Kết luận và đề nghị 1.Kết luận

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm di truyền liên quan đến tính kháng thuốc và độc lực của các chủng streptococcus suis serotype 2 phân lập từ bệnh nhân và heo tại việt nam (Trang 59 - 60)

4.1. Kết luận

Tôi đã khảo sát tính kháng kháng sinh của 97 chủng S. suis 2, kết quả cho thấy 100% chủng S. suis 2 trong nghiên cứu nhạy 8 loại kháng sinh khác nhau bao gồm vancomycin, penicillin, amoxicillin, levofloxacin, ofloxacin, ampicillin, ceftriaxone và cefepime. Do đó, các loại kháng sinh này rất hiệu quả trong việc điều trị nhiễm S. suis ở người và heo. Trong khi đó, các chủng vẫn còn nhạy với các loại kháng sinh như spectinomycin (96 chủng, 98,97%), marbofloxacin (91 chủng; 91,75%), chloramphenicol (84 chủng; 86,60%), trimethoprim-sulfamethoxazole (77 chủng; 79,38%), enrofloxacin (72 chủng; 74,23%), erythromycin (69 chủng, 71,13%) và clindamycin (62 chủng, 63,92%).

Trái lại, các chủng trong nghiên cứu gần như kháng hoàn toàn với amikacin (96 chủng, 98,97%) và tetracyclin (96 chủng, 98,97%). Ngoài ra, các chủng đa kháng thuốc (kháng từ 4 đến 8 loại kháng sinh) đều được phân lập ở cả người và heo. Các chủng S. suis đa kháng có thể truyền tính kháng sang những tác nhân gây bệnh khác ở người và heo. Do đó, việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi cần phải được quản lí chặt chẽ vì tính kháng của các chủng phân lập từ heo sẽ ảnh hưởng đến tính kháng của các chủng phân lập từ người.

Số chủng chỉ mang gen tet(O) chiếm 13,40% (13/96), mang gen tet(M)

chiếm 74,23% (72/96), mang hai gen tet(M)tet(O) chiếm 7,23% (7/96), mang ba gen tet(M), tet(O)tet(L) chiếm 4,12% (4/96). Không có bất kì chủng S. suis 2 phân lập từ heo khỏe mang đồng thời cả hai gen tet(M)tet(O).

Khoảng 57,14% chủng kháng erythromycin do gen erm(B) qui định. Mặt khác, 42,86% chủng kháng erythromycin chưa biết được cơ chế kháng.

Hầu hết các chủng S. suis 2 gây bệnh trên người và heo đều mang gen

Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Thanh Tòng (17,53%). Bên cạnh đó, tôi đã phát hiện được các biến thể mới bao gồm mrp1100, epf

399

epf 798. Đối với kiến thức của tôi, các biến thể này chưa được báo cáo trong những nghiên cứu về S. suis trước đây. Kết quả nghiên cứu về các gen độc lực cho thấy chủng phân lập từ heo bệnh có nguy cơ lây nhiễm sang người cao hơn so với chủng phân lập từ heo khỏe.

4.2. Đề nghị

Từ kết quả đạt được, một số thí nghiệm tiếp theo được đề nghị nhằm mở rộng kiến thức về Streptococcus suis serotype 2phân lập tại Việt Nam:

− Nghiên cứu sự biểu hiện salKRproVN, so sánh trình tự protein giữa các chủng mang salKRproVN và các chủng mang salKRproTQ. Đồng thời kết hợp với những thông tin lâm sàng từ bệnh nhân, chúng ta sẽ hiểu hơn về độc lực của các chủng mang

salKRproVN.

− Nghiên cứu sự biểu hiện của các biến thể mới mrp1100, epf 399 và epf 798 sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về độc tính của những chủng này so với những chủng mang gen mrp1148 và epf626.

− Nghiên cứu thêm về cơ chế kháng thuốc đối với erythromycin vì khoảng 42,86% chủng trong nghiên cứu chưa biết cơ chế kháng.

− Thực hiện phương pháp MLST (multilocus sequence typing) và PFGE (pulsed field gel electrophoresis) hay giải trình tự để hiểu sâu hơn về đặc điểm di truyền của các chủng S. suis 2 và mối tương quan giữa các chủng phân lập từ người và heo.

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm di truyền liên quan đến tính kháng thuốc và độc lực của các chủng streptococcus suis serotype 2 phân lập từ bệnh nhân và heo tại việt nam (Trang 59 - 60)