Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp kinh tê Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Ý Yên giai đoạn 2002 2012 (Trang 74 - 89)

nghiệp huyện Ý Yên

Để nâng cao tính hiệu quả và tích cực trong sản xuất nông nghiệp thì việc trao quyền sử dụng đất cho người nông dân là điều hợp lí và cần thiết. Ở nước ta, chính sách khoán ruộng đất cho nông dân đã được tiến hành từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX [6: tr.5]. Từ đó đến nay người nông dân có quyền sở hữu hoàn toàn tài sản ruộng đất của mình, yên tâm đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trên một diện tích đất canh tác. Trước đây, Ý Yên nói riêng, Nam Định và các địa phương khác nói chung, sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính tự phát, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún tự cấp tự túc. Mỗi hộ gia đình có nhiều mảnh ruộng ở những nơi khác nhau dẫn đến sản xuất nông nghiệp phân tán, mang lại hiệu quả không cao. Từ những năm 2000 nền sản xuất nông nghiệp của huyện bắt đầu phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, kế hoạch dồn điền đổi thửa bắt đầu. Phấn đấu mỗi gia đình chỉ còn 1 - 2 thửa ruộng/hộ để thuận lợi cho việc sản xuất trên quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên địa bàn huyện đã có chỉ đạo hoàn thành việc dồn điền đổi thửa ở tất cả các thôn đội chậm nhất vào cuối năm 2013. Vận động các hộ không có nhu cầu sử dụng đất tự nguyện chuyển nhượng hoặc cho các hộ khác thuê dài hạn để tổ chức sản xuất hàng hóa lớn hoặc làm trang trại, gia trại [24: tr.6].

3.2. Hoàn thiện cơ sở kĩ thuật hạ tầng phục vụ sản xuất

Cơ sở hạ tầng nông thôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế hàng hóa ở mỗi địa phương. Trong đó hệ thống thủy lợi, đường giao thông, hệ thống điện phải được đặt lên hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp [21: tr.53].

Với thực trạng cơ sở hạ tầng huyện Ý Yên như hiện nay tương đối thuận lợi cho sản xuất. Tuy nhiên vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng của vùng.

Vì thế các cấp lãnh đạo vẫn luôn tạo điều kiện để các địa phương tranh thủ mọi nguồn vốn (vốn hỗ trợ của Nhà nước, vốn đầu tư của các doanh

nghiệp, huy động vốn đóng góp của nhân dân) để tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất và hạ tầng kĩ thuật nhằm hỗ trợ và phục vụ có hiệu quả cho sản xuất của các trang trại nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Hướng dẫn đầu tư xây dựng chuồng trại, công trình xử lí nước thải, chất thải đúng kĩ thuật. Phát triển theo hướng sản xuất an toàn sinh học, sản xuất đạt hiệu quả cao, đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ môi trường ([1], [24]).

3.3. Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi

Các xã phía Bắc và phía Nam huyện hướng dẫn nông dân chuyển đổi những diện tích cấy lúa chân ruộng cao, hạn, đất có thành phần cơ giới nhẹ sang trồng lạc xuân và một số cây rau màu có giá trị và hiệu quả kinh tế cao như bí xanh, dưa chuột, cà chua… nhằm nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác. Đẩy mạnh thực hiện thâm canh tăng năng suất cây lạc [1: tr.8].

- Tăng cường trình diễn, khảo nghiệm các giống lúa mới, nhất là các giống lúa có chất lượng hàng hóa để lựa chọn và bổ sung vào cơ cấu giống. Bố trí cơ cấu giống lúa chất lượng cao như Bắc thơm số 7, Nam Định 1, N87, N97… hàng vụ từ 35-45% diện tích, tập trung chỉ đạo sản xuất lúa, màu theo mô hình “cánh đồng mẫu lớn”.

- Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, mở rộng diện tích trồng cây vụ đông trên đất 2 lúa. Tăng cường mở rộng mối liên kết “4 nhà” trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Mở rộng thị trường, tăng diện tích các cây trồng phục vụ chế biến xuất khẩu.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng đàn lợn nái, chú trọng phát triển đàn lợn nái ngoại, phát triển các loại con nuôi thủy sản có giá trị hàng hóa cao như cá diêu hồng, baba, ếch, cá xấu…

- Tận dụng diện tích mặt nước và chuyển đổi diện tích ruộng trũng sang sản xuất lúa cá, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, phát triển các loại thủy sản theo yêu cầu của thị trường.

3.4. Giải pháp huy động nguồn vốn

Nguồn vốn là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng không thể thiếu được trong mọi ngành sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Theo kết quả điều tra các hộ nông dân trong huyện Ý Yên cho thấy có tới 73% hộ được điều tra có nhu cầu về vốn phục vụ trong sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó Ngân hàng nông nghiệp của huyện chỉ phục vụ cho số ít hộ có nhu cầu được vay và chỉ vay được với số lượng ít trong thời gian ngắn dẫn đến hiệu quả đầu tư cho sản xuất trồng trọt của các hộ đạt hiệu quả thấp vì sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ, chu kì dài và mức độ rủi ra cao [21: tr.54]. Vì thế để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hàng hóa thì huy động nguồn vốn là một yếu tố rất quan trọng. Muốn giải quyết được vấn đề này thì các lãnh đạo huyện cần duy trì đồng bộ các giải pháp :

- Mở rộng, đổi mới và đa dạng các mô hình các tổ chức tín dụng ở nông thôn. Phát triển mô hình thông qua các hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… ở nông thôn, hạn chế tối đa chi phí Ngân hàng, các tổ chức tín dụng với người vay, đơn giản các thủ tục vay và tăng món vay cũng như thời hạn vay nhằm tăng cường hiệu lực quản lí và điều tiết vốn của Nhà nước [21: tr.54].

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại, gia trại được vay vốn theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời có mức ưu đãi đối với các hộ nghèo trong các xã, thôn.

3.5. Phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm

Ý Yên là huyện có nhiều tiềm năng về trao đổi, buôn bán sản phẩm với bên ngoài, nhất là việc cung cấp nông sản cho thành phố Nam Định, thị xã

Ninh Bình và các vùng lân cận [17]. Nhưng mấy năm gần đây, thị trường tiêu thụ có nhiều khó khăn, giá bán nông sẩn giảm xuống. Nguyên nhân của vấn đề này là do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ mà sản phẩm nông nghiệp hầu hết là sản phẩm tươi sống, khó bảo quản. Vì vậy, vấn đề tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết đối với bà con nông dân. Hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế giảm xuống do giá nông sản thấp trong khi giá các đầu vào giống, vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, thủy lợi phí cao. Vì vậy, các cấp lãnh đạo cần:

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng cơ sở chế biến nông, thủy sản, gắn sản xuất với chế biến nông, thủy sản tại huyện [25]. - Nhanh chóng hình thành và phát triển các ngành chế biến nông sản, các tổ chức, các hợp tác xã tiêu thụ nông sản trong nông thôn theo nguyên tắc tự nguyện [21: tr.52].

- Hướng dẫn các chủ trang trại và hộ nông dân tăng cường liên kết, hợp tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; tiếp tục xây dựng thương hiệu một số sản phẩm nông nghiệp, thủy sản của huyện [24: tr.8].

- Thông tin kịp thời nhu cầu của thị trường, giá cả nông thủy sản cho các chủ trang trại và các hộ nông dân [24: tr.8].

KẾT LUẬN

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. Vì vậy việc nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở trên mỗi địa bàn của cả nước đều rất quan trọng. Ý Yên là một huyện thuần nông trong tỉnh Nam Định nói riêng và vùng Đồng bằng Sông Hồng nói chung, do đó việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển. Dưới đây là một số kết luận cụ thể khi tiến hành nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Ý Yên giai đoạn 2002 - 2012:

1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một xu thế tất yếu trên thế

giới, đặc biệt là các nước nông nghiệp. Trong những năm qua, nước ta đã phát huy những thế mạnh và khắc phục những khó khăn, thách thức nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế có những thay đổi tích cực.

2. Là một huyện nằm trong vùng Đồng bằng Sông Hồng, Ý Yên có rất

nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp và tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (đất đai, khí hậu, nguồn nước, lao động có kinh nghiệm…). Cùng với sự quan tâm của Nhà nước, của Tỉnh, nền nông nghiệp huyện có bước phát triển đáng kể, tuy tỉ trọng đóng góp trong cơ cấu GDP toàn huyện giảm nhưng giá trị thực tế ngày càng tăng. Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.

Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt đã giảm mạnh (từ 75,7% xuống 52,5%) nhường lại tỷ phần cho

ngành chăn nuôi (từ 23,6% lên 39,5%) và dịch vụ nông nghiệp (tăng từ 0,7% lên 8,0%). Trong ngành trồng trọt, cây lương thực chiếm 80,5% diện tích, 67% giá trị sản xuất và có xu hướng giảm dần diện tích cũng như tỷ trọng giá trị sản xuất trong những năm tới. Thay vào đó là sự gia tăng tỷ trọng và diện tích của cây công nghiệp hàng năm (diện tích tăng từ 7,4% lên 9,8%) và đặc biệt là cây lạc. Trong ngành chăn nuôi, tỷ trọng ngành gia súc giảm (từ 89,5% xuống 82,3%), chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi khác tăng. Tính hàng hóa của các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi ngày càng cao, nhiều sản phẩm của huyện có mặt ở các tỉnh và huyện lân cận. Bên cạnh đó các dịch vụ nông nghiệp được chú trọng phát triển, giúp sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao bằng việc cung ứng vật tư nông nghiệp và làm tăng thêm giá trị hàng hóa thông qua dịch vụ vận tải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành đã kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ. Trên địa bàn huyện bước đầu hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hóa như vùng trồng lúa, rau vụ đông, hoa màu, chăn nuôi lợn… Những vùng này tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa ngày càng lớn, chất lượng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Trong 3 tiểu vùng của huyện thì tiểu vùng phía nam có sự chuyển dịch mạnh mẽ nhất. Sự thay đổi của bất kì một ngành hay một lãnh thổ là do sự tác động của rất nhiều nhân tố trong đó hiệu quả kinh tế và chính sách được coi là nhân tố thúc đẩy sự chuyển dịch nhanh hay chậm.

3. Sự chuyển dịch trong nông nghiệp của huyện mang tính tích cực nhưng

vẫn chưa khai thác hết được những tiềm năng vốn có của huyện. Trong trồng trọt, cây lương thực vẫn là cây chủ đạo. Trong chăn nuôi các trang trại mang tính chuyên môn hóa cao và có quy mô lớn chưa nhiều. Hiện tượng ô nhiễm môi trường đất, nước đã và đang diễn ra ở nhiều xã. Vì vậy, cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ, xóa dần độc canh cây lương thực, tăng cường các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau đậu, cây ăn quả nhất là các huyện phía bắc huyện kết hợp với bảo vệ môi trường.

4. Để thúc đẩy nhanh và có hiệu quả sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Ý

Yên phải có những giải pháp đồng bộ. Đề tài đã đưa ra một số giải pháp như sau: hoàn thành việc dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất một cách nhanh nhất; hoàn thiện cơ sở kĩ thuật hạ tầng phục vụ sản xuất; đào tạo nhân lực và huy động, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn; phát triển công nghiệp chế biến và tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Để sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Ý Yên diễn ra đạt hiệu quả thì phải áp dụng đồng bộ các biện pháp trên, đồng thời phải dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương và từng thời điểm cụ thể.

Như vậy đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Ý Yên giai đoạn 2002 – 2012” đã làm sáng rõ những vấn đề lí luận có liên quan đến sự phát triển của nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Sau khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng và hiện trạng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Ý Yên giai đoạn 2002 - 2012, đề tài đã đề cập đến những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH – HĐH trong những năm tới. Tuy nhiên do hạn chế về nguồn tư liệu, thời gian nghiên cứu và kĩ năng viết còn non yếu, nên kết quả nghiên cứu của đề tài không tránh khỏi những thiếu xót và tồn tại. Vậy tác giả kính mong nhận được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Tường Huy – người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tác giả thực hiện và hoàn thành đề tài khoa học này.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Diện tích, dân số, mật độ dân số phân số phân theo các

huyện của tỉnh Nam Định năm 2012

STT 1 Đơn vị hành chính Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) Tổng 165 282 1 836 900 1 111 1 1 Thành phố Nam Định 4 643,8 247 064 5 320 2 Huyện Mỹ Lộc 7 370,2 69 486 943 3 Huyện Vụ Bản 14 824,5 130 038 877 4 Huyện Ý Yên 24 173 227 818 942

5 Huyện Nghĩa Hưng 25 454,8 179 005 703

6 Huyện Nam Trực 16 170,9 192 994 1 193

7 Huyện Trực Ninh 14 354,6 177 105 1 234

8 Huyện Xuân Trường 11 570,8 166 265 1 437

9 Huyện Giao Thủy 23 823,8 189 439 795

10 Huyện Hải Hậu 22 895,6 257 736 1 126

Phụ lục 2: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (triệu đồng) Năm Tổng số Nông nghiệp Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 2002 610985 574446 435072 135528 3846 23835 12704 2005 833866 786010 496843 256705 32462 6040 41816 2009 2002636 189090 0 114086 4 676322 73704 13670 98066 2010 2264058 2117895 123520 4 767598 115057 10464 135699 2012 2996724 2797187 1466341 110685 4 223992 13052 186485 Nguồn: ([18], [19])

Phụ lục 3: Giá trị sản xuất và diện tích ngành trồng trọt năm 2012

Chỉ tiêu Giá trị sản xuất

(triệu đồng)

Diện tích (ha)

Toàn ngành nông nghiệp 2 797 187 34 078

Trồng trọt 1 466 341 34 078

Lúa 966 473 26 557

Ngô 11 046 510

Cây chất bột lấy củ 11 385 371

Cây công nghiệp 242 728 3 327

Cây ăn quả 30 630 295

Cây rau đậu 175 249 2 944 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cây khác 28 830 74

Phụ lục 4: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa phân theo đơn vị hành chính năm 2012 Số TT Tên xã, thị trấn Diện tích (ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 Thị trấn Lâm 523 110,68 2 882 2 Yên Trung 1 149 114,16 6 589 3 Yên Thành 624 111,29 3 472 4 Yên Tân 1 049 109,86 5 771 5 Yên Lợi 925 112,06 5 160 6 Yên Thọ 1 005 112,03 5 630 7 Yên Nghĩa 714 110,87 3 973 8 Yên Minh 920 110,09 5 056 9 Yên Phương 613 115,35 3 537 10 Yên Chính 954 119,10 5 672 11 Yên Bình 1 088 115,20 6 221 12 Yên Phú 617 111,94 3 460

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp kinh tê Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Ý Yên giai đoạn 2002 2012 (Trang 74 - 89)