0
Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Về mức độ cứng của thể thủy tinh

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ PHẪU THUẬT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ PHẪU THUẬT (Trang 54 -55 )

Từ biểu đồ 3.5 cho thấy trong nghiên cứu của chúng tôi nhân thể thủy tinh cứng độ II và độ III chiếm tỷ lệ cao, độ II (54,8% ), độ III (31,8%), chỉ có 3 trường hợp (7,1%) nhân cứng độ IV, không có trường hợp nào nhân cứng độ I và độ V.

Theo Dong (2009), khi nghiên cứu 86 mắt đục thể thủy tinh có AMD thì 100% bệnh nhân có AMD được chẩn đoán xác định bằng chụp mạch huỳnh quang trước phẫu thuật, trong đó có tới 73 mắt (85%), nhân mền [28], như vậy tỷ lệ nhân mền trong nghiên cứu chúng tôi thấp hơn chiếm 31,2% và có 3 trường hợp (7,1%) chúng phải đánh giá tình trạng tổn thương võng mạc vùng hoàng điểm sau phẫu thuật do thể thủy tinh đục nhiều, nhưng chúng tôi vẫn lấy vào cỡ mẫu nghiên cứu do:

- Trường hợp thứ nhất: bệnh nhân nam 85 tuổi, mắt phải đục thể thủy tinh nhân cứng độ IV, mắt trái đã phẫu thuật đục thể thủy tinh và đặt TTT nhân tạo, có AMD

- Trường hợp thứ 2: bệnh nhân nữ 76 tuổi, mắt trái đục thể thủy tinh có AMD, mắt phải thể thủy tinh đục độ IV. Bệnh nhân có nguyện vọng phẫu thuật đục thể thủy tinh mắt trái, sau mổ thị lực cải thiện nên bệnh nhân có nguyện vọng mổ đục thể thủy tinh mắt phải.

AMD là bệnh thường biểu hiện ở cả 2 mắt nên chúng tôi lấy 2 mắt trên vào cỡ mẫu nghiên cứu.

- Trường hợp thứ 3: bệnh nhân nam 83 tuổi mắt phải thể thủy tinh đục độ IV, mắt trái sẹo giác mạc, tiền sử mắt phải có AMD không theo dõi, bệnh nhân có nguyên vọng phẫu thuật thể thủy tinh đục.

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ PHẪU THUẬT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ PHẪU THUẬT (Trang 54 -55 )

×