0
Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Về đặc điểm bệnh nhân

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ PHẪU THUẬT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ PHẪU THUẬT (Trang 51 -52 )

Tuổi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mô hình bệnh tật, tuổi càng cao, nguy cơ mắc một số bệnh ngày càng nhiều như tim mạch, hô hấp, mạch máu….

Tuổi có ý nghĩa quan trọng trong việc mất thị lực, nguy cơ phát triển đục thể thủy tinh và AMD.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 31 bệnh nhân với 42 mắt. Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 68,5 tuổi, thấp nhất là 50 tuổi, cao nhất là 85 tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân gặp nhiều nhất là nhóm tuổi 60 – 75 với tỷ lệ 41,6%, bệnh nhân ở nhóm tuổi trên 75 chiếm tỷ lệ thấp hơn (35,5%).

Li Min Dong và cộng sự khi nghiên cứu sự tiến triển của AMD sau phẫu thuật mắt đục thể thủy tinh với 86 bệnh nhân với 86 mắt đục thể thủy tinh cho thấy tuổi giới hạn của bệnh nhân từ 58 – 92 tuổi, tuổi trung bình là 76 [28].

Jie J Wang và cộng sự khi nghiên cứu 94 bệnh nhân với 98 mắt đục thể thủy tinh có AMD tại khoa mắt, bệnh viện Westmead, Sydney, New South Wales, Australia, cho thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là 79,3 ± 5,9. Nhóm tuổi hay gặp nhất là trên 80 [38].

Lamoureu (2007), khi nghiên cứu 60 bệnh nhân cho thấy tuổi trong nghiên cứu trải dài từ 67 tuổi đến 92 tuổi, tuổi trung bình là: 78,9 tuổi [48].

Như vậy tuy các tác giả với các thời điểm nghiên cứu khác nhau, số liệu khác nhau. Nên bệnh nhân gặp ở độ tuổi trên 75 của chúng tôi thấp hơn chỉ chiếm 35,5%, tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 60 – 75 với tỷ lệ 45,2%. Nên tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của các tác giả nói trên. Theo chúng tôi có lẽ ở Việt Nam tuổi thọ trung bình của người dân thấp hơn so với tuổi thọ trung bình của các nước phát triển,

đồng thời ở Việt Nam, người già ít chịu đi khám mắt do ngại hoặc cam chịu chỉ khi mắt mờ hẳn hoặc đột ngột không nhìn rõ mới đến viện.

Trên lâm sàng, tỷ lệ bệnh nhân trên 75 tuổi của chúng tôi cao hơn vì trong nghiên cứu chúng tôi loại trừ những bệnh nhân hợp tác kém, không đủ điều kiện tham gia nghiên cứu kéo dài, không đủ điều kiên chụp mạch huỳnh quang…. Theo chúng tôi điều này là hợp lý, tuổi thọ của dân số các nước phát triển cao, nhu cầu hàng ngày như đọc sách, lái xe, giao tiếp xã hội cũng như điều kiện chăm sóc sức khỏe bản thân cao hơn ở Việt Nam.

4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm 54,8%, nhiều hơn số bệnh nhân nam 45,2%, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ này phù hợp với các Dong LM(2009), Jie J Wang(2005), Lintje Ho (2008) [28]; [38]; [49].

Bảng 4.1. Phân bố bệnh nhân theo giới

Tác giả Nam Nữ

Jie J Wang (2005) [38] 46,2% 53,8%

Li Min Dong (2009) [28] 48% 52%

Lintje Ho (2008) [49] 42,9% 57,1%

C.H. Sơn và P. T. Ngát (2012) 45,2% 54,8%

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ PHẪU THUẬT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ PHẪU THUẬT (Trang 51 -52 )

×