Về tình hình tổn thương võng mạc vùng hoàng điểm

Một phần của tài liệu kết quả phẫu thuật và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật (Trang 55 - 59)

Drusen, rối loạn sắc tố, teo BMST, bong BMST, xuất huyết, tân mạch …, tạo ra hình ảnh tổn thương lâm sàng đa dạng và phong phú của bán phần sau nhãn cầu.

- Drusen liên quan đến sự tiến triển dẫn đến ba biến chứng của AMD,thứ nhất Drusen tực tiếp liên quan đến thoái hóa võng mạc nhe, vừa và mất thị lực. Thứ hai là những tiên lượng trong sự tiến triển của AMD thể khô giai đoạn muộn (teo BMST, tế bào cảm thụ), cuối cùng drusen yếu tố quan trọng trong sự tiến triển của AMD thể khô sang thể ướt, tuy nhiên chưa có thuyết nào giải thích về sự chuyển tiếp này [*]

Nghiên cứu trên 42 mắt chúng tôi thấy, drusen gặp 35 mắt (chiếm 83,3%), trong đó drusen cứng chiếm 73,8%, drusen mền chiếm 9,5%. Kết quả trên của chúng tôi khá phù hợp với kết quả báo cáo của Dong (2009), tỷ lệ drusen là 85% [28]. Theo Jie J Wang (2005) thì tỷ lệ drusen mền của chúng tôi thấp hơn là 16,3% [38]. Sự chênh lệch này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi thấp chỉ có 4/42 trường hợp (chiếm 9,5%) AMD là thể ướt .

- Rối loạn sắc tố: giải thích sự tổn hại bắt đầu của võng mạc trung tâm, nó báo hiệu một AMD thể teo hoặc khi kết hợp với drusen mền nó trở thành yếu tố nguy cơ của tân mạch hắc mạc. Khi có rối loạn sắc tố võng mạc ở vùng foveola đặc biệt tập trung thành đám sẽ gây mất thị lực, tổn thương ngoài vùng foveola gây giảm thị lực mức độ vừa và ngoài hoàng điểm vẫn còn khả năng duy trì thị lực cho bệnh nhân. Trong nghiên cứu của chúng tôi rối loạn sắc tố võng mạc có 28 mắt (chiếm 66,7%). Kết quả này phù hợp với nghiên

cứu của Jie J Wang (2005), tỷ lệ rối loạn sắc tố là 57,1%, nhưng thấp hơn kết quả báo cáo từ trung tâm BDES là 86,1% [38]; [45].

- Teo BMST: Tương ứng với sự mất mát tế bào BMST gắn liền với các tổn thương mất chức năng. Teo BMST có thể thứ phát sau tiến triển của drusen hoặc sự bất thường biểu mô sắc tố mà mức độ giảm thị lực khác nhau, thị lực giảm nặng khi teo BMST ở vị trí foveola, tuy nhiên tổn thương ở vùng này bệnh nhân thường ở giai đoạn muộn. Trong nghiên cứu của chúng tôi teo BMST có 4 mắt (9,5%), gặp hoàn toàn ở thể khô . Kết quả này của chúng phù hợp với kết quả báo cáo của Dong (2009) và Jie J Wang (2005), với tỷ lệ tương ứng là 8,1% và 8,2% [28]; [38].

- Xuất huyết: Gặp 2/42 mắt (chiếm 4,8%), xuất huyết võng mạc thường tại võng mạc không được tưới máu biểu hiện tình trạng võng mạc thiếu oxy trầm trọng, xuất huyết do tân mạch vỡ gây nên. Khi tân mạch trước võng mạc vỡ gây ra xuất huyết trước võng mạc. Xuất huyết có thể tiêu đi tại chỗ

- Bong BMST ở người trẻ dưới 50 tuổi thường được coi là biến thể của bong võng mạc trung tâm thanh dịch. Bình thường bong BMST võng mạc không gây mất thị giác. Điều này trái ngược với các bong BMST võng mạc ở người lớn tuổi sau AMD. Khoảng 1/3 số bệnh nhân này đã có hoặc xuất hiện tân mạch hắc mạc [5]. Trong nghiên cứu của chúng tôi bong BMST chúng tôi không gặp trường hợp nào, kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với báo cáo của Dong (2009) và Jie J Wang (2005) [28]; [38].

- Sẹo xơ: là một hình thái tự nhiên phối hợp quá trình teo và sẹo xơ của võng mạc, tổn thương xơ mạch cũng tạo nên các vòng nối tuần hoàn hắc mạc võng mạc. Gây rối loạn trầm trọng chức năng của võng mạc, tách lớp BMST, xuất huyết tái phát tạo nên vòng xoắn bệnh lý. Với tổn thương này bệnh nhân thường ở giai đoạn cuối. Trong nghiên cứu của chúng tôi sẹo xơ có 1 trường hợp (2,4%), kết quả này của chúng tôi giống với báo cáo của Dong (2009) gặp 1 /86 bệnh nhân (1,2%) [28].

- Tân mạch: việc phát hiện tân mạch hắc mạch trên bệnh nhân AMD có ý nghĩa quan trọng vì giai đoạn sớm tân mạch có thể chưa gây ra các biến chứng xuất tiết, xuất huyết, còn khả năng duy trì thị lực. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì sự phát triển của tân mạch gây các biến chứng chính là nguyên nhân chủ yếu gây giảm thị lực bao gồm dịch dưới võng mạc, máu dưới võng mạc hoặc dưới BMST, xuất tiết lipid hoặc trong võng mạc, vùng sắc tố dưới võng mạc. Chụp mạch huỳnh quang là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán tân mạch, tỷ lệ tân mạch trong nghiên cứu của chúng tôi là: 2/42 mắt ( 4,8%), kết quả này phù hợp với báo cảo của Jie J Wang (2005),Dong LM (2009) với tỷ lệ tương ứng là 3,1%(3/98 mắt), và 4,6% (5/86 mắt ) [38]; [28].

Một phần của tài liệu kết quả phẫu thuật và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w