nguyên nhân chủ quan là do Sacombank tập trung nguồn lực đầu tư, uy tín lâu năm, sản phẩm tiện lợi, chất lượng dịch vụ tốt.
Bảng 5 : Cơ cấu thẻ được phát hành của Sacombank và toàn ngành.