Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Phản ánh chất lượng tín dụng, nếu tỷ lệ này càng giảm thấp thể hiện tín dụng đạt chất lượng cao và ngược lại,

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại nhno & ptnt huyện ngọc hiển (Trang 52 - 55)

nếu tỷ lệ này càng giảm thấp thể hiện tín dụng đạt chất lượng cao và ngược lại, theo bảng số liệu trên thì tỷ lệ này giảm xuống đáng kể. Năm 2009 tỷ lệ này là 2,57%, năm 2010 thì chỉ còn 1,13%, sang năm 2011 lại tiếp tục giảm và chỉ còn 0,61%. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày càng tăng lên. Mặc dù quy mô tín dụng ngày càng mở rộng nhưng nợ quá hạn thì lại không tăng mà còn giảm xuống đáng kể.

4.3. Đánh giá hoạt động sử dụng vốn tại Ngân hàng.

Để đánh giá tình hình sử dụng vốn trong 03 năm ta có các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch tăng (giảm)

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010Tổng dư nợ/Tổng NV 97,20 97,56 98,24 0,36 0,68 Tổng dư nợ/Tổng NV 97,20 97,56 98,24 0,36 0,68 Dư nợ/Vốn HĐ 523,27 392,52 279,99 -130,75 -112,53

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của ngân hàng qua 03 năm)

Bảng 4.10: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng qua 03 năm 2009-2011.

4.3.1. Chỉ tiêu dư nợ/tổng nguồn vốn.

Nhìn vào bảng 4.10 ta thấy: Tình hình tập trung vốn tín dụng cho hoạt động của Ngân hàng là rất cao. Thông thường tỷ lệ tổng dư nợ/tổng nguồn vốn chỉ cần đạt trên 50% là tốt. Trong khí đó ở NHNo & PTNT Ngọc Hiển thì tỷ lệ này đạt hơn 90%, cụ thể: năm 2009 là 97,20%, năm 2010 là 97,56%, năm 2011 là 98,24%. Điều này cho thấy Ngân hàng đã tập trung vốn tín dụng rất cao. Nếu 2010 so với năm 2009 tăng 0,36%, thì năm 2011 lại tiếp tục tăng 0,68% so với năm 2010. Mức sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng cao như vậy đã thể hiện được việc Ngân hàng đã khai thác mọi nguồn vốn cho hoạt động của mình.

4.3.2. Chỉ tiêu dư nợ/tổng vốn huy động.

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng dư nợ mà Ngân hàng cho vay thì có bao nhiêu đồng vốn huy động, nếu khả năng huy động vốn của Ngân hàng càng cao thì thể hiện sự cho vay cũng cao. Cụ thể tình hình dư nợ/tổng vốn huy động ở Ngân hàng trong 03 năm qua như sau: trong năm 2011 thì trong 523 đồng vốn cho vay thì chỉ có 100 đồng vốn huy động, tương ứng với việc Ngân hàng đã đáp ứng được 19,21% nhu cầu vốn vay của khách hàng. Sang năm 2010 nguồn vốn huy động lại tăng đáng kể, vì vậy trong 392 đồng vốn cho vay thì đồng vốn huy động chiếm 100 đồng và sang năm 2011 thì trong 279 đồng vốn cho vay trong đó có 100 đồng là vốn huy động, hay nói cách khác Ngân hàng đã tự huy động vốn đáp ứng được 35,84% nhu cầu vay vốn của khách hàng. Điều này đã cho thấy rằng Ngân hàng ngày càng chủ động trong việc tự huy động vốn để cho vay, hạn chế sử dụng vốn điều hoà từ Ngân hàng cấp trên.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀCHO VAY TẠI NHNo & PTNT NGỌC HIỂN CHO VAY TẠI NHNo & PTNT NGỌC HIỂN

Xuất phát từ việc phân tích tình hình huy động vốn và cho vay của NHNo & PTNT Ngọc Hiển trong 03 năm qua đã cho ta thấy được những thành tựu đáng kể về các mặt như: huy động vốn và sử dụng vốn... Theo tình hình thực tế cho thấy, lĩnh vực kinh doanh ngày càng phát triển, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng diễn ra quyết liệt hơn kể cả Ngân hàng quốc doanh. Do đó để tồn tại và vươn lên thì bản thân của Ngân hàng phải có những biện pháp linh hoạt hơn, phù hợp với từng thời kỳ nhất định để đạt được những mục tiêu đã đề ra như về nhu cầu vay vốn cho xã hội và mang lại lợi nhuận nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

5.1. Về công tác nguồn vốn.

Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng phải gắn liền với chiến lược sử dụng vốn, nếu huy động quá nhiều sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn trong các trường hợp không có cơ hội đầu tư và ngược lại sẽ gây ra tình trạng thiếu vốn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Như vậy giải pháp tốt nhất là phải xuất phát từ tình hình thực tế về nhu cầu vốn mà đưa ra các biện pháp huy động vốn để đáp ứng vốn trong từng thời kỳ nhất định. Tính hiệu quả trong việc huy động vốn không thể đánh giá một cách đơn giản là cứ huy động được càng nhiều càng tốt mà còn phải kết hợp với các giải pháp làm tối thiểu chi phí phải trả cho đầu vào từ huy động.

Để nâng cao được nguồn vốn huy động thì trước tiên, Ngân hàng phải phát triển sản phẩm mới, tức là đa dạng hoá các dịch vụ cung ứng. Trong điều kiện hiện nay huyện Ngọc Hiển chưa có Ngân hàng nào ngoài NHNo & PTNT nhưng tương lai trên thị trường ngày càng có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng thì Ngân hàng nào đưa ra các dịch vụ tốt và đa dạng thì sẽ có nhiều điều kiện thu hút khách hàng gửi tiền hơn. Muốn thực hiện tốt điều này, Ngân hàng nên triển khai công nghệ thông tin theo định hướng kết nối thanh toán liên hệ thống, triển khai hoạt động dịch vụ đa dạng: dùng thẻ ATM,

thẻ Ngân hàng, Visa Master card... để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng phải mở rộng công tác quảng cáo, tiếp thị dưới nhiều hình thức: quảng cáo trên tivi, pano, áp phích hoặc có thể gặp gỡ trực tiếp với khách hàng có tiền gửi thường xuyên và có số dư lớn. Ngoài ra Ngân hàng cần phải tăng cường thực hiện chính sách khách hàng tạo mối quan hệ thân thiện, đặc biệt là phải luôn giữ được mối quan hệ tốt với những khách hàng truyền thống, bên cạnh thái độ niềm nở, nhiệt tình phục vụ khách hàng nhanh chóng kịp thời. Ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng về việc gửi tiền, nâng cao uy tín và sự tín nhiệm cho khách hàng.

5.2. Về công tác sử dụng vốn.

Song song với việc huy động vốn thì vấn đề đặt ra là phải đầu tư vốn này như thế nào để mang lại hiệu quả cao hơn. Trong những năm tới, Ngân hàng có thể triển khai nhiều biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo đầu tư vốn an toàn, có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại nhno & ptnt huyện ngọc hiển (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w