III-/ NHỮNG MẶT ĐÃ LÀM ĐƯỢC TRONG VIỆC CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam (Trang 27 - 31)

10. Ngày 4/11/99 Hải quan ICD (Phước Long Thành phố Hồ Chí Minh) lập biên bản vi phạm hành chính đối với công ty dịch vụ lao động hợp tác quốc tế Hà

III-/ NHỮNG MẶT ĐÃ LÀM ĐƯỢC TRONG VIỆC CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI.

thời lôi kéo, tấn công và làm sa ngã một bộ phận cán bộ trong nhiều hoạt động từ kinh doanh xuất nhập khẩu đến vận tải, tử hải quan, biên phòng đến các ngành tư pháp. Tệ buôn lậu và gian lận thương mại đã trở thành quốc nạn và cùng với tham nhũng được xác định như là một trong những nguy cơ đe doạ sự ổn định và vững mạnh của chế độ ta, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Tội phạm pháp luật gia tăng.

Hậu quả buôn lậu và gian lận thương mại đối với nền kinh tế và đối với nền văn hoá xã hội, đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước.

Một hậu quả khác cũng không kém phần nhức nhối hiện nay do buôn lậu và gian lận thương mại gây ra đó là làm cho các cơ quan quản lý Nhà nước không kiểm soát được tình hình hoạt động xuất nhập khẩu và liên doanh đầu tư với nước ngoài, công tác điều hành của các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn và hoạt động kém hiệu quả.

Tóm lại gian lận và buôn lậu thương mại đã tác động tiêu cực và gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị và quản lý Nhà nước. Tình trạng này cần được ngăn chặn và đẩy lùi.

III-/ NHỮNG MẶT ĐÃ LÀM ĐƯỢC TRONG VIỆC CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIANLẬN THƯƠNG MẠI. LẬN THƯƠNG MẠI.

Trước tình hình buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra như vậy, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để chống lại. Nhà nước đã ban hành chính sách dán tem hàng hoá để quản lý thị trường và chống hàng lậu, hàng gian lận thương mại. Theo đánh giá của các lực lượng chống buôn lậu kể từ khi dán tem, tình hình nhập lậu các mặt hàng thuộc diện phải dán tem đã giảm đáng kể. Tình hình sản xuất trong nước của một số mặt hàng đã chuyển biến tích cực. Các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại cũng đã được ngăn chặn một phần.

Đối với chính sách thuế Nhà nước cũng đã có những sửa đổi, ban hành luật thuế mới nhằm chống lại tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại. Đối với thuế XNK Nhà nước cũng đã có những điều chỉnh và đặc biệt gần đây Nhà nước đã ban hành áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) nhằm xác định xuất xứ hàng hoá chống hàng lậu.

Nhà nước cũng có nhiều chính sách khác như chính sách cho vay vốn lãi suất thấp ưu tiên nhân dân vùng biên để kích thích đầu tư sản xuất tạo ra công ăn

việc làm cho người lao động ở vùng này nhằm ngăn chặn tình trạng tiếp tay cho buôn lậu. Chính sách khuyến khích, động viên thông qua lương thưởng đối với lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Luật thương mại ra đời cũng đóng góp và có tác động rất lớn đối với việc chống buôn lậu và gian lận thương mại. Luật thương mại đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997. Nó là cơ sở pháp lý để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa góp phần đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích hợp pháp của thương nhân. Luật thương mại còn quy định rõ ràng nhiệm vụ của Nhà nước trong việc quản lý thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Điều 245-khoản 12 - luật thương mại nêu nội dung quản lý Nhà nước về thương mại là: "Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại và việc chấp hành pháp luật về thương mại; xử lý vi phạm pháp luật về thương mại; tổ chức việc đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm, buôn bán hàng giả, đầu cơ lũng đoạn thị trường, kinh doanh trái phép vazf các hành vi khác vi phạm pháp luật về thương mại".

Việc ban hành Nghị quyết số 85/CP-m ngày 11/7/1997 của Chính phủ đã đề ra một số giải pháp cấp bách về chống buôn lậu, ngày 16/7/1997 Thủ tướng Chính phủ đã có công điện só 5 đôn đốc các cấp, các ngành tổ chức thực hiện. Đồng thời Chính phủ còn ban hành chỉ thị số 853/1997/CT-TTg ngày 11/10/1997 về đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong tình hình mới đã góp phần tích cực vào cuộc chiến chống buôn lậu và gian lận thương mại. Theo đánh giá của ban chỉ đạo 853 TW và nhiều doanh nghiệp trong nước thì khi Chính phủ ban hành chỉ thị việc đấu tranh chống gian lận thương mại và buôn lậu đã thu đựơc những kết quả đáng khích lệ. Có rất nhiều vụ buôn lậu và gian lận thương mại bị bắt và xử lý. Công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt nhiều kết quả tốt, góp phần bảo hộ sản xuất trong nước và có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế đất nước. Báo cáo của các doanh nghiệp có những mặt hàng bị hàng lậu chèn ép cho thấy việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá trong nước đều đạt doanh thu cao.

Chống buôn lậu và gian lận thương mại của Hải Quan Việt Nam cũng đã đem lại kết quả lớn. Nhận rõ tính chất nghiêm trọng của gian lận thương mại lãnh đạo ngành Hải quan thời gian qua đã tập trng chỉ đạo công tác chống gian

lận thương mại bằng các biện pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với từng loại hình, từng đối tượng với mọi thủ đoạn. Tổng cục Hải Quan đã ban hành nhiều văn bản, quy chế, quy trình, nghiệp vụ, các thủ tục Hải quan, cải cách thủ tục hải quan, về tổ chức sắp xếp bộ máy làm việc ... nhằm hạn chế, khắc phục những sơ hở trong cơ chế, chính sách mà gian lận thương mại có thể khai thác lợi dụng. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, ngành đã nghiên cứu đề xuất những giải pháp góp phần thiết thực vào công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại như:

- Tổng cục Hải Quan đã tích cực cùng các Bộ ngành liên quan kiến nghị Chính phủ có biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất việc quy định thuế suất căn cứ vào mục đích sử dụng mà không căn cứ vào tính chất mặt hàng, mặt khác Hải Quan cũng cùng các ngành kiểm tra việc nhập khẩu của một số doanh nghiệp về một số mặt hàng dễ lợi dụng chính sách thuế xem có sử dụng đúng mục đích hay không.

- Ngăn chặn gian lận thương mại thông qua giá hàng hoá xuất nhập khẩu. Nhà nước đã bổ xung thêm các nhóm mặt hàng Nhà nước quản lý tính thuế và giao cho Hải quan có trách nhiệm xác định giá tính thuế với các mặt hàng khác. Đây thực chất là sự can thiệp của Nhà nước vào giá tính thuế hiện nay có 20 nhóm mặt hàng nhập khẩu trong tổng số 97 nhóm mặt hàng được Nhà nước thông qua Bộ tài chính quy định giá tối thiểu. Như vậy, việc gian lận qua giá cơ bản đã được ngăn chặn thông qua việc áp dụng bảng giá tối thiểu.

- Ngăn chặn gian lận thương mại thông qua việc cố ý khai sai số lượng trọng lượng, phân cấp hàng hoá. Để chống gian lận qua dạng này, Hải Quan đã ban hành các quy trình, quy định tỉ lệ kiểm tra đối với từng loại hàng, kể cả có trường hợp kiểm tra chi tiết 100%. Đối với phẩm cấp hàng hoá nếu khó xác định, Hải quan yêu cầu giảm định chất lượng xuất nhập khẩu của các cơ quan chức năng. Đồng thời Hải quan cùng đã tích cực đề nghị Chính phủ giao cho các cơ quan chức năng giám định hàng hoá, quy định rõ ràng các tiêu chuẩn giải quyết xử lý các trường hợp gian lận thương mại trong việc cố ý khai báo sai chủng loại và phẩm cấp hàng.

- Ngăn chặn gian lận thương mại qua việc lợi dụng làm thủ tục cho hàng xuất khẩu chuyển tiếp. Hải quan đã ban hành nhiều chỉ thị, quy chế về hàng chuyển tiếp. Trong đó quy định chặt chẽ việc kiểm tra, áp tải, quản lý của Hải quan đối với hàng chuyển tiếp, quy định tiêu chuẩn về hàng hoá, kho bãi để được đưa hàng về làm thủ tục chuyển tiếp, đồng thời tăng cường công tác tái kiểm tra, thanh tra nên đã phát hiện nhiều vụ gian lận thương mại thông qua việc

lợi dụng hàng chuyển tiếp.

- Ngăn chặn gian lận thương mại trong lĩnh vực liên doanh đầu tư. Tổng cục Hải quan quy định cho Hải Quan các địa phương khi làm thủ tục nhập khâu hàng hoá cho các đối tượng liên doanh đầu tư nước ngoài phải chú ý kiểm tra giá trị khai báo của máy móc thiết bị, phụ tùng và các phương tiện sản xuất kinh doanh và vật tư để đầu tư xây dựng cơ bản hình thành xí nghiệp hoặc để tạo tài sản cố định, để so sánh đối chiếu với giá cả thực tế trên thị trường quốc tế. Phải lập sổ theo dõi hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu của từng công trình, thanh khoản được chính xác số hàng được miễn thuế. Đồng thời Nhà nước cũng không qua các Công ty giám định kiểm toán để thẩm định lại giá trị hàng hoá được miễn thuế mà các xí nghiệp liên doanh đầu tư nước ngoài đã nhập vào Việt Nam, nên đã ngăn chặn được phần nào việc gian lận của các chủ đầu tư liên doanh trong XNK hàng hoá.

- Ngăn chặn gian lận thương mại trong lĩnh vực hàng gia công xuất khẩu cho nước ngoài. Hải quan tiến hành kiểm tra định mức tiêu hao nguyên vật liệu, có sổ theo dõi hàng nhập khẩu của từng hợp đồng gia công làm cơ sở thanh khoản hợp đồng được chính xác, không để các chủ hàng gia công nhập nguyên phụ liệu nhiều nhưng xuất thành phẩm ít, số còn lại tiêu thụ trong nội địa trốn thuế nhập khẩu.

- Ngoài ra tổng cục Hải quan còn áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp, tăng cường công tác kiểm tra, tái kiểm tra,, bổ xung điều chỉnh các quy định về nghiệp vụ Hải Quan cho phù hợp với từng giai đoạn, chấn chỉnh lề lối tác phong làm việc của cán bộ nhân viên Hải quan cơ sở, xử lý nghiêm những vụ tiêu cực, cố ý làm trái quy định, nên đã phát hiện được nhiệm vụ gian lận thương mại rất tinh vi, phức tạp. Điển hình như vụ Tân Trường Sanh- vụ buôn lậu và gian lận thương mại lớn ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế xã hội. Đây là vụ án có thủ đoan: Để thực hiện trót lọt việc đưa hàng nhập lậu vào Việt Nam qua cảng Sài Gòn, Trần Đàm chủ đường dây buôn lậu đã tổ chức đưa hối lộ cho cán bộ Hải quan có trách nhiệm kiêm hoá và chống buôn lậu của Cục Hải Quan thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh trong thời gian dài với số lượng rất lớn. Vụ án lớn và nghiêm trọng đến mức sau khi bị lôi ra ảnh sáng pháp luật thì tình hình thị trường trong nước chuyển biến ổn định rõ rệt, sản xuất kinh doanh trong nước tăng đáng kể. Vụ án Tân Trường Sanh bị lôi ra ánh sáng là kết quả rất lớn của lực lượng Hải quan trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại đồng thời làm trong sạch đội ngũ cán bộ ngành Hải quan.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam (Trang 27 - 31)