Sự phân hóa lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp kinh tê Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Ý Yên giai đoạn 2002 2012 (Trang 60 - 68)

lãnh thổ

Nghiên cứu địa lý là sự tìm hiểu sự phân hóa của lãnh thổ, nghiên cứu sự phân bố, sắp xếp của đối tượng địa lí trên một không gian cụ thể trong một khoảng hoặc mốc thời gian nhất định [11]. Để thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Ý Yên trong giai đoạn 2002 - 2012, bên

cạnh việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu theo ngành thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là việc cần thiết phải tìm hiểu. Việc xác định được sự phân bố cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện phù hợp với điều kiện tự nhiên trên thực tế là nền tảng vững chắc để tổ chức sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, là cơ sở để quy hoạch và lập ra phương hướng, đề xuất giải pháp nhằm khai thác hiệu quả, bền vững nền sản xuất nông nghiệp của huyện.

So với năm 2002 thì sự phân bố cây trồng, vật nuôi của huyện có nhiều sự thay đổi, nhiều xã diện tích lúa giảm mạnh trong khi đó có nhiều xã diện tích lúa lại tăng. Cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng được sắp xếp, phân bố hợp lí hơn. Trong trồng trọt đã bắt đầu hình thành những vùng chuyên canh cây lương thực, cây rau đậu với quy mô lớn. Trong chăn nuôi, hình thức đa dạng hơn, những trang trại chăn nuôi với số lượng từ vài chục đến vài trăm con lợn, gà, vịt bắt đầu tăng mạnh phù hợp hơn với xu hướng phát triển.

Dựa vào đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và hiện trạng sản xuất nông nghiệp giữa các xã, Ý Yên có thể chia ra làm 3 tiểu vùng sản xuất nông nghiệp: tiểu vùng phía bắc, phía nam và tiểu vùng trung tâm huyện. So với các huyện khác trong tỉnh thì nông nghiệp của Ý Yên khá phát triển. Các sản phẩm nông nghiệp của huyện rất đa dạng, trong đó các sản phẩm đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu giá trị nông nghiệp của huyện đó là lúa gạo, chăn nuôi gia súc (lợn, trâu, bò), chăn nuôi nuôi gia cầm và thủy sản. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu sự phân hóa cũng như chuyển dịch theo lãnh thổ của ngành nông nghiệp của huyện, ta chọn ra sản phẩm đặc trưng cho nền nông nghiệp Ý Yên và mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho cả 3 tiểu vùng. Đó là lúa, bò và lợn dưới góc độ là diện tích lúa, số lượng bò và lợn của mỗi tiểu vùng.

2.1. Tiểu vùng phía bắc

Gồm 12 xã đó là các xã: Yên Trung, Yên Thành, Yên Tân, Yên Lợi, Yên Thọ, Yên Nghĩa, Yên Minh, Yên Phương, Yên Chính, Yên Bình, Yên Phú, Yên Hưng.

Đây là vùng có diện tích tương đối lớn, tổng diện tích tự nhiên là 86,45 ha với dân số của vùng là 66 318 người và mật độ dân số là 767 người/km2

[19]. Tiểu vùng này có phía Tây Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông Bắc giáp huyện Vụ Bản, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình [2]. Địa hình của tiểu vùng này thấp trũng nhất trong 3 tiểu vùng, vì thế tiểu vùng này không thích hợp cho cây hoa màu và cây thực phẩm.

Bảng 17: Sự thay đổi diện tích lúa, số lượng bò, lợn tiểu vùng phía bắc giai đoạn 2002 – 2012 STT Đơn vị hành chính Diện tích lúa (ha) Số lượng bò (con) Số lượng lợn (con) Tổng (-) 375 (+) 750 (+) 9 927 1 Yên Trung (-) 58 (-) 39 (+) 420 2 Yên Thành (-) 35 (-) 99 (+) 273 3 Yên Thọ (+) 29 (+) 44 ( +) 354 4 Yên Phương (-) 52 (+) 86 (+) 875 5 Yên Nghĩa (-) 33 (-) 132 (+) 449 6 Yên Tân (+) 34 (-) 64 (+) 1 829 7 Yên Lợi (-) 39 (+) 80 (+) 1 392 8 Yên Minh (-) 64 (+) 54 (+) 459 9 Yên Bình (+) 27 (+) 43 (+) 568

10 Yên Chính (-) 119 (+) 455 (+) 1 199

11 Yên Phú (-) 61 (+) 69 (+) 1 203

12 Yên Hưng (-) 4 (+) 253 (+) 906

Nguồn: ([18], [19])

Chú thích: (-) diện tích lúa, số lượng trâu, lợn giảm (+) diện tích lúa, số lượng trâu, lợn tăng

Tiểu vùng phía bắc có diện tích lúa giảm mạnh giảm 375 ha, chiếm gần 50% diện tích lúa giảm của toàn huyện. Trong đó có xã Yên Chính là giảm mạnh mẽ nhất 119 ha, đó là do xã có dự án đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đi qua, một phần đất nông nghiệp rất lớn chuyển sang mục đích là đất giao thông. Các xã khác diện tích lúa giảm dao động trong khoảng 30 – 60 ha. Riêng 3 xã là Yên Thọ, Yên Tân, Yên Bình giai đoạn 2002 – 2012 có diện tích lúa tăng, tổng diện tích lúa tăng của 3 xã là 90 ha. Do đất ở tiểu vùng phía bắc là chủ yếu là đất cát pha mang lại hiệu quả kinh tế không cao khi chuyên canh cây lạc. Vì vậy, một phần diện tích trồng lạc được chuyển sang canh tác lúa dẫn đến diện tích lúa của một số xã tăng.

Trái ngược với diện tích lúa, số lượng bò và lợn của tiểu vùng tăng mạnh. - Về bò: Nhìn chung, toàn tiểu vùng tăng được 750 con trong giai đoạn 2002 – 2012. Trong đó có 4 xã giảm và 8 xã tăng. Xã có số lượng bò giảm nhiều nhất là xã Yên Nghĩa 102 con. Yên Chính là xã có số lượng đàn bò tăng mạnh chiếm gần 50% số lượng đàn bò tăng của huyện (440 con).

- Về lợn: Đàn lợn của tiểu vùng tăng rất mạnh 9 927 con. Tất cả các xã đều tăng. Trong đó 4 xã có đàn lợn tăng mạnh nhất là Yên Tân, Yên Lợi, Yên Phú, Yên Chính.

Trong 3 tiểu vùng, tiểu vùng phía bắc có diện tích đứng sau tiểu vùng phía nam và mật độ dân số thấp nhất trong 3 tiểu vùng. Giai đoạn 2002 -2012, tiểu vùng có diện tích lúa giảm mạnh nhất và số lượng đàn bò, lợn tăng nhiều thứ 2 sau tiểu vùng phía nam. Đây là tiểu vùng có sự chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp khá rõ nét, diện tích cây lương thực giảm mạnh,

chăn nuôi được tăng cường đầu tư về giống, vốn, thuốc thú y nên số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng mạnh. Tiểu vùng này có đường cao tốc mới hoàn thành, vì thế đây là động lực để kinh tế tiểu vùng phát triển theo hướng CNH – HĐH và đẩy mạnh chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp.

2.2. Tiểu vùng trung tâm

Tiểu vùng trung tâm bao gồm 7 xã và 1 Thị trấn ở trung tâm huyện, đó là Thị trấn Lâm, các xã Yên Dương, Yên Mỹ, Yên Ninh, Yên Xá, Yên Phong, Yên Khánh, Yên Hồng.

Tiểu vùng này có diện tích là 50,13 ha, dân số đạt 54 301 người. Tiểu vùng này có mật độ dân số cao nhất đạt 1 083 người/km2 năm 2012 [19]. Về kinh tế, đây là tiểu vùng phát triển nhất trong huyện với các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như làng nghề đúc đồng Vạn Điểm ở Thị trấn Lâm, nghề làm trống cổ truyền ở xã Yên Xá, đồ gỗ mỹ nghệ La Xuyên ở Yên Ninh [2: tr.288-297]. Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người thấp nhất trong 3 tiểu vùng. So với 2 tiểu vùng phía bắc và phía nam, nông nghiệp của tiểu vùng trung tâm không phát triển bằng do tiểu vùng này có lợi thế về các ngành tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống. Tuy nhiên trong cơ cấu nông nghiệp của tiểu vùng cũng có sự chuyển dịch đáng kể giai đoạn 2002 – 2012.

Bảng 18: Sự thay đổi diện tích lúa, số lượng bò, lợn tiểu vùng trung tâm giai đoạn 2002 – 2012 STT Đơn vị hành chính Diện tích lúa (ha) Số lượng bò (con) Số lượng lợn (con) Tổng (-) 268 (+) 375 (+) 3 134 1 Thị trấn Lâm (+) 24 (-) 26 (+) 180 2 Yên Dương (-) 69 (+) 193 (+) 441 3 Yên Mỹ (+) 51 (+) 42 (+) 1 262 4 Yên Ninh (-) 69 (-) 72 (-) 59 5 Yên Xá (-) 54 (+) 10 (+) 84 6 Yên Phong (-) 86 (+) 129 (+) 507

7 Yên Khánh (+) 22 (-) 75 (+) 239

8 Yên Hồng (-) 87 (+) 174 (+) 480

Nguồn: ([18], [19])

Chú thích: (-) diện tích lúa, số lượng trâu, lợn giảm (+) diện tích lúa, số lượng trâu, lợn tăng

Trong số 8 xã của tiểu vùng trung tâm, Yên Mỹ là xã duy nhất có diện tích lúa và số lượng đàn bò, đàn lợn đều tăng. Về đàn lợn của xã tăng nhanh nhất trong các xã của tiểu vùng, năm 2012 số lượng đàn lợn của Yên Mỹ đứng thứ 9 trong huyện đạt 5 050 con. Bên cạnh đó xã Yên Ninh có các chỉ tiêu đều giảm. Đây là xã duy nhất có số lượng đàn lợn giảm, tuy nhiên không nhiều. Số lượng đàn lợn giảm 59 con.

Các xã còn lại chủ yếu phát triển nông nghiệp theo xu hướng giảm diện tích trồng lúa và tăng số lượng đàn bò, đàn lợn nhưng số lượng chưa lớn. Mục tiêu phát triển nông nghiệp của tiểu vùng đó là đáp ứng được nhu cầu về lương thực cũng như thực phẩm cho dân số đông đảo trong tiểu vùng.

2.3. Tiểu vùng phía nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là tiểu vùng có diện tích lớn nhất 105,15 ha lớn bằng 2 lần diện tích của tiểu vùng trung tâm. Dân số lớn nhất đạt 107 199 người (năm 2012) [19]. Tiểu vùng này có phía tây bắc giáp tiểu vùng trung tâm, phía đông bắc giáp huyện Vụ Bản, phía đông nam giáp huyện Nghĩa Hưng, phía tây nam giáp tỉnh Ninh Bình [2].

Đây là tiểu vùng có ngành nông nghiệp phát triển nhất và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng mạnh mẽ nhất trong huyện.

Bảng 19: Sự thay đổi diện tích lúa, số lượng bò, lợn tiểu vùng phía nam giai đoạn 2002 – 2012 STT Đơn vị hành chính Diện tích lúa (ha) Số lượng bò (con) Số lượng lợn (con) Tổng (-) 224 (+) 4 043 (+) 11 538 1 Yên Quang (+) 19 (+) 250 (+) 358 2 Yên Tiến (+) 53 (+) 130 (+) 80 3 Yên Bằng (+) 32 (+) 329 (+) 1 159

4 Yên Khang (+) 24 (+) 234 (+) 130 5 Yên Thắng (-) 222 (+) 125 (+) 1 077 6 Yên Đồng (-) 174 (+) 322 (+) 1 594 7 Yên Trị (-) 31 (+) 505 (+) 1 605 8 Yên Nhân (-) 55 (+) 579 (+) 1 716 9 Yên Lương (+) 153 (+) 202 (+) 462 10 Yên Cường (+) 37 (+) 614 (+) 1 700 11 Yên Lộc (-) 8 (+) 486 (+) 766 12 Yên Phúc (-) 52 (+) 267 (+) 891 Nguồn: ([18], [19])

Chú thích: (-) diện tích lúa, số lượng trâu, lợn giảm (+) diện tích lúa, số lượng trâu, lợn tăng

Tiểu vùng phía nam phát triển khá mạnh về nông nghiệp. Diện tích lúa của vùng chiếm 40% diện tích lúa của toàn huyện. Trong đó có nhiều xã diện tích lớn nhất nhì huyện như Yên Trị (1 305 ha), Yên Bằng (1 115 ha). Diện tích lúa toàn tiểu vùng giảm không mạnh hơn 2 tiểu vùng phía bắc và trung tâm nhưng tiểu vùng có xã có diện tích lúa giảm mạnh nhất toàn huyện là xã Yên Thắng với 222 ha, xã Yên Đồng với 174 ha. Yên Lương là xã có diện tích lúa tăng mạnh nhất trong toàn huyện. Giai đoạn 2002 – 2012 diện tích lúa của xã tăng được 153 ha từ 678 ha lên 831 ha.

Chăn nuôi gia súc phát triển rất mạnh. Đây cũng chính là thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của vùng. Sự phân hóa lãnh thổ trong chăn nuôi gia súc có sự thay đổi. Năm 2002 các xã nuôi nhiều bò nhất trong tiểu vùng lần lượt là Yên Lương, Yên Đồng, Yên Thắng, Yên Lộc. Đến năm 2012, vị trí ấy bao gồm: Yên Cường, Yên Đồng, Yên Nhân, Yên Lộc. Các xã có số lượng đàn bò tăng nhanh nhất đó là Yên Cường (614 con), Yên Nhân (579 con), Yên Trị (505 con). Tất cả các xã trong tiểu vùng đều tăng về số lượng đàn bò, chính vì thế đây là tiểu vùng có số lượng đàn bò tăng nhanh nhất và tăng nhiều hơn hai tiểu vùng còn lại nhiều lần.

Về chăn nuôi lợn toàn tiểu vùng tăng được 11 538 con (2002 - 2012). Các xã tăng mạnh nhất đó là Yên Nhân, Yên Cường, Yên Trị, Yên Đồng. Đây cũng chính là các xã có số lượng đàn lợn lớn nhất trong huyện. Vị trí các xã có số lượng đàn lợn dẫn đầu của huyện cũng không có sự thay đổi

theo thời gian. Năm 2012, vị trí ấy lần lượt là: Yên Trị, Yên Đồng, Yên Cường, Yên Lộc. Nông nghiệp của tiểu vùng phía nam phát triển nhất trong 3 tiểu vùng. Sản phẩm nông nghiệp cũng đa dạng và mang tính hàng hóa lớn nhất do có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đặc biệt là diện tích đất màu lớn là cơ sở để chuyên canh cây lạc và cây thực phẩm vụ đông. Hiện nay, các ngành nghề tiểu thủ công ở tiểu vùng phía nam phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Điều đó, thu hút nhiều lao động ở các xã lân cận làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung cũng như kinh tế nông nghiệp nói riêng ở tiểu vùng diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả.

Bảng 20: Sự thay đổi vị trí của các xã trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2002 -2012

TT Diện tích lúa Số lượng bò Số lượng lợn

2002 2012 2002 2012 2002 2012

1 Yên Trị Yên Trị Yên Trung Yên Chính Yên Trị Yên Trị 2 Yên Trung Yên Trung Yên Chính Yên Trung Yên Đồng Yên Đồng 3 Yên Đồng Yên Bằng Yên Minh Yên Cường Yên Cường Yên Cường 4 Yên Bằng Yên Bình Yên Nghĩa Yên Đồng Yên Lộc Yên Nhân 5 Yên Ninh Yên Tân Yên Tân Yên Nhân Yên Nhân Yên Tân 6 Yên Chính Yên Ninh Yên Lương Yên Lộc Yên Lợi Yên Lợi 7 Yên Bình Yên Tiến Yên Đồng Yên Lương Yên Tân Yên Lộc 8 Yên Tân Yên Thọ Yên Thành Yên Minh Yên Chính Yên Chính

9 Yên Thắng Yên Đồng Yên Lợi Yên Trị Yên Mỹ Yên Mỹ

10 Yên Phong Yên Chính Yên Thọ Yên Thắng Yên Bằng Yên Bằng

Nguồn: ([18], [19])

Sự thay đổi trong cơ cấu ngành tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi trong trong lãnh thổ. Phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể mà các xã có sự chuyển dịch theo lãnh thổ nhanh hay chậm. Xét trên quy mô tiểu vùng thì tiểu vùng phía nam là tiểu vùng phát triển nông nghiệp nhất và có sự chuyển dịch theo lãnh thổ cũng mạnh mẽ nhất, sau đó đến tiểu vùng phía bắc và tiểu vùng trung tâm. Xét trên góc độ cấp xã, thì có các nhóm xã chuyển dịch theo lãnh thổ nhanh, có nhóm chậm và nhóm trung bình.

Nhóm chuyển dịch nhanh tiêu biểu là các xã Yên Đồng, Yên Thắng, Yên Chính, Yên Phú. Nhóm chuyển dịch chậm là Yên Trị, Yên Trung, Yên Bằng. Các xã khác có sự thay đổi theo thời gian nhưng chưa có sự đột phá. Sự chuyển dịch nông nghiệp theo lãnh thổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố đất đai, khí hậu, nhu cầu thị trường, hiệu quả kinh tế, chính sách phát triển. Hiện nay sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi trong lãnh thổ. Đó là sự phân công lại lao động trong lãnh thổ và kéo theo nó là sự phát triển nông nghiệp đáp ứng được nhu cầu của phần lớn dân cư trong huyện.

3. Nhận xét về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Ý Yên giai đoạn 2002 – 2012

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp kinh tê Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Ý Yên giai đoạn 2002 2012 (Trang 60 - 68)