Mục tiêu, quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp kinh tê Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Ý Yên giai đoạn 2002 2012 (Trang 71 - 72)

Yên đến năm 2015

1.1. Mục tiêu

Ý Yên có hơn 70% dân số sống và thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Những năm qua Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhiều loại sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng bước đầu đã đáp ứng nhu cầu của thị trường và cho hiệu quả kinh tế cao; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích và hiệu quả kinh tế ngày càng tăng; đã đảm bảo tốt về an ninh lương thực, cải thiện và nâng cao đời sống của nông dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định, giữ vững an ninh trật tự xã hội ở nông thôn trên địa bàn huyện [1: tr.1].

Tuy vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp trên địa bàn huyện thời gian qua vẫn còn chậm và chưa đồng đều, chưa khai thác được tiềm năng về đất đai, lao động và các nguồn lực của địa phương; quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa hình thành được các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, do vậy số lượng sản phẩm hàng hóa còn ít, chất lượng một số sản phẩm còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Để sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp trên địa bàn huyện theo hướng sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả cao và phát triển một cách bền vững, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Ý Yên đã chỉ đạo: “chuyển

dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân và đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp” [1: tr.1]. Đồng thời yêu cầu các cấp ủy, chính quyền “xác định nhiệm vụ đẩy mạnh cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu” cần tập trung chỉ đạo thường xuyên và lâu dài. Và để phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao và bền vững phải “dựa trên thực tế các nguồn lực của địa phương” [1: tr.1].

1.2. Quan điểm

Để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp huyện Ý Yên phải quán triệt theo những quan điểm chủ yếu sau:

- Một là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng nhằm mục tiêu phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường [8: tr.83]. Đây là quan điểm cơ bản cần nhất quán trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đối với nhiều địa phương trên cả nước không chỉ riêng Ý Yên.

- Hai là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng nhằm khai thác có hiệu quả cao nhất các nguồn lực và lợi thế so sánh của địa phương [26: tr.6].

- Ba là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp kết hợp chặt chẽ với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như đô thị hóa trong toàn tỉnh và cả nước [26: tr.7].

- Bốn là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với phát triển văn hóa xã hội, nâng cao dân trí, bồi dưỡng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, bảo vệ và phát triển tài nguyên [16].

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp kinh tê Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Ý Yên giai đoạn 2002 2012 (Trang 71 - 72)