Chuyển dịch cơ cấu ngành

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp kinh tê Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Ý Yên giai đoạn 2002 2012 (Trang 35 - 60)

Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất của xã hội loài người và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân [23: tr.185-186]. Để phù hợp với yêu cầu cũng như xu hướng phát triển của đất nước nói chung và các ngành kinh tế khác nói riêng, bản thân ngành nông nghiệp cũng có sự thay đổi trong cơ cấu. Ý Yên là một trong những huyện có nền nông nghiệp phát triển trong tỉnh Nam Định [2]. Trong những năm gần đây, cơ cấu nông nghiệp của huyện có sự chuyển dịch rõ rệt. Giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng qua các năm và cơ cấu nội bộ cũng có sự thay đổi mạnh.

Bảng 3: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Ý Yên giai đoạn 2002 – 2012

Giá trị sản xuất (triệu đồng) Cơ cấu kinh tế (%)

Năm 2002 2005 2012 2002 2005 2012 Tổng số 610 985 833 866 2 996 724 100 100 100 Nông nghiệp 574 446 786 010 2 797 187 94,02 94,26 93,34 Lâm nghiệp 23 835 6040 13 052 3,9 0,72 0,44 Thủy sản 12 704 41 816 186 485 2,08 5,01 6,22 Nguồn: ([18, [19])

Biểu đồ 2: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Ý Yên năm 2002 và 2012 (%)

Năm 2002 Năm 2012

Tổng giá trị xuất nông nghiệp của huyện năm 2012 đạt gần 3 000 tỷ đồng gấp 4,9 lần so với năm 2002. Trong cơ cấu kinh tế ngành nói chung, nông nghiệp gần như chiếm tỉ trọng tuyệt đối 93%, tỉ trọng của 2 ngành còn lại không đáng kể nhất là ngành lâm nghiệp (chưa đến 1% trong tổng giá trị). Điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu, nguồn nước cũng như điều kiện kinh tế - xã hội về nguồn lao động, hệ thống cơ sở vật chất, kĩ thuật hạ tầng, các tiến bộ của khoa học - kĩ thuật cũng như các chính sách phát triển của huyện tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp và thủy sản. Giá trị sản xuất của nông nghiệp gấp 15 lần so với thủy sản (năm 2012), tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của thủy sản lại lớn hơn rất nhiều so với nông nghiệp. Trong những năm gần đây, nhất là khi nước ta gia nhập WTO, điều kiện hội nhập rộng rãi tác động gián tiếp đến ngành thủy sản của huyện. Các chính sách chuyển đổi trong nông nghiệp cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và hiệu quả kinh tế mang lại cao là những nguyên nhân chính làm cho giá trị ngành thủy sản tăng mạnh mẽ.

Giá trị ngành lâm nghiệp có sự gia tăng nhẹ từ năm 2005 – nay. Tuy nhiên, tỉ trọng của ngành này trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện giảm mạnh mẽ, năm 2012 chỉ có 0,44%. Trong tương lai, tỉ trọng ngành này có xu hướng giảm thấp hơn nữa. Trên địa bàn huyện chỉ có 2 xã

là Yên Tân và Yên Lợi có sản xuất lâm nghiệp, vì thế phần chuyển dịch trong lâm nghiệp đề tài nghiên cứu sẽ không trình bày ở phần sau. Đối với tất cả các ngành sản xuất dù mang lại giá trị kinh tế lớn hay nhỏ thì dịch vụ phục vụ trong ngành đó không thể thiếu, không thể bỏ qua. Với ngành nông nghiệp, các dịch vụ đó góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển mạnh mẽ, tạo nên một phần giá trị cho sản phẩm. Nội dung này sẽ phần nào làm rõ với các ngành cụ thể.

1.2. Ngành nông nghiệp

Nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo ngành ở Ý Yên diễn ra trên tất cả các phân ngành đó. Trong nội bộ mỗi phân ngành lại có sự chuyển dịch mạnh mẽ phù hợp với những điều kiện sẵn có, với nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và thị trường hàng hóa nông phẩm.

Nguồn: ([18]. [19])

Kinh tế nông nghiệp của Ý Yên đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa vì thế các dịch vụ nông thôn có điều kiện phát triển. Tỉ trọng của nhóm này có sự gia tăng khá mạnh, hiện tại dịch vụ nông thôn đóng góp 8% giá trị trong cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung. Các dịch vụ phục vụ trong nông nghiệp bao gồm hệ thống cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, dịch vụ chăm sóc trong nông nghiệp, hệ thống giao thông vận tải. Cùng với sự tăng lên của dịch vụ nông thôn, ngành chăn nuôi có giá trị cũng như tỉ trọng tăng mạnh chiếm gần 40%, đồng nghĩa với điều đó là giá trị của ngành trồng trọt giảm mạnh mẽ, gần 25% trong giai đoạn 2002 - 2012. Tuy nhiên, do vai trò quan trọng số 1 của mình ngành này vẫn chiếm trên 50% tổng giá trị toàn ngành. Trong nội bộ từng ngành cũng có những sự thay đổi nhất định.

Trồng trọt luôn là ngành có vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành nông nghiệp của Ý Yên. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tỉ trọng ngành trồng trọt đã giảm tương đối từ 75,7% năm 2002 xuống còn 52,5% năm 2012 (xem Biểu đồ 3). Nhưng giá trị sản xuất tăng mạnh từ 435 072 triệu đồng lên 1 466 341 triệu đồng cùng kì, chiếm tới 49% giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2012 (xem Phụ lục 2). Ý Yên là huyện có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp đặc biệt là trong thời kì hội nhập, định hướng trong nông nghiệp là phát triển theo hướng hàng hóa. Vì vậy trong những năm qua, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng mạnh, trong những năm tới quy mô và tốc độ tăng trưởng của toàn ngành còn nhanh hơn nữa. Do quá trình chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp diễn ra theo hướng tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản, vì thế trong những năm qua tỉ trọng ngành trồng trọt giảm.

Điều kiện tự nhiên, đặc biệt là đất đai, khí hậu, nguồn nước đã cho phép Ý Yên có thể phát triển một cơ cấu cây trồng phong phú và đa dạng, bao gồm các loại cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Xét theo thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng, trên địa bàn huyện huyện có hai nhóm cây là cây hàng năm và cây lâu năm. Trong đó, ưu thế tuyệt đối thuộc về nhóm cây hàng năm (99% diện tích trồng trọt của huyện). Tổng diện tích các loại cây trồng có sự giảm nhẹ qua các năm, năm 2012 giảm 1 436 ha so với năm 2002. Diện tích cây hàng năm có xu hướng giảm trong khi đó diện tích cây lâu năm tăng. Nguyên nhân của sự biến động đó là do hiệu quả kinh tế của từng loại cây mang lại cũng như các chính sách đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp trong từng thời kì.

Bảng 4: Diện tích cây hàng năm, cây lâu năm huyện Ý Yên giai đoạn 2002 -2012

Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng Cây hàng năm Cây lâu năm Cây hàng năm Cây lâu năm 2002 35 514 35 336 178 99,5 0,5 2005 34 546 34 365 181 99,5 0,5 2010 34 072 33 735 337 99,0 1,0 2012 34 078 33 722 356 99,0 1,0 Nguồn: ([18], [19])

Xét theo góc độ của giá trị sản xuất kinh tế, cơ cấu cây trồng của huyện được chia ra làm 5 nhóm là cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả và các loại cây khác.

Bảng 5: Diện tích các loại cây trồng trên địa bàn huyện 2002 – 2012 (ha) Năm Tổng diện tích Cây lương thực Cây thực phẩm Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác 2002 35 514 28 716 3 570 2 619 152 457 2005 34 546 27 958 3 373 3 021 155 39 2009 33 742 27 279 2 830 3 230 241 162 2010 34 072 27 369 3 003 3 207 280 213 2012 34 078 27 438 2 944 3 327 295 74 Nguồn: ([18], [19])

Trong 5 nhóm cây trồng thì ưu thế thuộc về cây lương thực, chiếm 80,5% diện tích. Cây công nghiệp chiếm 9,8%, còn lại là tỉ trọng của cây thực phẩm, cây ăn quả và các loại cây khác. Về giá trị sản xuất, cây lương thực chiếm 67% giá trị sản xuất ngành trồng trọt và 35% giá trị sản xuất nông nghiệp (xem Phụ lục 3). Cây lương thực là cây trồng chính trên địa bàn của huyện nhưng hiệu quả kinh tế không cao bằng các cây trồng khác

nhất là cây công nghiệp hàng năm nên tỉ trọng giá trị thấp hơn nhiều so với tỉ trọng diện tích trong ngành trồng trọt.

1.2.1.1. Cây lương thực

Cây lương thực là cây đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu cây trồng của huyện cả về diện tích lẫn giá trị sản xuất. Đây nguồn cung cấp lương thực cho con người, giải quyết các nhu cầu thiết yếu, thường xuyên không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của nhân dân. Đồng thời, khi lương thực đảm bảo được nhu cầu của con người, sẽ làm nguồn thức ăn cho vật nuôi, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển tạo nên một nền kinh tế toàn diện [14: tr.21]. Tình hình sản xuất lương thực của huyện trong giai đoạn 2002- 2012 có nhiều thay đổi.

Biểu đồ 4: Diện tích và sản lượng lương thực giai đoạn 2002 - 2012

Nguồn: ([18], [19])

Sản lượng lương thực là kết quả của năng suất và diện tích. Song nó cũng phản ánh rất rõ trình độ phát triển và mức sống nhân dân trong huyện [14: tr.33]. Sự tăng trưởng của sản lượng lương thực không những đã đáp ứng được nhu cầu về an toàn lương thực của hơn 22 vạn dân trong huyện, mà còn góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Tuy nhiên có thể thấy rằng, sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng cây lương thực chưa thật sự ổn định về diện tích, năm 2012 giảm 592 ha so với năm 2002. Diện tích cây lương thực có sự biến động một phần là do quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất của huyện và hiệu quả kinh tế của cây lương thực không cao bằng các loại cây khác. Thị trường tiêu thụ cũng có phần không ổn định. Diện tích cây lương thực sẽ có xu hướng giảm trong những năm tới nhường diện tích cho cây công nghiệp và cho các mục đích sử dụng khác.

Sản lượng lương thực tăng ổn định từ năm 2005. Năm 2012 tăng 20 241 tấn so với năm 2005. Trong tương lai sản lượng lương thực sẽ tiếp tục tăng cho dù có sự biến động về diện tích. Khoa học công nghệ có tác động rất mạnh mẽ đến năng suất cây lương thực. Các giống mới năng suất chất lượng cao, phân bón chất lượng tốt, công tác thủy lợi được đảm bảo cũng như sự đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ trong nông nghiệp đã làm cho năng suất cây lương thực tăng dẫn đến sản lượng ổn định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong cơ cấu diện tích các loại cây trồng, lúa chiếm 78,8% diện tích cây hàng năm và chiếm gần như tuyệt đối diện tích cây lương thực (96,7%), 3,3% diện tích cây lương thực còn lại là diện tích hoa màu lương thực (khoai lang, ngô, sắn). Giá trị sản xuất lúa đạt 966 473 triệu đồng năm 2012.

Lúa là cây lương thực chính của Ý Yên nói riêng và của tỉnh Nam Định cũng như các địa phương khác của nước ta nói chung. Ở Ý Yên, diện tích lúa có sự phân hóa giữa các xã. Các xã trồng nhiều lúa nhất là Yên Trị, Yên Bằng, Yên Tiến, Yên Trung. Xã có diện tích lúa ít nhất là Yên Xá, Thị trấn Lâm, Yên Lộc (xem Phụ lục 4). Dựa trên những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động dồi dào và giàu kinh nghiệm, cây lúa được ưu tiên phát triển trong việc đầu tư giống và áp dụng các thành tựu mới nhất của khoa học kĩ thuật. Trong những năm qua diện tích lúa dao động từ 26 500 - 27 500 ha và có xu hướng giảm dần qua các năm. Diện tích trồng lúa một phần được chuyển sang diện tích đất trồng cây công nghiệp, nuôi trồng

thủy sản, một phần khác được chuyển đổi sang đất thổ cư. Năng suất lúa giai đoạn 2002 – 2012 có sự tăng nhẹ (3 tạ/ha) nhưng sản lượng lúa hầu như không có sự biến động lớn là do diện tích có xu hướng giảm.

Bảng 6: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa giai đoạn 2002 – 2012

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

2002 27 424 108,56 148 715 2004 26 957 110,60 148 990 2005 26 384 96,10 126 062 2009 26 606 107,74 142 961 2010 26 565 108,83 144 141 2012 26 557 111,97 148 327 Nguồn: ([18], [19])

Cũng giống như các địa phương khác trong toàn tỉnh, sản xuất lúa ở Ý Yên trên đồng ruộng có hai vụ chính: lúa Đông Xuân và lúa Mùa.

+ Lúa Đông Xuân hay còn gọi là lúa chiêm được trồng từ tháng 2 đến tháng 5 trên hầu hết các diện tích đồng ruộng, vì thời gian này có thể đảm bảo về thủy lợi cho hầu hết các đồng rộng trên địa bàn toàn huyện. Diện tích lúa Đông Xuân chiếm 48,6% diện tích lúa cả năm và tỉ trọng có sự giảm nhẹ trong cơ cấu diện tích lúa của huyện (năm 2002, tỉ trọng diện tích lúa Đông Xuân chiếm 48,8%). Do năng suất lúa Đông Xuân cao nên tỉ trọng sản lượng có sự gia tăng khá trong cơ cấu, năm 2002 tỉ trọng sản lượng lúa Đông Xuân đạt 51% và năm 2012 là 52,7%.

+ Lúa Mùa được trồng từ tháng 7 đến tháng 10, trùng với mùa mưa ở miền Bắc. Vụ lúa này không cần cung cấp nhiều nước tưới do nguồn nước mưa khá dồi dào. Hiện nay vào vụ lúa này, một số diện tích ở vùng ô trũng bị bỏ hoang do năng suất lúa không cao, khi gần thu hoạch chịu ảnh hưởng của bão, một phần thu nhập bấp bênh, các nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển. Vì thế nên tỉ trọng diện tích lúa Mùa tăng 0,2% (năm 2002 là 51,2% lên 51,4% năm 2012) và tỉ trọng sản lượng giảm 1,7% (từ 49% xuống còn

47,3% cùng kì). Diện tích lúa Đông Xuân luôn thấp hơn diện tích lúa Mùa do chân ruộng cao dành trồng lạc - cây mang lại giá trị kinh tế cao hơn.

Bảng 7: Diện tích, sản lượng lúa chia theo vụ giai đoạn 2002 - 2012

Năm

Lúa đông xuân Lúa mùa

Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng

(Ha) (Tấn) (Ha) (Tấn) 2002 13 392 75 959 14 032 72 756 2004 13 337 77 621 13 620 71 369 2005 12 877 76 464 13 507 49 598 2009 12 950 76 470 13 656 66 491 2010 12 915 77 529 13 650 66 612 2012 12 897 78 156 13 660 70 171 Nguồn: ([18], [19])

Ta thấy rằng trong giai đoạn trên diện tích lúa được trồng ở 2 vụ đều giảm (lúa Đông Xuân giảm 495 ha, giảm nhiều hơn lúa Mùa, diện tích lúa Mùa giảm 372 ha). Tuy nhiên sản lượng lúa ở 2 vụ có sự biến động trái ngược nhau. Sản lượng lúa Đông Xuân tăng qua các năm mặc dù diện tích có giảm khá mạnh nguyên nhân là do năng suất lúa vụ này cao và có sự tăng nhẹ qua các năm (năm 2012 đạt 60 tạ/ha). Diện tích lúa Mùa giảm, năng suất lúa lại thấp (51 tạ/ha) dẫn đến sản lượng lúa mùa có phần suy giảm qua các năm. Sản lượng lúa Mùa có sự suy giảm mạnh vào năm 2005 (đạt 40 598 tấn trong khi các năm khác luôn đạt trên 65 nghìn tấn). Nguyên nhân ở đây là do yếu tố thiên tai. Năm 2005 có cơn bão số 7 (ngày 27/9), cơn bão lớn nhất trong giai đoạn 1996 – 2005 đã ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp của huyện nói riêng [4].

Trên địa bàn toàn huyện diện tích, sản lượng lúa ở các xã có sự khác nhau. Tuy nhiên do đặc điểm về điều kiện địa hình và khí hậu không có sự phân hóa lớn giữa các xã dẫn đến năng suất lúa không có sự chênh lệch nhiều (xem Phụ lục 3).

Ngoài lúa, trên địa bàn huyện còn có cây màu lương thực là khoai lang, ngô, sắn. Việc phát triển các loại cây màu lương thực có ý nghĩa quan trọng

trong việc tận dụng tài nguyên đất, nâng cao hệ số sử dụng đất và tận dụng nguồn lao động dồi dào trong nông nghiệp. Sản lượng hoa màu lương thực sẽ đáp ứng một phần nhu cầu lương thực cho nhân dân nhưng chủ yếu là nguồn nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong số các loại cây màu lương thực, ngô được xếp vào loại

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp kinh tê Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Ý Yên giai đoạn 2002 2012 (Trang 35 - 60)