10. Ngày 4/11/99 Hải quan ICD (Phước Long Thành phố Hồ Chí Minh) lập biên bản vi phạm hành chính đối với công ty dịch vụ lao động hợp tác quốc tế Hà
VI-/ NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI TRONG VIỆC CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
mấy năm qua được thể hiện:
- Năm 1991 phát hiện và xử lý 400 0 vụ với tổng trị giá 35 tỉ đồng Việt Nam trong đó có 28 vụ khởi tố hình sự.
- Năm 1992 phát hiện và xử lý 7.207 vụ với tổng trị giá gian lận là 87 tỉ đồng. - Năm 1993 phát hiện và xử lý 7.337 vụ với tổng trị giá gian lận là là 87 tỉ đồng. Khởi tố hình sự 49 vụ.
- Năm 1994 phát hiện và xử lý 8.500 vụ với tổng trị giá là 290 tỉ đồng. Khởi tố hình sự 53 vụ.
- Năm 1995 phát hiện và xử lý 3000 vụ với tổng trị giá gian lận là 70 tỉ đông trong đó khởi tố hình sự 21 vụ.
- Năm 1996 phát hiện và xử lý 12.463 vụ với tổng trị giá gian lận là 320 tỉ đồng. Trong đó 52 vụ bị khởi tố hình sự.
- Năm 1997 phát hiện và xử lý 16.000 vụ với tổng trị giá là 530 tỉ đồng. Khởi tố hình sự 51 vụ.
- Năm 1998 phát hiện và xử lý 10.839 vụ với tổng giá trị giá 250 tỉ đồng. Khởi tố hình sự 56 vụ.
- Năm 1999 phát hiện và xử lý 19.102 vụ.
Có được kết quả trên là sự cố gắng nỗ lực của ngành Hải Quan cũng như kết quả phối hợp giữa các bộ, ngành có chức năng chống gian lận thương mại ở Việt Nam như bộ tài chính, bộ thương mại, công an, biên phòng... Việc phối kết giữa các lực lượng trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại đã khám phá, phát hiện nhiều các vụ tội phạm kinh tế có chiều sâu đạt hiệu quả cao, tạo được sự chuyển biến tích cực, có chiều sâu, đánh trúng nhiều băng ổ, đường dây buôn lậu và gian lận thương mại lớn.
VI-/ NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI TRONG VIỆC CHỐNG BUÔN LẬU VÀGIAN LẬN THƯƠNG MẠI . GIAN LẬN THƯƠNG MẠI .
Bên cạnh những thành tựu trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế đó là:
- Luật pháp của nước ta còn nhiêu kẽ hở điều này đã được chứng minh qua việc ngày càng có nhiều những vụ gian lận thương mại thông qua việc "lách luật" một cách ngoạn mục. Chính sách pháp luật còn nhiều sơ hở, không chặt
chẽ kỷ cương Pháp luật trong quản lý Nhà nước còn bị buông lỏng, việc thể chế hoá đường lối chính sách chậm chạp, Pháp luật chưa thực sự tuân theo và chấp hành nghiêm chỉnh thậm chí còn có lúc mâu thuẫn nhau nên còn để gian thương lợi dụng xử lý các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại có trường hợp còn tuỳ tiện, chủ quan do chưa có những điều luật chặt chẽ nên còn bỏ sót nhiều vụ gian lận. Đơn cử như trường hợp các văn bản pháp quy chưa có văn bản nào quy định rõ ràng đầy đủ loại hành vi gian lận thương mại mà chủ yếu mới đề cập chung chung trong tội danh buôn lậu như tại điều 97 Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hoặc cho gian lận thương mại là một loại hành vi vi phạm hành chính nên việc bắt giữ và xử lý các hành vi gian lận thương mại còn phụ thuộc vào sự vận dụng điều 97 Bộ luật hình sự và các quy định về việc xử phạt hành chính.
- Các văn bản hướng dẫn còn một số thiếu xót, chưa rõ ràng. Hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác chống buôn lậu vẫn còn chồng chéo, nhiều văn bản "trói buộc nhau" dẫn đến ngay cả lực lượng chống buôn lậu mà còn chưa "thống" hết thì làm sao vận dụng để "trị" bọn gian thương. Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại mang tính chất rất phức tạp, trong khi tội danh gian lận thương mại chưa được xác định đúng, nên trong xử lý các vụ gian lận thương mại còn có sự khập khiễng, không thốn nhất giữa cac cơ quan chức năng còn có sự xuê xoa trong khi thực hiện pháp quy hoặc có sự vận dụng tuỳ tiện trong xét xử vì ranh giới xử lý hành chính và xử lý hình sự trong cá trường hợp đối với hàng hoá thông thường vẫn chưa được xác định (trừ ma tuý, ngoại tệ, thuốc lá ngoại, kim loại mầu đã được thông tư liên ngành số 11 ngày 12/11/1990 của Toà án nhân dân tối cao Bộ tư pháp, Bộ Công an hướng dẫn). Đối với việc xử phạt hành chính, pháp lệnh và nghị định chỉ dừng lại ở việc xác định cá nhóm hành vi nên rất khi áp dụng hoặc tạo sơ hở, tiêu cực trong vận dụng để thực hiện. Các khung xử phạt quá rộng khó định lượng, nhiều quy định về mức xử phạt không tương xứng với tính chất hành vi vi phạm. Ví dụ: Nghị định 232/HĐBT trước đây quy định phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng Việt Nam đối với hành vi giả mạo giấy tờ xuất nhập khẩu không khai báo hoặc không có giấy phép; phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng đối với các hành vi cố ý khai sai loại hàng, phẩm cấp hàng, trị giá hàng xuất xứ hàng hoặc dùng các thủ đoạn khác. Nghị định 16/CP ngày 20/03/1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong vực quản lý Nhà nước về Hải Quan có tăng mức xử phạt từng hành vi, có hệ thốn và phân định thành nhiều nhóm trong 9 điều. Song thực tế thấy rằng các mức phạt vẫn còn quá nhẹ so với nhiều vụ gian lận thương mại
có giá trị trốn thuế lớn có tính chất phức tạp, hậu quả nghiêm trọng.
- Lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại chưa đủ mạnh. Trên tất của các tuyến, các cửa khẩu: biên giới đất liền, trên biển, sân bay lực lượng chống buôn lậu còn rất hạn chế, trang thiết bị phục vụ cho công tác này còn rất ít và lạc hậu. Để đối phó với hàng trăm cửu vạn thì hải quan cửa khẩu biên giới đất liền chỉ có một tổ chuyên trách gồm có 7 người làm việc trong điều kiện đơn sơ, không có điện lưới quốc gia nên không sử dụng được các phương tiện thông tin liên lạc như điện thoại, điện báo. Phương tiện nghiệp vụ còn lạc hậu, ít ỏi không đủ sức mạnh săn đuổi, phong toả các băng, tổ chức buôn bán lậu lớn. Chống buôn lậu trên biển thì không có tàu chuyên dung công suất lớn, gặp phải trường hợp tàu của gian thương lớn hơn, hiện đại hơn thì đành phải bó tay. Trên tuyến hàng không thì phương tiện kiểm tra, kiểm soát còn lại hậu khó khăn trong việc phải đối mặt với những thủ đoạn tinh vi của bọn buôn lậu. Trình độ nghiệp vụ của đội hình chống buôn lậu còn hạn chế, gian lận thương mại ngày càng tinh vi phức tạp, nhiều trường hợp người kiểm tra không đủ khả năng kiểm tra hàng hoá như về: xuất xứ, khối lượng, chủng loại hàng hoá... Mặt khác kinh phí dành cho chống buôn lậu và gian lận thương mại quá hạn hẹp, ngoài số tiền trích thưởng (30%) cho một vụ phát hiện và bắt giữ chống buôn lậu , gian lận thương mại, các lực lượng chức năng không còn nguồn kinh phí nào khác để "chi" cho những lần "ăn trực nằm chờ", "mai phục" bắt giữ bọn buôn lậu, nhưng "về tay không".
- Trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại còn tồn tại nhiều tiêu cực như:
+ Việc xử lý các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại, tiếp tay cho bọn buôn lậu chưa nghiêm, chưa đủ tác dụng răn đe, có trường hợp còn được bỏ qua. + Nhiều nơi chính quyền các xã, huyện vùng giáp biên còn buông lỏng quản lý thị trường cho nên đã tạo khe hở cho bọn buôn lậu có đất dung thân. Thậm chí chính quyền dcòn làm ngơ trước các hiện tượng cả lang biên giới làm "cửu vạn" cho bọn buôn lậu và quan niệm của một số địa phương là "vì kế sinh nhai của bà con".
+ Một cán bộ công chức trong lực lượng chống buôn lậu gian lận thương mại tiếp tay cho bọn xấu. Qua các vụ án kinh tế lớn như Tân Trường Sanh, Epco, Minh Phụng... mà mọi người đều biết. Đây là môt vấn đề nhức nhối hiện nay.
thật triệt để, thiếu liên tục, mang tính chất phong trào lúc nhát nên sau khi đợt đầu ào đi thì đâu lại vào đấy. Trong khi đó, người tiêu dùng không có ý thức về việc sử dụng những hàng buộc phải có tem, trái lại sẵn sàng mua hàng không dán tem miễn là giá rẻ hơn chút ít. Bên cạnh đó việc quản lý tem của cơ quan chức năng chưa chặt chẽ hiện tượng quay vòng tem, làm tem giả khá phổ biến làm giảm ý nghĩa của việc dán tem.
- Sự phối hợp kém chặt chẽ và hiệu quả của các lực lượng tham gia chống buôn lậu dẫn đến khó điều tra nắm bắt tình hình một cách chắc chắn để có biện pháp đánh trúng những tụ điểm buôn lậu, những đường dây buôn lậu lớn. Nhiều phát hiện ra bọn buôn lậu nhưng vì lực lượng ít, đơn lẻ nên không ngăn chặn được hoặc bị đánh tháo.
- Hạn chế nữa là công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại nhiều khi còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa thấy hết hiệu quả nghiêm trọng của nó nên trong các hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại về quan điểm giữa các cấp, các ngành và Nhà nước cũng chưa thực sự thống nhất. Chưa đặt vấn đề đấu tranh chống buôn lậu, quan điểm lấy dân làm gốc chưa được vận dụng tốt tong công tác này.
- Chất lượng hàng nội còn hạn chế khó cạnh tranh với hàng ngoại. Đồng thời chất lượng hàng nội không được kiểm tra thấu đáo, còn để lọt lưới ra thị trường nhiều loại hàng hoá chất lượng kém, thậm chí hàng giả trong nội địa sản xuất cũng không ít, do đó càng làm cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại gặp nhiều khó khăn.
CHƯƠNG III