Tiền gửi kho bạc nhà nước/Vốn huy động ( TGKBNN/vốn HĐ).

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại nhno & ptnt huyện ngọc hiển (Trang 35 - 40)

Tỷ lệ này qua 03 năm có tăng, có giảm cụ thể vào năm 2009 tỷ lệ này là 9,91%, năm 2010 là 11,67% tăng 1,76% so với năm 2009 và sang năm 2011 tỷ lệ này lại giảm xuống còn 6,7% giảm 4,97% so với năm 2010. Ngân hàng cần có biện pháp khuyến khích tăng loại tiền gửi này vì nó chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng vốn huy động.

Tóm lại, qua việc đánh giá các chỉ tiêu trên ta thấy trong hoạt động của Ngân hàng thì vấn đề huy động vốn có những thành tựu đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng hoạt động. Tuy nhiên bên cạnh đó, có những hạn chế trong vấn đề vốn điều hoà, Ngân hàng cần hạ thấp tỷ lệ vốn điều hoà hơn nữa và tăng vốn huy động để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình trong những năm tới.

4.2. Phân tích tình hình cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn huyện Ngọc Hiển qua 3 năm 2009-2011. nông thôn huyện Ngọc Hiển qua 3 năm 2009-2011.

NHNo & PTNT Ngọc Hiển là một Ngân hàng thương mại, chi nhánh của NHNo & PTNT tỉnh Cà Mau, bằng nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên của Ngân hàng đã thu hút khách hàng đến quan hệ gửi tiền cũng như việc vay tiền ngày càng đông hơn, Ngân hàng đã ngày một tích cực mở rộng các hình thức tín dụng, đầu tư nhiều trang thiết bị, máy móc... mở rộng quan hệ tiền gửi với các tổ chức tín dụng khác, với Kho bạc Nhà nước... Do đó hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng ngày càng được nâng cao, Ngân hàng đã đáp ứng khá sâu rộng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế và dân cư. Ngoài ra không thể không tính đến lợi nhuận mang lại từ công tác cho vay đảm bảo được tài chính cho chi nhánh trên cơ sở chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra.

(ĐVT: triệu đ ồng)

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch tăng (giảm)

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Tương đối Tuyệt đối (%) Tương đối Tuyệt đối (%) - Doanh số cho vay 104.826 112.349 145.565 7.523 7,18 33.216 29,57 - Doanh số thu nợ 61.606 104.683 117.747 43.007 69,92 13.064 12,48 - Dư nợ 85.338 93.004 120.822 7.666 8,98 27.818 29,91 - Dư nợ bình quân 80.902 89.171 106.913 8.269 10,22 17.742 19,90

- Dư nợ quá hạn 2.191 1.055 741 -1.136 -51,85 -314 -29,76

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Ngân hàng qua 03 năm)

Bảng 4.4: tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng qua 03 năm 2009-2011.

Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy: Quy mô tín dụng của Ngân hàng ngày càng được mở rộng, cụ thể như sau: Doanh số cho vay của năm 2010 tăng so với năm 2009 là 7.523 triệu đồng, tăng 7,18%. Năm 2011 lại tiếp tục tăng 33.216 triệu đồng, tăng 29,57%. Bên cạnh việc tăng lên của doanh số cho vay thì số dư nợ qua 03 năm cũng tăng lên đáng kể, thể hiện qua năm 2009 số dư nợ là 85.338 triệu đồng, tăng 93.004 triệu đồng ở năm 2010 và tiếp tục tăng lên 120.822 triệu đồng trong năm 2011. Nếu so sánh năm 2010 với năm 2009 thì tổng dư nợ tăng 7.666 triệu đồng, tăng 8,98%, còn năm 2011 so với năm 2010 thì tổng dư nợ tăng 27.818 triệu đồng, tương đương 29,91%.

Nhìn chung qua 03 năm thì doanh số cho vay và tổng dư nợ đều tăng lên chứng tỏ rằng quy mô tín dụng của Ngân hàng ngày càng mạnh lên, còn về chất lượng của tín dụng qua 03 năm tại Ngân hàng cũng có những chuyển biến tốt. Điều đó được thể hiện qua doanh số thu nợ ở 03 năm tăng lên trong khi đó nợ quá hạn trong việc cho vay của Ngân hàng giảm xuống. Cụ thể như sau: Năm 2010 doanh số thu nợ tăng 43.077 triệu đồng, tăng 69,92% so với năm 2009, doanh số thu nợ lại tiếp tục tăng trong năm 2011, số tăng tuyệt đối là 13.064 triệu đồng, tương ứng 12,48%. Còn các khoản nợ quá hạn ở năm 2010 giảm xuống 1.136 triệu đồng, giảm 51,85% so với năm 2009. Năm 2011 nợ quá hạn lại tiếp tục giảm xuống, số giảm tuyệt đối là 314 triệu đồng, tương ứng 29,76%. Điều này thể hiện tín dụng của Ngân hàng ngày càng tăng lên khi mà số nợ quá hạn ngày càng giảm xuống đáng kể.

Nhìn chung chất lượng tín dụng cũng như quy mô tín dụng ngày càng tiến tới có hiệu quả hơn, để xem xét tình hình cho vay của Ngân hàng diễn ra như thế nào, ta phân tích cụ thể các yếu tố sau:

ĐVT: Triệu đồng

Ngành kinh tế

Năm Chênh lệch tăng (giảm)

2009 2010 2011

2010/2009 2011/2010

Tuyệt đối Tương đối

(%) Tuyệt đối

Tương đối (%)

A. NGẮN HẠN 79.198 80.625 88.965 1.427 1,80 8.340 10,34

1. Nuôi trồng thuỷ sản 68.641 69.081 59.747 540 0,79 -12,334 -17,85 2. Thương mại & dịch

vụ 2.781 3.249 14.646 468 16,83 11.397 350,78

3. Tiểu thủ CN, khác 7.876 8.295 17.575 419 5,32 9.277 111,84

B. TRUNG HẠN 25.628 31.724 56.600 6.096 23,79 24.876 78,41

1. Giao thông, xây

2. Cho vay tiêu dùng 3.754 4.761 12.938 1.007 26,82 8.177 171,75 3. CN chế biến, khác 20.140 23.982 31.571 3.842 19,08 7.589 31,64

TỔNG CỘNG 104.826 112.349 145.565 7.523 7,78 33.216 29,57

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của ngân hàng qua 03 năm)

Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo các ngành kinh tế của Ngân hàng qua 03 năm 2009-2011.

Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy: Doanh số cho vay theo các ngành kinh tế ngày càng tăng cao qua 03 năm, trong đó từng loại cho vay có những biến động đáng kể sau:

- Doanh số cho vay ngắn hạn: Năm 2010 tăng 1.427 triệu đồng, so vớinăm 2009 tăng 1,80% và năm 2011 tiếp tục tăng lên 8.340 triệu đồng, tăng năm 2009 tăng 1,80% và năm 2011 tiếp tục tăng lên 8.340 triệu đồng, tăng 10,34% về số tương đối. Cụ thể cho vay từng ngành kinh tế như sau:

+ Trong tất cả các ngành kinh tế mà Ngân hàng đầu tư tín dụng thì ngành nuôi trồng thuỷ sản được Ngân hàng đầu tư nhiều nhất, nhưng doanh số cho vay của ngành này tăng giảm không ổn định, tốc độ tăng 2009/2010 cao hơn 2011/2010 cả về tuyệt đối lẫn tương đối. Cụ thể, doanh số cho vay ngành thuỷ sản năm 2010 đạt 69.081 triệu đồng tăng 540 triệu đồng tức là tăng 0,79% so với năm 2009. Sang năm 2011 doanh số này lại giảm xuống còn 56.747 triệu đồng giảm về số tuyệt đối là 12.334 triệu đồng hay giảm về số tương đối là 17.85% so với năm 2010. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay này tăng giảm không ổn định do Ngọc Hiển là vùng có nước mặn quanh năm vì thế rất thuận lợi cho việc phát triển ngành thuỷ sản và người dân ở đây đã tận dụng nguồn nước quanh năm này để đầu tư phát triển thuỷ sản. Nhưng đến năm 2011 thì doanh số cho vay ngành thuỷ sản lại giảm đáng kể do trong năm vừa qua gía cả thức ăn phục vụ cho việc nuôi tôm và con giống cũng tăng đáng kể…., xong giá tôm bán ra lại giảm sút mạnh nên tình trạng sản xuất không hiệu quả, nhiều nơi nuôi trồng thuỷ sản bị thu hẹp, làm ăn thua lỗ và các hộ vay này không trả nợ đúng hạn.

+ Ngành thương mại và dịch vụ ngày càng tăng cao, năm 2009 là 2.781 triệu đồng, năm 2010 là 3.249 triệu đồng, tăng 468 triệu đồng, tương đương 16,83%. Đến năm 2011 lại tiếp tục tăng cao so với năm 2010, Ngân hàng cho vay tăng 11.397 triệu đồng, tăng 350,78%. Nguyên nhân mà doanh số cho vay đối với ngành này tăng là do huyện Ngọc Hiển đang trên đà phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội nên sức mua của người dân ngày càng tăng cao, dẫn đến các hộ kinh doanh cần sử dụng vốn vay nhiều hơn trong việc kinh doanh của mình. Từ năm 2010 NHNo & PTNT định hướng đầu tư cho nông nghiệp nông thôn là chủ đạo theo chủ trương của Nhà nước, bên cạnh đó mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ, đó là nguyên nhân chính dẫn đến cho vay trong vĩnh vực này ngày càng tăng.

+ Cũng như ngành Thương mại và Dịch vụ thì ngành Tiểu thủ công nghiệp và các ngành khác hiện nay cũng được Ngân hàng chú ý nhiều hơn, Ngân hàng bắt đầu chú trọng đến việc đầu tư vào trong lĩnh vực này. Cụ thể là: năm 2009 Ngân hàng đầu tư 7.876 triệu đồng, năm 2010 mức đầu tư tăng lên là 8.295 triệu đồng, tăng 419 triệu đồng tương đương 5,32%. Sang năm 2011, con số này tiếp tục tăng lên tới 17.572 triệu đồng, tăng 9.277 triệu đồng với số tương đối tăng 111,84%. Doanh số cho vay ngành này tăng qua các năm là do trong những năm qua Ngân hàng đẩy mạnh công tác cho vay, đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng đầu tư có hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu đầu tư xâm nhập vào ngành nghề này. Ngoài ra, lý do làm doanh số cho vay ngành này tăng là do đối tượng đầu tư vào ngành này chủ yếu là hộ gia đình. Cá nhân không chỉ đơn thuần làm nông nghiệp như trước đây mà họ đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp. Qua số liệu ta thấy NHNo & PTNT Ngọc Hiển đang đẩy nhanh tốc độ đầu tư vào các ngành này và sẽ còn mở rộng hơn nữa. Do ngành này từ trước đến nay đại đa số khách hàng uy tín, đủ tài sản đảm bảo nợ, sử dụng vốn vay tốt và ít bị rủi ro.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại nhno & ptnt huyện ngọc hiển (Trang 35 - 40)

w