trường. Có thường xuyên và tích cực kiểm tra thì mới phát hiện và ngăn chặn tinh trạng buôn lậu và gian lận thương mại. Buôn lậu và gian lận thương mại lắm phép "thần thông". Hàng lậu trên thị trường Việt Nam hiện nay từ nhiều nguồn khác nhau tuồn vào với đủ chủng loại mẫu mã. Mỗi loại hàng hoá có tới hàng trăm kiểu dáng, mẫu mã. Thực tế một số mặt hàng dán tem đã hạn chế được hàng lậu rất nhiều nhưng chúng ta khó có thể dán tem ở hàng trăm các mặt hàng khác được. Hàng lậu lan tràn dẫn đến "cung" vượt quá "cầu", lúc thì tràn vào ồ ạt làm cho giá cả giảm xuống, lúc chững lại làm cho giá cả tăng lên làm cho thị trường mất ổn định. Để khắc phục điều này thì các ngành chức năng cần kiểm tra kiểm soát thị trường thường xuyên thì mới giảm bớt đựoc đóng góp vào việc chống buôn lậu và gian lận thương mại.
II-/ GIẢI PHÁP CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI NHÌN TỪGÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP. GÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP.
Hàng lậu đang là "quốc nạn". Ở đâu người ta cũng nói đến hàng lậu như một thứ nguyên nhân của hiện tượng kinh tế: hàng sản xuất ra không bán được vì hàng lậu, hàng gian lận thương mại phá giá thị trường ứ đọng tại hàng lậu tràn lan. Mặc dù Nhà nước đã cố gắng để đẩy lùi hàng lậu nhưng khó có thể chấm dứt được nó. Vậy thì phải làm gì để mình không trở thành "cái túi đựng đồ thải" từ nước ngoài nữa?
1-/ Hàng Việt Nam cần phải tăng tính cạnh tranh.
Hiện nay, ngoài việc đổ lỗi cho hàng lậu, hàng gian lận các nhà sản xuất trong nước hầu như chưa chịu nhìn thẳng vào thực tế vì sao hàng của họ không cạnh tranh nổi với hàng lậu, hàng gian lận thương mại. Ai cũng biết hàng của một số nước không đảm bảo lắm song người tiêu dùng vẫn mua. Thực tế là cùng một mặt hàng, chất lượng tương đương nhau, nhưng giá hàng lậu lại rẻ hơn, mẫu mã đẹp hơn. Ví dụ: đường của Trung Quốc trên thị trường hiện nay khoảng 4.000đ/1kg, tong khi đường Việt Nam 5.500đ/1kg, áo phông Trung Quốc rất nhiều mẫu mã giá lại thấp hơn, hàng Việt Nam ít mẫu mã, giá lại cao hơn. "Nếu như hàng Việt Nam chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn thì giá cao chúng tôi vẫn mua" một người tiêu dùng khẳng định và khi được hỏi người tiêu dùng đều nói rằng, vấn đề họ quan tâm nhất khi mua hàng là chất lượng sau là giá cả và mẫu mã "Hàng tôi mua trước hết phải là thứ tốt, rồi phải xem nó có đáng đồng tiền bát gạo không. Thà mua thứ đắt hơn và chất lượng tốt hơn là mua rẻ mà dùng không ra gì". Vậy hàng nội muốn trụ được trên thị trường thì phải tăng tính cạnh tranh về chất lượng, đồng thời cũng phải tìm cách hạ giá thành sản phẩm
xuống. Trên thực tếm việc cạnh tranh về giá cả đối với hàng lậu hàng gian lận thương mại là "không tưởng" bởi vì lí do:
+ Một là, hàng nhập lậu, trốn được thuế nên giá re, hàng của ta sản xuất ra trong nước phải nộp thuế.
+ Hai là, nghe nói một số nước lân cận hàng tồn kho lớn, họ cần phải giải quyết.
Trong khi, ta chỉ có thể mạnh là nhân công rẻ nhưng nay đã không còn rẻ như trước nữa. Như vậy chỉ còn cách vừa phải chống hàng lậu vừa phải cạnh tranh về chất lượng với nó. Thực tế đã cho thấy người tiêu dùng chọn chất lượng làm ưu tiên hàng đầu. Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, lúc nào cũng đông khách, doanh só bán ra có doanh nghiệp lên tới tiền tỷ/ngày. Điều đó chứng minh người tiêu dùng không hề thời ơ với hàng nội, mặc dù có nhiều loại hàng giá không rẻ.
Để nâng cao tính cạnh tranh doanh nghiệp cần tích cực đầu tư nâng cao trình độ kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động để tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng hàng hoá. Xu hướng hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang làm đó là tham gia áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO. ISO là một công cụ đắc lực cho hàng Việt Nam nâng cao chất tính cạnh tranh trước hết là ở thị trường trong nước sau đó là thị trường quốc tế.
2-/ Các doanh nghiệp cần tham gia góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh.
Môi trường kinh doanh là tập hợp các điều kiện, các yếu tố tác động đế hoạt động kinh doanh, nhưng hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều có ảnh hưởng tới các yếu tố của môi trường kinh doanh ở mức độ nhiều ít. Một doanh nghiệp không thể đứng vững lâu dài trong một môi trường kinh doanh không ổn định, không thuận lợi, hơn nữa hoạt động của doanh nghiệp ngày nay đã được xem xét đánh giá dưới nhãn quan quần chúng và có ảnh hưởng đến uy tín của d. Doanh nghiệp không nên vì lợi ích cá nhân mà có những việc làm tiếp tay cho buôn lậu và gian lận thương mại như cho mượn tư cách pháp nhân, giấy phép xuất nhập khẩu và trực tiếp gian lận thương mại, gian dối trong kinh doanh. Doanh nghiệp phải góp phần tích cực vào việc hình thành môi trường kinh doanh thuận lợi mà trong đó có việc tích cực tham gia chống buôn lậu và gian lận thương mại.
III-/ GIẢI PHÁP CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯỜNG MẠI NHÌN TỪ GÓCĐỘ QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN. ĐỘ QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Không có sự tham gia tích cực của quần chúng thì nhất định không thể có những chuyển biến cách mạng trong lịch sử. Bác Hồ đã dạy: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó nghìn lần dân liệu cũng xong". Do đó để công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả thì cần có sự tham gia của quần chúng nhân dân. Nhân dân cần phải thấy hết được nghĩa vụ, quyền lợi, về tác hại nhiều mặt của buôn lậu và gian lận thương mại đối với lợi ích chung của xã hội. Nhân dân cần thấy được quyền lợi của mình trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, qua đó nâng cao ý thức làm chủ và năng lực làm chủ. Đồng thời nhân dân cũng cần phải hiểu rõ các quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nắm vững mục tiêu nhiệm vụ, biện pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại có trách nhiệm trong công việc chung của đất nước. Không nên tiếp tay cho buôn lậu và gian lận thương mại như: vận chuyển, mua hàng lậu, biết mà không báo cho cơ quan chức năng... Nhân dân phải thấy rằng xã hội có ổn định, kinh tế có phát triển thì đời sống của chính mình mới được nâng cao.
PHẦN KẾT LUẬN
Đất nước ta, trong điều kiện hiện nay đang ra sức tập trung thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước từng bước đưa đất nước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực.
Thông qua chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả, chúng ta góp phần vào việc ổn định và phát triển kinh tế, bảo vệ tốt lợi ích và chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chống buôn lậu và gian lận thương mại góp phần chống thất thuế, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách đồng thời góp phần tích luỹ vốn để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đảm bảo cho những chiến lược của Nhà nước được tiến hành thuận lợi. Chống buôn lậu và gian lận thương mại hiệu quả là yếu tố quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước phát huy nội lực làm ra được nhiều sản phẩm, cạnh tranh trong môi trường lành mạnh tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động góp phần nâng cao mức sống. Mặt khác tạo điều kiện cho các nhà sản xuất kinh doanh chân chính trong và ngoài
nước, tham gia tích cực vào hoạt động thương mại quốc tế, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.
Thực tế hiện nay công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta đang gặp phải rất nhiều khó khăn vì hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng tinh vi, phức tạp bên cạnh đó những hạn chế còn tồn tại như hệ thống luật lệ của ta còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại còn hạn chế về số lượng, chất lượng và phương tiện làm việc. Nhận thức của nhân dân về tác hại của buôn lậu và gian lận thương mại còn hạn chế. Còn có hiện tượng tiêu cực trong lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Vì vậy cuộc chiến chống buôn lậu và gian lận thương mại ngoài sự quan tâm của Đảng, Nhà nước còn rất cần sự hỗ trợ, ủng hộ của các ngành, các cấp chính quyền, các doanh nghiệp và đặc biệt là toàn xã hội cần lên án mạnh mẽ để đầy lùi con "bạch tuộc" hàng lậu, hàng gian lận thương mại. Mỗi hoạt động trực tiếp hay gián tiếp tiếp tay cho hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại là đi ngược lại với lợi ích quốc gia và sự phát triển của đất nước. Để công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại hiệu quả Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cần phải có biện pháp tích cực, phù hợp và đồng bộ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO