Tiền gửi của tổ chức tín dụng: Cũng tăng lên qua 03 năm nhưng chiếm tỷ trọng rất thấp trong vốn huy động, cụ thể năm 2009 là 55 triệu đồng,

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại nhno & ptnt huyện ngọc hiển (Trang 32 - 34)

chiếm tỷ trọng rất thấp trong vốn huy động, cụ thể năm 2009 là 55 triệu đồng, có tỷ trọng là 0,34% vốn huy động, năm 2010 có tỷ trong là 0,25% và năm 2011 lại chiếm tỷ trọng là 0,22% vốn huy động. Vì tại địa phương chỉ có duy nhất một tổ chức tín dụng là Ngân hàng chính sách xã hội.

- Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước: Năm 2009 là 1.617 triệu đồng,năm 2010 là 2.766 triệu đồng, chiếm 11,67% vốn huy động và tăng so với năm 2010 là 2.766 triệu đồng, chiếm 11,67% vốn huy động và tăng so với năm 2009 là 1.149 triệu đồng, với số tương đối tăng 71,06%. Đến năm 2011, tiền gửi Kho bạc Nhà nước là 2.892 triệu đồng, chiếm 6,70% vốn huy động, tăng so với năm 2010 là 4,56% với số tuyệt đối tăng 126 triệu đồng. Qua số liệu phân tích ta thấy tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tăng qua các năm nhưng tăng không nhiều. Để phục vụ nguồn vốn cho các công trình kiến thiết, xây dựng cơ sở hạ tầng theo kế hoạch Nhà nước, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tăng lên là rất có lợi cho Ngân hàng, vì nó chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong nguồn vốn huy động.

Nhìn chung vốn tự huy động luôn tạo ra khả năng chủ động trong hoạt động kinh doanh và khẳng định tính tự chủ ngày càng cao trong hoạt động tín dụng cũng như đầu tư khác cho chi nhánh.

4.1.3: Đánh giá tình hình huy động vốn.

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch tăng (giảm)

Vốn HĐ/Tổng NV 18,59 24,85 35,09 6,27 10,23 Vốn ĐH/Tổng NV 80,14 73,83 63,49 -6,30 -10,34 TG có kỳ hạn/Vốn HĐ 74,32 66,69 76,26 -7,63 9,57 TG các TCTD/Vốn HĐ 0,34 0,25 0,22 -0,08 -0,03

TGKBNN/Vốn HĐ 9,91 11,67 6,70 1,76 -4,97

(Nguồn: Bảng cân đối tài sản của ngân hàng qua 03 năm)

Bảng 4.3: Các chỉ tiêu đánh giá về hoạt động huy động vốn của Ngân

hàng qua 03 năm 2009-2011. - Tỷ lệ vốn huy động/Tổng nguồn vốn.

Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy: Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn có sự tăng lên cụ thể : 18,59% năm 2009, 24,85% năm 2010 và 35,09% năm 2011. Trong năm 2010, tỷ lệ vốn huy động/tổng nguồn vốn tăng lên là 6,27% đó là do nguồn vốn tự huy động tăng 7.376 triệu đồng, tăng 45,20% so với năm 2009. Tiếp sang năm 2011 tỷ lệ vốn huy động/tổng nguồn vốn vẫn tăng lên và tăng cao hơn tỷ lệ tăng của năm trước, tỷ lệ tăng là 10,23%. Nguyên nhân tăng cũng là do nguồn vốn huy động tăng lên cao, năm 2011 thì vốn huy động là 43.152 triệu đồng, tăng 19.458 triệu đồng so với năm 2010 và số tương đối cũng tăng là 82,12%. Vì vậy so với năm 2001 thì vốn huy động/tổng nguồn vốn được nâng lên từ 24,85% lên 35,09% trong năm 2011.

Chỉ tiêu này giúp Ngân hàng biết được khả năng huy động tại chi nhánh để có hướng hoạt động mới làm tăng nguồn vốn tự huy động tại địa phương bằng nhiều hình thức phong phú, bởi vì tỷ lệ này càng cao càng tốt cho hoạt động Ngân hàng. Vốn huy động có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng. Ba năm qua (2009-2011) vốn huy động có xu hướng tăng lên nhưng với tỷ lệ còn qúa nhỏ chưa đạt yêu cầu. Do đó, hoạt động cho vay của Ngân hàng còn lệ thuộc rất nhiều vào vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Khi sử dụng vốn điều chuyển thì Ngân hàng phải chịu

mức lãi suất cao hơn nhiều so mới mức lãi suất huy động từ tiền gửi khách hàng, mặt khác Ngân hàng không thể chủ động trong công tác cho vay của mình. Sự phụ thuộc trên suy cho cùng nó xuất phát từ nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng mà Ngân hàng không đủ khả năng để đáp ứng. Từ đó sử dụng vốn vay từ Ngân hàng cấp trên là điều tất yếu. Nhưng nếu tình trạng vay vốn cấp trên quá nhiều và kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại nhno & ptnt huyện ngọc hiển (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w