Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 59 - 60)

Thứ nhất, việc thẩm định kỹ năng lực pháp lý để quyết định khách hàng có được ký kết hợp đồng kinh tế hay không, đánh giá năng lực tài chính, xem xét uy tín của người vay. Uy tín của người vay là yếu tố quan trọng phản ánh hiệu quả của việc sử dụng tiền vay sau này. Thông thường những yếu tố năng lực, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, mối quan hệ của khách hàng với các bạn hàng và ngân hàng, đánh giá khả năng trả nợ có đầy đủ và đúng hạn không. Song những yếu tố này hầu như không đề cập trong hồ sơ xin vay, cán bộ tín dụng phải tìm hiểu thêm. Vì vậy việc đánh giá uy tín người vay là rất khó, nó là một chỉ tiêu định tính không thể đo lường được mà cũng chẳng có chuẩn mực nào cả, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có khả năng quan sát và óc phân tích tốt. Ví dụ, những thông tin thu được từ quan sát tình hình hoạt động ở văn phòng, kho bãi, chỗ làm việc của các nhân viên kế toán, văn phòng làm việc của chủ doanh nghiệp…đó là những điều đơn giản nhưng mang lại hiệu quả lớn không thể tìm thấy trong các báo cáo tài chính và nghiên cứu thị trường.

Thứ hai, khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, cán bộ tín dụng thường quan tâm đến các nguồn thu trong tương lai khi hợp đồng tín dụng chuẩn bị đến hạn thanh toán. Nguồn thu này là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng chu kỳ, cán bộ tín dụng phải nắm rõ nguồn trả nợ chính và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết trả nợ khi nguồn trả nợ chính thức có sự cố. Trong đó doanh thu là chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng của quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, doanh thu càng cao thì khả năng trả nợ càng lớn. Song khi phân tích doanh thu của đơn vị thì cán bộ tín dụng cần xem xét rõ nguyên nhân doanh thu tăng lên là do đâu và phải có sự đối chiếu doanh thu qua một số thời kỳ. Vì trong một số trường hợp doanh thu tăng lên chưa chắc do tình hình sản xuất kinh doanh tốt, ví dụ doanh thu tăng do chủ doanh nghiệp đi vay thêm ở nơi khác bù đắp vào do đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Thứ ba, một thực trạng mấy năm nay, khi có khách hàng vay vốn, hội sở chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp là nhà và đất làm căn cứ đảm bảo an toàn tiền vay. Trong

khi đó việc đánh giá tài sản thế chấp đôi khi chưa sát với giá trị thực của tài sản, chưa lường trước được sự biến động tăng giảm giá của tài sản đảm bảo, cứ cho vay bằng 70% giá trị tài sản thế chấp và coi thế là an toàn, song chỉ sau một cơn biến động của thị trường làm cho nhà và đất giảm giá, một số khách hàng không có khả năng trả nợ, ngân hàng phải phát mại tài sản để thu hồi vốn. Đối với tài sản thế chấp là bất động sản như nhà, kho tàng và có giá trị lớn sẽ rất khó bán, thủ tục lại phiền hà, trong một số trường hợp tài sản thế chấp nằm trong quy hoạch lộ giới, chưa có quyền sử dụng rõ rang. Vì vậy không nên coi tài sản thế chấp là vật quan trọng nhất để đảm bảo an toàn khoản vay, nó chỉ là cơ sở giúp ngân hàng có khả năng thu hồi nợ vay khi khách hàng không còn khả năng trả nợ. Nếu có tài sản thế chấp cầm cố thì phải định giá chính xác giá trị, khả năng phát mại, thị trường tiêu thụ để tránh những tổn thất về thời gian cũng như chi phí phát mại tài sản.

Thứ tư, hiện nay các báo cáo tài chính mà khách hàng nộp lên thường không phản ánh đúng tình trạng thực tế, vì vậy cán bộ tín dụng cần phải nắm được một số thủ thuật mà khách hàng thường sử dụng khi nộp báo cáo tài chính cho ngân hàng, ví dụ tính khấu hao tài sản cố định thấp hơn mức thực tế để nâng cao giá trị còn lại của tài sản cố dịnh lên, tăng giá hàng hoá dự trữ tồn kho, bù trừ giữa số tiền phải thu và số tiền ứng trước của người mua để dấu bớt nợ nần, ghi khống vào doanh thu các khoản mà người mua chưa chấp nhận….

Ngân hàng cần yêu cầu doanh nghiệp đưa thêm các thông tin liên quan như: nguồn cung ứng, các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm, giá cả của sản phẩm, công nghệ…

Một phần của tài liệu hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w