0
Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH (Trang 32 -35 )

2.1. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT chi nhánh Tiên Du, Băc Ninh

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên DuTiên Du Tiên Du

Tiên Du là một huyện đồng bằng của tỉnh Bắc Ninh, nằm trên quốc lộ 1A, tiến giáp là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội. Ngoài đường quốc lộ, đường sắt 1A chạy qua còn có giao thông thuỷ là con sông Đuống bao bọc chảy qua về phía Đông Nam tạo ra một mối giao lưu kinh tế văn hóa xã hội khá phát triển. Trên địa bàn có các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là các ngành nghề truyền thống như cây cảnh, đồ gỗ, sản xuất giấy... ngày một phát triển.

NHNo & PTNT huyện Tiên Du tiền thân là Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện Tiên Sơn trực thuộc Ngân hàng Nhà Nước tỉnh Hà Bắc (cũ). Khi Chính Phủ ban hành nghị định 53/ HĐBT ngày 26 tháng 3 năm 1988. Chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước huyện Tiên Sơn được chuyển thành chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tiên Sơn (hoạt động từ tháng 7 năm 1998).

Thực hiện quyết định số 68/TTG ngày 25/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc chia tách huyện Tiên Sơn thành hai huyện là Từ Sơn và Tiên Du, tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt nam đã ra quyết định thành lập NHNo & PTNT huyện Tiên Du trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Bắc Ninh, được phép hoạt động và thực hiện các chức năng nhiệm vụ chủ yếu của một NHTM như : kinh doanh tiền tệ , tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Đến nay NHNo&PTNT Tiên Du đã trở thành một ngân hàng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng với tổng số 50 cán bộ nhân viên trong đó hơn 80% có trình độ đại học và gần 20% trình độ cao đẳng. Văn phòng giao dịch của chi nhánh được đặt tại thị trấn Lim – Tiên Du – Bắc Ninh.

Về hạch toán: chi nhánh là đơn vị hạch toán độc lập, không phụ thuộc NHNo&PTNT Bắc Ninh, chi nhánh được phép quản lý vốn tự có.

Về vốn để hoạt động: Do làm tốt công tác huy động vốn nên ngân hàng nông nghiệp Tiên Du luôn đáp ứng tốt mọi yêu cầu của hoạt động kinh doanh, giúp cho tình

hình kinh doanh của ngân hàng luôn ổn định.

Về chức năng, nhiệm vụ: chi nhánh làm đầy đủ chức năng của một ngân hàng thương mại từ huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đến cho vay vốn đối với các thành phần kinh tế.

Về nghiệp vụ huy động vốn: Mở tài khoản tiền gửi cho các doanh nghiệp, cá nhân; huy động bằng trái phiếu, kì phiếu…

Về nghiệp vụ sử dụng vốn : thực hiện đầy đủ các loại yêu cầu tín dụng ngắn, trung, dài hạn, có quỹ tiền mặt riêng để phục vụ khách hàng.

2.1.2. Mô hình tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban 2.1.2.1. Tổ chức bộ máy chi nhánh NHNo&PTNT Tiên Du

NHNo&PTNT chi nhánh Tiên Du có bộ máy tổ chức bao gồm :

Ban Giám đốc gồm:

- Một giám đốc phụ trách chung.

- Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh.

- Một phó giám đốc phụ trách kế toán – ngân quỹ. Các phòng ban:

- Phòng hành chính nhân sự gồm 2 cán bộ trong đó có một trưởng phòng - Phòng kế hoạch và kinh doanh gồm 19 cán bộ trong đó có một trưởng

phòng và một phó phòng.

- Phòng kế toán – ngân quỹ gồm 21 cán bộ trong đó có một trưởng phòng và ba phó phòng.

- Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ gồm 2 cán bộ.

Ngoài ra, chi nhánh còn quản lý các phòng giao dịch trực thuộc. Ban giám đốc còn có 3 đồng chí là giám đốc của 3 phòng giao dịch.

- Phòng giao dịch Hoàn Sơn - Phòng giao dịch Chợ Sơn - Phòng giao dịch Chợ Và.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu phòng ban tại NHNo&PTNT huyện Tiên Du

(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự, NHNo&PTNT chi nhánh Tiên Du)

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ mỗi phòng ban

Ban giám đốc

- Giám đốc: Phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo các phòng ban và các phòng giao dịch trực thuộc

- Phó giám đốc: được sự uỷ quyền hàng năm của giám đốc phụ trách các phòng ban và các phòng giao dịch trực thuộc về một số công tác.

Các phòng chức năng

- Phòng hành chính nhân sự : Nhiệm vụ của phòng hành chính là trực tiếp thực hiện công tác quản lý hành chính văn phòng theo đúng quy định; Xây dựng và triển khai các nội quy, quy chế của ngân hàng; Thực hiện các vấn đề về nhân sự như nâng bậc lương, BHXH...; tổ chức công tác bảo vệ trong ngân hàng, thực hiện công tác phục vụ, tiếp khách trong và ngoài ngành.

- Phòng kế hoạch và kinh doanh: Nhiệm vụ của phòng là tổ chức cho vay trực tiếp các doanh nghiệp, hộ sản xuất ở các xã, lập kế hoạch kinh doanh và tổng hợp báo cáo toàn Ngân hàng. Đây là đội ngũ cán bộ đại diện cho ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Và có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định đến kết quả hoạt

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

P. HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

P. KIỂM TRA KIỂM TOÁN NỘI BỘ P. KẾ HOẠCH KINH DOANH P. KẾ TOÁN NGÂN QUỸ CÁC PHÒNG GIAO DỊCH TRỰC THUỘC

động kinh doanh của toàn ngân hàng.

- Phòng kế toán – ngân quỹ: thực hiện công tác giao dịch với khách hàng theo chế độ quy định, thực hiện vai trò là tổ ngân quỹ trung tâm (cấn đối lượng thu chi tiền mặt của ngân hàng) trong việc điều hoà tiền mặt với NHNo & PTNT tỉnh và các đơn vị phụ thuộc. Thực hiện chức năng kiểm tra đối với việc chấp hành kho quỹ đối với các chi nhánh phụ thuộc.

- Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ: Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các

hoạt động của chi nhánh theo năm, quý, tháng; Tham gia nghiên cứu soạn thảo hoặc chỉnh sửa, bổ sung các quy trình, quy chế nghiệp vụ của Ngân hàng; Kiểm tra nghiệp vụ Ngân hàng trong toàn hệ thống trên cơ sở các văn bản chế độ của Ngân hàng Nhà nước và các quy trình, quy chế của Ngân hàng và chịu trách nhiệm về việc đảm bảo tính pháp lý trung thực, khách quan.

- Các phòng giao dịch: Mỗi một phòng giao dịch giống như một ngân hàng thu

nhỏ, có các bộ phận huy động vốn, có bộ phận tín dụng làm công tác cho vay, có bộ phận kế toán đảm nhận các công việc kế toán cho vay, nợ, kế toán tiết kiệm thực hiện theo chế độ kế toán báo sổ. Tuỳ theo tình hình kinh tế từng thời kỳ Giám đốc có giao mức phán quyết cho vay đối với các trưởng phòng cho phù hợp. Chi nhánh tiến hành phân công cho các phòng phụ trách cho vay đối với từng địa bàn nhất định.

Chi nhánh Tiên Du áp dụng chính sách luân chuyển cán bộ giữa các phòng ban.

Hai năm một lần Chi nhánh Tiên Du lại có sự luân chuyển cán bộ giữa các phòng ban và giữa các phòng giao dịch. Việc luân chuyển nay giúp các cán bộ trong chi nhánh hiểu rõ hết tất cả các nghiệp vụ của ngân hàng. Từ đó có thể đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc cho vay cũng như các hiểu rõ các nghiệp vụ, các quy trình huy động vốn.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH (Trang 32 -35 )

×