Định hƣớng phát triển hoạt động của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đông Hà Nộ (Trang 84)

Hầu hết các NHTM Việt Nam hiện nay đều có định hƣớng hoạt động khá giống nhau là kinh doanh đa năng, đa lĩnh vực, phục vụ đa dạng các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Đây cũng là xu hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh của hầu hết các tổ chức tài chính, NHTM trên thế giới.

Định hƣớng phát triển kinh doanh trong hoạt động tín dụng là một phần của định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh chung của toàn Ngân hàng. Định hƣớng hoạt động tín dụng đƣợc ban hành trong từng giai đoạn trên cơ sở chiến lƣợc kinh doanh chung của Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội và đƣợc thể hiện bằng các mục tiêu cụ thể cho phù hợp với tình hình thị trƣờng và tình hình hoạt động thực tế của Chi nhánh:

- Cơ cấu lại khách hàng, phân nhóm khách hàng để xác định rõ năng lực của từng nhóm để chủ động phòng ngừa trƣớc diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và trong nƣớc tác động đến khách hàng và ngân hàng.

- Nâng cao chất lƣợng hoạt động đối với tất cả các nghiệp vụ để phục vụ tốt nhất các đối tƣợng khách hàng, đảm bảo an toàn và kinh doanh hiệu quả.

- Kiểm soát tỷ lệ nợ xấu đang ở mức cao của Chi nhánh thông qua việc tích cực thực hiện các biện pháp đòi nợ, xử lý tài sản, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh xuống dƣới 5%.

- Đối với các hoạt động dịch vụ đang hoạt động có hiệu quả nhƣ: Thanh toán quốc tế, thẻ tín dụng, ATM, thiết bị chấp nhận thẻ POS: Tiếp tục

77

đẩy mạnh và phát triển các hoạt động dịch vụ cả dịch vụ gắn với tín dụng và dịch vụ phi tín dụng, dịch vụ bán lẻ, chú trọng chất lƣợng dịch vụ - phục vụ. Tích cực quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ tới mọi đối tƣợng khách hàng cả dân cƣ và doanh nghiệp; chú trọng phân loại khách hàng để có chính sách tiếp cận phù hợp với từng nhóm khách hàng cụ thể.

- Thực hiện các chƣơng trình, biện pháp nhằm thu hút và ổn định nguồn vốn của Chi nhánh. Xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý, giảm chi phí huy động vốn, tìm kiếm những nguồn vốn ổn định chi phí thấp; đảm bảo mức chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào của chi nhánh. Chủ động cân đối nguồn vốn, tính toán lãi suất hợp lý để nâng cao thu nhập từ vốn.

- Củng cố và phát triển mạng lƣới hoạt động, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng giao dịch của chi nhánh. Đồng thời, nâng cao vị thế và uy tín của Ngân hàng No Đông Hà Nội trên địa bàn; tạo niềm tin đối với khách hàng để từng bƣớc tăng thị phần hoạt động đối với tất cả các nghiệp vụ.

- Chủ động tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát ở tất cả các mảng nghiệp vụ để giảm thiểu tối đa các sai sót và ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.

3.1.2 Giải pháp tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội

3.1.2.1 Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh có trọng tâm, phù hợp với đặc thù kinh doanh của chi nhánh

Qua phân tích về tình hình lợi nhuận trong các năm qua có thể thấy lợi nhuận cuối cung của chi nhánh phụ thuộc phần lớn vào hiệu quả của hoạt động tín dụng, chi phí trích lập dự phòng tín dụng và quản lý tốt chi phí hoạt động. Để có các biện pháp cụ thể với từng hoạt động trƣớc hết ban giám đốc cần đƣa ra các mục tiêu để phát triển. Trong những năm trƣớc đây việc đƣa ra

78

các mục tiêu cho kế hoạch những năm tiếp theo kinh nghiệm mà chƣa có cơ sở. Vậy để có những mục tiêu cần tổng hợp lại các kết quả của giai đoạn trƣớc, trên cơ sở đó xây dựng mô hình ƣớc lƣợng hồi quy tìm ra mối quan hệ ảnh hƣởng đến các mục tiêu đặt ra. Qua phân tích về tình hình lợi nhuận trong các năm qua có thể thấy lợi nhuận cuối cung của chi nhánh phụ thuộc phần lớn vào hiệu quả của hoạt động tín dụng, chi phí trích lập dự phòng tín dụng và quản lý tốt chi phí hoạt động.

- Ước lượng các mục tiêu về tín dụng

Với hoạt động tín dụng, việc tăng trƣởng lợi nhuận tín dụng phụ thuộc vào yếu tố, các yếu tố khách quan tác động chung đến hoạt động tài chính ngân hàng của cả hệ thống, với đặc thù kinh doanh của chi nhánh, qua phân tích trên có thể thấy phụ thuộc nhiều vào dƣ nợ bình quân và tỷ lệ thu lãi của từng thời kỳ

Thành lập từ năm 2003, chi nhánh Agribank Đông Hà Nội trải qua gần 10 năm hoạt động, do vậy mô hình lấy số biến quan sát là 9, tình hình dƣ nợ bình quân và tỷ lệ thu lãi qua các năm theo Phụ Lục 06

Kết quả đạt đƣợc cho thấy mối quan hệ giữa lợi nhuận từ hoạt động tín dụng (PL) với dƣ nợ bình quân (AO )và tỷ lệ thu lãi (IR) nhƣ sau:

PL = 46,73 + 0,0255 AO + 42,6089 IR

Phƣơng trình cho thấy lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tỷ lệ thuận với dƣ nợ bình quân và tỷ lệ thu lãi: Nếu dƣ nợ bình quân tăng lên 1 tỷ thì lợi nhuận tăng lên 0,0255 tỷ; Tỷ lệ thu lãi tăng 1% thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tăng 42,6089 tỷ.

Ví dụ năm 2013, Dƣ nợ bình quân của chi nhánh là: 1500 tỷ; tỷ lệ thu lãi là 90% thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đạt gần 30 tỷ đồng.

- Ước lượng mô hình về mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế với các chỉ số về lợi nhuận hoạt động tín dụng, chi phí trích lập dự phòng và chi

79

phí hoạt động là những yếu tố ảnh hƣởng lớn đến lợi nhuận (Lợi nhuận trƣớc thuế) của chi nhánh.

Với các số liệu của 9 năm từ 2004 đến 2012 về lợi nhuận hoạt động tín dụng (PL), chi phí trích lập dự phòng (PCL) và chi phí hoạt động (OE) qua các năm, qua phân tích hồi quy ƣớc lƣợng tại phụ lục 07 cho thấy mối quan hệ giữa Lợi nhuận trƣớc thuế (EBT) và PCL, PL và OE

EBT = 22,695 + 1,0978 PL - 0.8813 PCL – 0.8771 OE

Mô hình cho thấy lợi nhuận của chi nhánh tỷ lệ thuận với lợi nhuận mang lại từ hoạt động tín dụng và tỷ lệ nghịch với chi phí trích lập dự phòng và chi phí hoạt động. Nếu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tăng lên 1 tỷ thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (Lợi nhuận trƣớc thuế) tăng lên 1,0978 tỷ; Chi phí trích lập dự phòng và chi phí hoạt động giảm 1 tỷ , nhuận từ hoạt động kinh doanh (Lợi nhuận trƣớc thuế) tăng lên lần lƣợt là 0.8813 tỷ và 0.8771 tỷ.

Ví dụ: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đạt đƣợc là 30 tỷ; PL = 15 tỷ; OE = 40 tỷ thì lợi nhuận trƣớc thuế EBT của ngân hàng là: 7,33 tỷ đồng.

Từ những mục tiêu đạt ra đó ban lãnh đạo đƣa ra các biện pháp và chƣơng trình thực hiện cho từng hoạt động cụ thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hạn chế của mô hình: Do chi nhánh mới thành lập từ năm 2003, số liệu thu thập đƣợc mới chỉ dừng lại ở 9 năm tƣơng đƣơng với 9 mẫu, do vậy số mẫu chọn ra trong mô hình còn nhỏ chƣa phản ánh hết đƣợc xu hƣớng và đặc thù hoạt động để đƣa ra những dự đoán chính xác. Mô hình trên mang tính chất gợi ý về phƣơng pháp hoạch định và xây dựng kế hoạch kinh doanh, tránh tình trạng xây dựng kế hoạch một cách thụ động theo kinh nghiệm nhƣ các năm trƣớc đây.

3.1.2.2 Nhóm giải pháp đối với hoạt động tín dụng

Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội với hoạt động kinh doanh chủ yếu là hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng đóng góp lợi nhuận hàng năm

80

cho chi nhánh từ 95 – 97%. Do vậy các giải pháp đối với hoạt động tín dụng là giải pháp trọng tâm và có tính quyết định tới lợi nhuận cũng nhƣ sự tồn tại của chi nhánh trƣớc nguy cơ sáp nhập. Với nhóm giải pháp cho hoạt động tín dụng cần tập trung vào các nhiệm vụ sau:

Tăng trƣởng dƣ nợ phù hợp với mục tiêu đặt ra

Qua phân tích tình hình tín dụng thực tế tại chi nhánh những khách hàng mang lại hiệu quả có nợ xấu thấp chủ yếu là các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và các khách hàng cá nhân đặc biệt là đối tƣợng cán bộ, công nhân viên tại cơ quan nhà nƣớc, cán bộ ngân hàng, cán bộ công nhân viên tại các tập đoàn, công ty có uy tín. Tại chi nhánh, số lƣợng và dƣ nợ của đối tƣợng này thấp. Từ những nhận định về thị trƣờng trong thời gian tới, đối tƣợng này sẽ là đối tƣợng tiềm năng cần hƣớng tới.

- Duy trì và xem xét mở rộng với nhóm khách hàng đƣợc đánh giá có hoạt động kinh doanh ổn định, có quan hệ tín dụng tốt và có nhu cầu vốn để đầu tƣ: Bên cạnh việc bám, sát hoạt động kinh doanh của khách hàng, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, duy trì quan hệ trên cơ sở hợp tác, phát triển cùng có lợi, chi nhánh sẽ có các chƣơng trình chăm sóc, tặng quà vào các ngày đặc biệt nhƣ: Sinh nhật, ngày lễ; Thƣờng xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ giao lƣu giữa ngân hàng và khách hàng để nắm bắt đƣợc nhu cầu và tạo mối quan hệ lâu dài. Đối tƣợng này trả gốc, lãi đầy đủ, đúng hạn với số lƣợng khoảng 35 khách hàng doanh nghiệp, 160 khách hàng hộ gia đình, cá nhân.

- Tăng trƣởng với nhóm khách hàng đang có phƣơng án, dự án thực hiện dở dang có khả thi trong thời gian tới để có nguồn vốn tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Xem xét cho vay bổ sung đối với một số khách hàng đang gặp khó khăn, cần nguồn vốn để khôi phục lại hoạt động

81

- Tích cực tìm kiếm các khách hàng mới bằng các chƣơng trình tiếp thị của chi nhánh cũng nhƣ giao khoán tới các cán bộ. Toàn chi nhánh có 124 cán bộ trong đó có 40 cán bộ tín dụng, bình quân mỗi cán bộ tăng trƣởng dƣ nợ khoảng 3 tỷ/năm, Nếu tính riêng với cán bộ tín dụng, mỗi Cán bộ tín dụng tăng trƣởng dƣ nợ 10 tỷ/năm. Nếu đặt mục tiêu tăng trƣởng tín dụng với dƣ nợ bình quân là 1500 tỷ, hoàn thành tốt việc thu lãi và kiểm soát đƣợc các chi phí về trích lập dự phòng và chi phí hoạt động thì việc tạo ra lợi nhuận là có khả thi.

Nâng cao chất lƣợng tín dụng, tăng tỷ lệ thu lãi nhằm giảm chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Chất lƣợng tín dụng đƣợc đo lƣờng bởi nhiều yếu tố nhƣ: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ an toàn vốn tín dụng, chi phí về tổng thể lãi suất, nghiệp vụ...Chất lƣợng tín dụng tốt phản ánh khả năng cạnh tranh của ngân hàng là cao. Vì vậy để phát triển an toàn và bền vững, ngân hàng phải coi trọng việc nâng cao chất lƣợng tín dụng bằng việc thực hiện các giải pháp sau:

- Chấp hành tốt các quy định tốt các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NH ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành và các quy định liên quan về bảo đảm tiền vay.

- Thẩm định các dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh đƣợc coi là khâu quan trọng nhất trƣớc khi quyết định cho vay hay bảo lãnh:

+ Kiểm tra tƣ cách pháp nhân ngƣời vay, mức độ tín nhiệm trong quá trình giao dịch với ngân hàng, tham khảo thông tin tín dụng của trung tâm CIC thuộc NHNN, tham khảo xếp loại định mức tín nhiệm doanh nghiệp do tổ chức độc lập có uy tín tuyên bố

82

+ Nếu khách hàng cá nhân là các hộ nghèo, hộ chính sách cần đƣợc bảo lãnh của tổ chức chính trị – xã hội theo quy định

+ Xem xét cơ sở khoa học của việc lập dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh, tổ chức đủ tƣ cách pháp nhân lập dự án đầu tƣ, thời gian lập đến khi xin vay vốn, đối chiếu với các quy định của Nhà nƣớc

+ Dự kiến năng lực sản xuất, kinh doanh, mặt hàng, dịch vụ, giá thành, thị trƣờng cung ứng vật tƣ hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm, dự kiến thu nhập, lãi và thời gian hoàn vốn...

+ Đối với các báo cáo tài chính, một căn cứ quan trọng để xem xét tình hình hoạt động, kinh doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn, theo qui định hiện hành, các Tổng công ty là phải có xác nhận của kiểm toán nhà nƣớc; các công ty có niêm yết chứng khoán có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập. Thực trạng hiện nay các báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp tƣ nhân gửi cho ngân hàng thƣờng có tính chất đối phó hơn là theo chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính, các chỉ tiêu thiếu độ tin cậy. Để thẩm định tình hình và năng lực tài chính của doanh nghiệp nên phân loại mức vốn vay của dự án mà yêu cầu có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, trƣớc hết là các công ty cổ phần; có nhƣ vậy mới tránh báo cáo tài chính thiếu trung thực.

- Những dự án vay vốn lớn, ngân hàng nên quy định thuê tổ chức tƣ vấn độc lập, có tƣ cách pháp nhân, có năng lực, uy tín để thẩm định, xác nhận trƣớc khi chấp thuận cho vay; việc này có thể tăng chi phí cho ngân hàng nhƣng bảo đảm an toàn khi ngân hàng quyết định cho vay; bởi cán bộ thẩm định của ngân hàng tuy có kinh nghiệm nhƣng chƣa toàn diện nên việc chấp thuận hoặc từ chối cho vay có thể chƣa xác định; cần quy định phân cấp quyền phán quyết cho vay đối với Hội sở, các chi nhánh nhằm phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của ngân hàng.

83

- Trong quá trình cho vay, ngân hàng cần chuyển khoản thẳng vào tài khoản của tổ chức cung ứng vật tƣ, hàng hoá, dịch vụ hoặc đơn vị thi công công trình theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết, hoá đơn bán hàng, biên bản nghiệm thu từng hạng mục công trình, không phát tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản của khách hàng vay trừ các món nhỏ nhƣ chi phí cho Ban quản lý dự án sẽ là biện pháp để sử dụng tiền vay đúng mục đích.

- Tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạng mục dự án đầu tƣ, quá trình nhập vật tƣ hàng hoá thông qua các báo cáo định kỳ của doanh nghiệp và các hoá đơn mua, bán hàng để xem xét việc cấp phát tiền vay, nếu phát hiện những sai phạm trong quá trình sử dụng vốn vay sai mục đích, cán bộ tín dụng kiến nghị thu hồi nợ trƣớc hạn, chuyển nợ quá hạn hoặc đƣa ra cơ quan pháp luật để xử lý.

Sau khi hoàn thành dự án đầu tƣ hoặc hoàn thành chu chuyển vốn vay đối với sản xuất kinh doanh theo thời hạn cho vay, cán bộ tín dụng cần bám sát diễn biến về thu nhập của ngƣời vay để đôn đốc thu nợ đúng kì hạn; nếu do nguyên nhân khách quan không hoàn trả nợ, khi ngƣời vay có đơn xin gia hạn, cán bộ tín dụng xác nhận, đề nghị giám đốc ngân hàng cho vay cho gia hạn nợ theo qui định.

- Tuỳ theo mức độ tin cậy đối với từng khách hàng mà áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay thích hợp nhƣ: phải có tài sản thế chấp, cầm cố bảo đảm tiền vay, bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay hoặc bằng tín chấp... nhƣng việc thẩm định dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh vẫn là biện pháp quan trọng nhất để cho vay vốn sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả

Một phần của tài liệu Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đông Hà Nộ (Trang 84)