2.2.1.1. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn
- Bước 1: Thẩm định khả năng tài chính
Thứ nhất: Đánh giá khái quát tình hình tài chính.
- Dựa vào Bảng cân đối kế toán, cơ cấu tài sản và nguồn vốn.
Thứ hai: Phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư.
- Dựa vào hệ số nợ, hệ số tài trợ, tỷ suất tài trợ tài sản dài hạn.
- Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba: Phân tích bảng năng lực hoạt động tài sản.
- Dựa vào vòng quay khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng
tài sản cố định, hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Thứ tư: phân tích khả năng thanh toán.
- Dựa vào hệ số khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, khả
năng thanh toán ngắn hạn. Thứ năm: tỷ suất về khả năng trả nợ.
- Bước 2 : Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Bước 3 : Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay.
2.2.1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với công ty Giấy và Bao Bì Phú Giang
- Tên Khách hàng: Công ty Giấy và Bao Bì Phú Giang - Loại hình: Công ty TNHH
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất giấy và bao bì Caston - Tổng số công nhân viên: 135 người
doanh nhiều năm trong lĩnh vực sản xuất giấy và bao bì nên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nguồn mua vật liệu đầu vào cho sản xuất luôn ổn định, thị trường đầu ra có triển vọng, xuất bán sản phẩm theo các hợp đồng kinh tế đã ký với khách hàng. Bên cạnh đó còn có nhiều khó khăn: Thị trường kinh doanh giấy cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong vùng cũng có nhiều công ty sản xuất giấy ảnh hưởng không nhỏ tới công ty, thời gian gần đây có biến động về tăng giá nguyên vật liệu.
THẨM ĐỊNH KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH ĐẾN NGÀY 31/12/2011
Thứ nhất : Đánh giá khái quát tình hình tài chính : Bảng 2.5: Bảng cân đối kế toán 2009 – 2011 : (Phụ lục)
Bảng 2.6: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty Phú Giang 2009 – 2011: (Phụ lục)
Vốn lưu động thường xuyên = NVDH – TSCĐ và ĐTDH
Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011
VLĐTX Triệu đồng 8,773 4,755 5,130
(Nguồn: Bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn)
VLĐTX của công ty cả 3 năm 2009, 2010, 2011 đều lớn hơn 0 chứng tỏ công ty có một phần nguồn vốn dài hạn đầu tư cho tài sản lưu động. Điều này đem lại cho công ty một nguồn vốn tài trợ ổn định, một dấu hiệu an toàn, một quyền độc lập nhất định.
VLĐTX đã giảm mạnh vào năm 2010 và tăng nhẹ vào năm 2011 do năm 2009 công ty chú trọng vào đầu tư TSCĐ, làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh của công ty, tạo thế cạnh tranh của công ty trên thị trường ; đồng thời các khoản vay dài hạn trong hai năm 2010 và 2011 lại có xu hướng giảm dần so với năm 2009. Đây là điều cần thiết khi mà công ty vẫn đảm bảo một cơ cấu vốn rất an toàn.
Thứ hai : Phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư.
Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011
Hệ số nợ % 35.08 39.71 41.50
Hệ số tự tài trợ % 64.92 60.29 58.50
Tỷ suất tự tài trợ TSDH % 100.64 95.60 100.28
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2009-2011) - Hệ số nợ của công ty tăng dần qua các năm ( hay tỷ suất tự tài trợ giảm dần) chủ yếu do công ty tăng các khoản vay ngắn hạn và tăng các khoản nợ người bán. Hệ số nợ tăng tuy nhiên vẫn thể hiện công ty có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính
và mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty.
- Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn năm 2011 lớn hơn 100% cho biết toàn bộ tài sản dài hạn đều được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu, thể hiện khả năng tài chính vững vàng.
Qua phân tích ta thấy công ty có tình hình tài chính mạnh, làm tăng hệ số an toàn cho Ngân hàng.
Bảng 2.7 : Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Giấy và Bao Bì Phú Giang.
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
1. Doanh thu thuần 43.024 53.177 52.172
2. Giá vốn hàng bán 39.822 48.702 46.829
3. Lợi nhuận gộp 3.201 4.474 5.342
4. Chi phí bán hàng 1.919 2.712 2.585
5. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1.282 1.762 2.757
6. Tổng lợi nhuận trước thuế 1.282 1.762 2.757
7. Thuế thu nhập 246 386
8. Lợi nhuận sau thuế 1.82 1.515 2.371
(Nguồn:Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2009-2011)
Thứ ba : Phân tích năng lực hoạt động tài sản.
Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động của tài sản của công ty Giấy và Bao Bì Phú Giang :
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011
Vòng quay các khoản phải thu Vòng 0.86 0.76
Vòng quay hàng tồn kho Vòng 3.27 3.05
Hiệu suất sử dụng TSCĐ % 35,5 34,7
Hiệu suất sử dụng tổng TS % 23 21
- Vòng quay các khoản phải thu có xu hướng giảm do các khoản phải thu năm sau cao hơn năm trước làm ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng vốn lưu động của công ty, nếu kéo dài sẽ gây khó khăn cho ngân quỹ của công ty.
- Vòng quay hàng tồn kho năm 2011 là 3.05 có giảm so với năm 2010 là do hàng tồn kho tăng đó là những dự trữ cho sản xuất trong thời gian tới, nhưng nếu để
quá cao sẽ gây ứ đọng, thiếu vốn trong quá trình luân chuyển vốn.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm phản ánh sức sản xuất của tài sản cố định giảm.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản đã giảm dần do tốc độ tăng của tài sản lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu phản ánh sức sản xuất của tổng tài sản giảm. Tuy nhiên giảm với mức độ nhỏ.
Thứ tư : Phân tích khả năng thanh toán :
Nhóm hệ số phản ánh khả năng thanh toán:
Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011
Hệ số khả năng TT ngắn hạn lần 1.77 1.27 1.24
Hệ số khả năng TT nhanh lần 1.34 1.09 0.99
Hệ số khả năng TT hiện hành lần 0.12 0.13 0.16
- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn : mặc dù khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm qua các năm do nợ ngắn hạn tăng nhanh, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn, phải thanh toán cho người bán. Song hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cả 3 năm 2009, 2010, 2011 của công ty lần lượt là 1,77: 1,27: 1,24 đều cao hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là tất tốt.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: hệ số khả năng thanh toán nhanh tương đối có xu hướng giảm qua các năm mặc dù lượng tiền mặt, các khoản phải thu và đầu tư tài chính có tăng nhưng tốc độ tăng của hàng tồn kho và nợ ngắn hạn lại nhanh hơn. Tuy nhiên hệ số này ở thời điểm 31/12/2011 là 0,99 (~ 1) vẫn có thể chấp nhận được.
- Hệ số thanh toán hiện hành : hệ số thanh toán hiện hành của công ty không đạt chuẩn (phải ~0,5) vì hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng quá lớn trong khoản mục tài sản lưu động. Điều này đòi hỏi công ty phải có phương án để cải thiện tình hình, đảm bảo chỉ số thanh toán hiện hành đạt mức yêu cầu tối thiểu.
Thứ năm : Tỷ suất về khả năng trả nợ :
Tại thời điểm 31/12/2010 :
Giá vốn hàng bán + Khấu hao + EBIT
Tỷ số khả năng trả nợ = ---
Chi phí lãi vay + Nợ gốc
48.702+ 5.716 + 1.515 – 2.712 = --- 4.234 + 23.525
= 1,9
Tại thời điểm 31/12/2011 :
Tỷ suất về khả năng trả nợ = 1,7
Hệ số này phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Hệ số có xu hướng giảm phản ánh khả năng trả được nợ vay của doanh nghiệp không đảm bảo.Thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa thực sự cao. Doanh nghiệp phải có kế hoạch để sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn.
Nhận xét đánh giá chung :
Tổng nguồn vốn kinh doanh đến 31/12/2011 là 63.117trđ tăng so với 31/12/2010 là 2.328trđ. Trong đó nguồn vốn chủ sở hữu đến 31/12/2011 là 36.926.502.152đ, tăng so với 31/12/2007 là 308trđ.
Về chỉ tiêu nợ phải trả : đến 31/12/2011 là 26trđ, tăng so với 31/12/2010 là 2.071trđ, mà số nợ phải trả cho khách hàng tăng là cơ bản tăng 1.037trđ
Qua đó cho ta thấy tổng nguồn vốn tăng chủ yếu là do nợ phải trả tăng, mà chủ yếu lại là tăng do chiếm dụng được vốn của khách hàng chứ không phải tăng do nguồn vốn chủ sở hữu hay do một nguyên nhân nào khác.
Năm 2010 nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm tỷ trọng là 60,29% trong tổng nguồn vốn. Đến 31/12/2011 nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 58,5% so với tổng nguồn vốn.Việc tăng nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là do công ty đã chiếm dụng được vốn của khách hàng. Điều này cho thấy công ty đã tích cực chiếm dụng vốn hợp lý của khách hàng, như vậy là rất tốt, vì có lợi cho SXKD, một mặt hạn chế việc phải đi vay vốn, từ đó giảm bớt việc phải trả lãi tiền vay, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó vốn lưu động phục vụ SXKD đến 31/12/2011 tăng 3.862trđ so với 31/12/2010 đây là biểu hiện tốt, bởi lẽ công ty đã chú trọng việc tăng nguồn vốn lưu động phục vụ cho SXKD.
* Về các hệ số tự tài trợ :
- Tỷ suất nợ phải trả /vốn chủ sở hữu : tại thời điểm 31/12/2010 là 65,87% còn đến 31/12/2011 là 70,93%. Như vậy cho thấy số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu đã tăng 5,06% trong khi tổng nguồn vốn kinh doanh tăng có 3,92%.
- Tỷ suất Vay dài hạn/TSCĐ thuần : trong khi giá trị TSCĐ giảm (31/12/2011 so với 31/12/2010 = 96%), thì số nợ vay dài hạn của công ty cũng giảm (31/12/2010 = 78% so với 31/12/2010). Như vậy tốc độ giảm nợ vay dài hạn nhanh hơn giảm TSCĐ
là 18%, điều này cho ta thấy việc SXKD của công ty là có hiệu quả thì mới có tích luỹ để trả nợ vay dài hạn được.
- Tỷ suất tự tài trợ : tại thời điểm 31/12/2010 hệ số tự tài trợ của công ty là 60%. Đến thời điểm 31/12/2011 hệ số tự tài trợ của công ty là 59%. So với 31/12/2010 giảm là 1%. Điều này cho ta thấy vốn góp của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của công ty chiếm tỷ lệ cao, đảm bảo cho công ty có khả năng tài chính tốt, có chiều hướng ngày càng vững vàng hơn.
THẨM ĐỊNH KẾ HOẠCH SXKD
Giấy Carap được sản xuất trên 3 dây chuyền. Theo kế hoạc trong thời gian 12 tháng tới công ty sẽ sản xuất với tổng sản lượng là 5000 tấn. Chi phí dự kiến là 4.438.200đ/tấn, giá bán dự kiến là 4.690.000đ/tấn
Giấy Duplex được sản xuất theo kế hoạch là 6.500tấn/năm. Với chi phí dự kiến là 5.806.400đ/tấn, giá bán dự kiến là 6.130.000đ/tấn
Bao bì Caston được sản xuất trên 1 dây chuyền, theo kế hoạch sản lượng 1 năm phải đạt được là 3000 tấn. Chi phí dự kiến cho 1 tấn sản phẩm là 5.593.400đ. Giá bán dự kiến là 6.030.000đ/tấn.
Bảng 2.8: Kế hoạch sản xuất năm 2012
ĐVT: triệu đồng Giấy Carap Giấy Duplex Bao bì Caston Tổng
Tổng chi phí dự kiến 22.191 37.741 16.780 76.712
Tổng doanh thu dự kiến 23.450 39.845 18.090 81.385
Lợi nhuận trước thuế 1.259 2.103 1.309 4.672
Lợi nhuận sau thuế 906 1.514 943 3.363
THẨM ĐỊNH TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY
Giá trị QSD đất và tài sản gắn liền với đất của công ty : trị giá 14.058 trđ.
Gồm có :
*Xí nghiệp sản xuất giấy số 1 (lắp đặt dây chuyền sản xuất giấy số 2 + 3) Trị giá : 1.238trđ
- Tiền thu đất : 9,5trđ
(đã được UBND tỉnh Bắc Ninh cấp GCNQSD đất số AA 010135 ngày 16/07/2004)
- Tài sản gắn liền trên đất như nhà xưởng, nhà nồi hơi, bể seo, bể chứa, bể khuấy, sân và đường đi nội bộ, san lấp mặt bằng …. trị giá 1.228,55trđ.
* Xí nghiệp sản xuất giấy số 2 (lắp đặt dây chuyền sản xuất giấy số 4 + 5) : Trị giá : 2.170trđ
- Tiền thuê đất : 5,932trđ
- Tài sản gắn liền với đất như nhà xưởng, nhà nồi hơi, bể seo, bể chứa, bể khuấy, sân và đường đi nội bộ, nhà điều hành sản xuất, nhà hành chính, nhà kho, nhà ở của công nhân,san lắp mặt bằng….trị giá 2.164trđ
(Khu đất thuê này đã được UBND tỉnh Bắc Ninh cấp GCNQSD đất số AA 010081 ngày 16/7/2004)
* Xí nghiệp sản xuất Bao bì Caston số 1 (lắp đặt dây chuyền sản xuất số 1 + Trụ sở chính của công ty ) Trị giá : 6.065,7trđ
- Tiền thuê đất : 42,6trđ
(Khu đất thuê này đã được UBND tỉnh Bắc Ninh cấp GCNQSD đất số 001990 ngày 16/7/2004 )
- Tài sản gắn liền trên đất :
+ Nhà xưởng, nhà nồi hơi, bể seo, bể chứa, bể khuấy, sân và đường đi nội bộ, nhà điều hành sản xuất, nhà hành chính, nhà kho…trị giá 1.242,1trđ
+ Trụ sở chính của công ty, san lấp mặt bằng …. trị giá 4.781trđ
* Xí nghiệp sản xuất bao bì Caston số 2 (dây chuyền sản xuất số 2 – Khu CN Võ Cường ) Trị giá : 4.285trđ
- Tiền thuê đất 4.660 m2 : 99trđ
22/9/2003)
- Tài sản gắn liền trên đất như nhà xưởng, nhà nồi hơi, bể seo, bể chứa, bể khuấy, sân và đường đi nội bộ, nhà điều hành sản xuất, nhà hành chính, nhà kho, công trình hạ tầng khác, san lấp mặt bằng…trị giá 4.186trđ
Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải : Trị giá : 7.852trđ
Gồm có các loại tài sản như sau :
- Dây chuyền sản xuất số 2 : 1.350trđ
- Dây chuyền sản xuất số 3 : 1.200trđ
- Dây chuyền sản xuất số 4 : 1.702trđ
- Dây chuyền sản xuất số 5 : 1.700trđ
- Dây chuyền sản xuất bao bì Caston số 1 : 1.300trđ
- Hai chiếc ôtô du lịch : 500trđ
- Một chiếc ôtô vận tải nhỏ : 100trđ
Tài sản thế chấp của bên thứ ba : trị giá : 100,1trđ
Gồm có :
- Thửa đất thổ cư số 874 tại Hạ Giang, Tam Tảo, Phú Lâm, Tiên Du, Bắc Ninh . Trị giá 50,1trđ
- 60 m2 nhà ở kiên cố (2 tầng) trị giá 30trđ - 50 m2 nhà ở cấp 4, trị giá 10trđ
- 20 m2 nhà phụ xây dựng kiên cố 1 tầng, trị giá 10trđ
Tổng giá trị tài sản bảo đảm tiền vay : 21.710,8trđ
( Hai mươi mốt tỷ bẩy trăm mười triệu tám trăm nghìn đồng chẵn)
Trong đó : - Tài sản thế chấp của công ty : 21.610trđ - Tài sản thế chấp của bên thứ ba : 100,1trđ
KẾT LUẬN
Công ty Giấy và bao bì Phú Giang là công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh khá ổn định. Thể hiện ở việc công ty đã có những chính sách đầu tư vào tài sản cố định, đồng thời các khoản vay dài hạn có xu hướng giảm đây là điều cần thiết khi mà công ty vẫn đảm bảo một cơ cấu vốn an toàn.
Qua việc phân tích các chỉ tiêu cho thấy công ty cố tình hình tài chính mạnh, làm tăng hệ số an toàn cho Ngân hàng.
2.2.2. Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại NHNo&PTNT Tiên Du, Bắc Ninh
Hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn của NHNo&PTNT Tiên