Nhà nước cần tuyên truyền giáo dục, nâng cao giác ngộ cán bộ và nhân dân về việc chống buôn lậu và gian lận thương mại Nhà nước cần phải tuyên

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam (Trang 40 - 42)

dân về việc chống buôn lậu và gian lận thương mại. Nhà nước cần phải tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân thấy được tác hại to lớn của buôn lậu và gian lận thương mại đối với kinh tế -xã hội. Tuyên truyền giáo dục thông qua các phương

tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình. Đây cũng là một biện pháp góp phần mang lại hiệu quả trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Nâng cao giác ngộ và đấu tranh chốg lại buôn lậu và gian lận thương mại cho cán bộ và nhân dân là một việc làm cần thiết và cấp bách vì nó có vai trò trực tiếp trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu, về hoạt động hải quan qua việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh chống gian lận thương mại. Trong những năm gần đây Nhà nước ta đã từng bước đổi mới hệ thống pháp luật với tư duy pháp lý mới. Cơ sở pháp lý mới của quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu đã bắt đầu hình thành. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao giác ngộ pháp luật nhằm hình thành một cơ chế kiểm tra việc tuân theo những cơ sở pháp lý mới này. Căn cứ vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, xuất phát từ đăc điểm công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta thời gian qua và trạng thái ý thức pháp luật của cán bộ và nhân dân lao động nước ta. Công tác giác ngộ về luật thương mại, về công tác hải quan, về các quy địh liên quan đến chống buôn lậu và gian lận thương mại trong điều kiện hiện nay, cần tiến hành khắc phục tình trạng kém hiểu biết pháp luật liên quan đến hoạt động buôn bán xuất nhập khẩu, hải quan. Giáo dục tình cảm tôn trọng pháp luật, từng bước mở rộng tri thức pháp luật nâng cho cán bộ và nhân dân. Để trang bị tri thức pháp luật nâng cao giác ngộ cho cán bộ và nhân dân cần phải sử dụng tổng hợp nhiều hình thức và phương pháp khác nhau nhằm lôi cuốn nhân dân tham gia tích cực vào xây dựng, bảo vệ và áp dụng luật pháp. Thông qua việc tham gia tích cực, trực tiếp của cán bộ và nhân dân như thảo luận, góp ý của quần chúng nhân dân sẽ giúp nâng cao tính tích cực công dân trong công việc Nhà nước mà cụ thể ở đây là việc chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, nâng cao giác ngộ pháp luật cho cán bộ là một nhu cầu cấp bách vì trong giải quyết các vụ việc cụ thể phần lớn phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của người được giao quyền thay mặt cơ quan quản lý giải quyết. Hơn nữa phải giác ngộ lòng tin pháp luật cán bộ trong quá trình áp dụng pháp luật đó là tình cảm công bằng trách nhiệm, tình cảm pháp chế, không khoan nhượng với những vi phạm pháp luật và tội phạm, hình thành thói quen xử sự tích cực theo các quy định của pháp luật, không bị ngoại cảnh chi phối. Ngoài ra giáo dục cho cán bộ của các cơ quan quản lý tìm ra nguyên nhân và điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật của các nhà xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh với từng trường hợp cụ thể nhằm bịt kín những kẽ hở pháp luậ. Trong quá trình ấy phải làm cho mọi người thấy được hậu quả nghiêm trọng của buôn

lậu và gian lận thương mại đối với kinh tế, xã hội và đạo đức văn hoá, đối với đất nước cũng như đối với quyền lợi chính đáng của mọi người dân lao động.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w