Lưu chuyển tiền từ hoạt

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kỹ thuật Công nghiệp Daietsu, thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 52)

động tài chính 0 0 0 0 0

Lưu chuyển tiền thuần từ

hoạt động tài chính 40 0 0 0 0 0

Lưu chuyển tiền thuần

trong kỳ 50 1.009.422.019 (245.594.374) 74.109.839 1.255.016.393 (511,01) (319.704.213) (431,399

Tiền và tương đương tiền đầu

kỳ 60 1.130.250.801 1.375.845.175 1.301.735.336 (245.594.374) (17,85) (74.109.839) 5,69

Tiền và tương đương tiền

cuối kỳ 70 2.139.672.820 1.130.250.801 1.375.845.175 1.009.422.019 89,34 (245.594.374) (17,85)

Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty trong 3 năm 2009, 2010, 2011, các nhà phân tích có thể đưa ra những nhận định, đánh giá từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó, giúp giám đốc đưa ra các quyết định quản trị phù hợp.

Ta có lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD trong năm 2009 là 74 triệu đồng, năm 2010 là (221) triệu đồng, năm 2011 là 1.009 triệu đồng. Nhận thấy lưu chuyển tiền thuần của xí nghiệp từ HĐKD tăng qua các năm. Đây là một xu hướng tốt. Do lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD luôn lớn hơn lợi nhuận sau thuế của Công ty, cho thấy chất lượng lợi nhuận của công ty cao. Tuy năm 2010 có lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD âm nhưng tiền và tường đương tiền cuối kỳ dương nên vẫn chấp nhận được.

Đối với hoạt động đầu tư, hoạt động đầu tư tài sản mới là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới dòng tiền thuần. Tiền chi mua sắm và xây dựng tài sản cố định mới giảm mạnh vào năm 2010. So với năm 2009 giảm 24 triệu đồng.

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ của cả ba năm đều dương chứng tó hoạt động lưu chuyển tiền của công ty khá ổn, mặc dù hầu hết là do tiền và tương đương tiền đầu kỳ cao. Đặc biệt năm 2011, lưu chuyển tiền trong kỳ đạt 1.009 triệu đồng đã góp phần làm tăng mạnh dòng tiền cuối lỳ của công ty.

3.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, để tồn tại và phát triển các công ty phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý. Năng lực phân tích tài chính được coi là yếu tố quan trọng để mang lại sự thành công trong công ty. Vì vậy, hoàn thiện công tác phân tích tài chính là một công việc không chỉ là vấn đề của từng doanh nghiệp, mà là vấn đề của cả các cơ quan quản lý. Bởi vì, nếu mỗi doanh nghiệp phân tích tài chính tốt, sẽ là tiền đề để họ luôn đưa ra các quyết định đúng đắn và phù hợp pháp luật. Điều này đảm bảo tính ổn định và sự phát triển bền vững của cả nên kinh tế. Các giải pháp được đề xuất ở trên đều là những việc làm thiết thực đối với Công ty TNHH Kỹ

Lê Thị Thùy Duyên Lớp : TCDNA – K11

Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

thuật Công nghiệp Daietsu nhằm thực hiện công tác phân tích tài chính một cách tốt hơn. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho công ty cho việc thực hiện các giải pháp trên thì các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự hỗ trợ để tạo ra môi trường thuận lợi không chỉ có Công ty TNHH Kỹ thuật Công nghiệp Daietsu mà cả với các công ty khác.

Những tác động hỗ trợ của các cơ quan quản lý đối với công tác phân tích tài chính của các công ty nói chung và công ty đào tạo lao động nói riêng phải nhằm mục đích tạo ra môi trường thuận lợi và động lực thúc đẩy các công ty phân tích tài chính có hiệu quả. Với tinh thần đó, em xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau:

Một là, điều chỉnh, ban hành chế độ kế toán phù hợp tạo cơ sở cho việc cung

cấp thông tin đầy đủ và chính xác. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều chuyển biến lớn, do đó chế độ kế toán Việt Nam cũng đã liên tục được đổi mới cho thích nghi với hoàn cảnh đất nước và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, việc thay đổi liên tục gây ra nhiều khó khăn cho công tác kế toán ở công ty, làm cho việc hạch toán sổ sách thiếu tính thống nhất, đồng bộ ở các công ty. Vì vậy, Bộ tài chính cần điều chỉnh hệ thống kế toán phù hợp, thống nhất và đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên kế toán của công ty thực hiện công việc của mình một cách chính xác, không phải thay đổi nhiều.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng phải qui định về việc kiểm toán nhất là công tác kiểm toán nội bộ tại công ty nhằm nâng cao tính chính xác của sổ sách kế toán, góp phần làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của Công ty.

Hai là, ra quyết định mang tính bắt buộc đối với việc thực hiện phân tích tài

chính hàng năm của công ty tăng cường kiểm toán nhà nươc. Chính phủ cần quy định rõ về thời gian phân tích, về việc báo cáo kết quả phân tích. Đây là một hoạt động trong công tác kế toán tài chính nhưng không nên sát nhập phân tích tài chính vào công tác kế toán. Trong thời gian đầu khi các công ty, doanh nghiệp mới thực hiện công tác phân tích tài chính một cách có kế hoạch, có qui củ như vậy thì nhà

Lê Thị Thùy Duyên Lớp : TCDNA – K11

Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

nước nên tăng cường các hoạt động giám sát, kiểm tra để đôn đốc các doanh nghiệp hoạt động đi vào nề nếp.

Ba là, để hỗ trợ cho các công ty phân tích tài chính tốt, nên thành lập thêm các

công ty tư vấn do các cơ quan quản lý làm chủ quản, chuyên cung cấp thông tin tư vấn và đánh giá về doanh nghiệp để ngày càng đa dạng hóa nguồn thông tin và nâng cao chất lượng các nguồn thông tin.

Lê Thị Thùy Duyên Lớp : TCDNA – K11

Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

KẾT LUẬN

Hoàn thiện công tác phân tích tài chính là một yêu cầu tất yếu để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, đối với Công ty TNHH Kỹ thuật Công nghiệp Daietsu. Được đi thực tập cọ sát với thực tế chuyên môn riêng, thực tế cuộc sống nói chung đã giúp em nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tài chính trong mỗi doanh nghiệp. Có thể nói, phân tích tài chính doanh nghiệp trở thành một khâu quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có ý nghĩa quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp.

Trong thời gian thực tập vừa qua, với vốn kiến thức đã được thầy giáo, cô giáo Trường Học viện Ngân Hàng dạy dỗ, sự giúp đỡ của anh, chị Kế toán Công ty TNHH Kỹ thuật Công nghiệp Daietsu, em đã hoàn thành chuyên đề với đề tài “Phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kỹ thuật Công nghiệp

Daietsu, thực trạng và giải pháp”. Thông qua việc nghiên cứu khái niệm, các chỉ tiêu về phân tích tài chính, đề tài đã đưa ra những nhận định, đánh giá tổng quát về hoạt động phân tích tài chính, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp một phần nhỏ giúp cho phân tích tài chính tại công ty được hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn.

Do hạn chế trong hiểu biết của mình và kinh nghiệm thực tế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót trong cách trình bày và cách giải quyết vấn đề chưa thực sự hoàn chỉnh. Vì vậy, em mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của thầy, cô giáo trong khoa và các nhà quản lý của công ty cho chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn phòng Kế toán của Công ty TNHH Kỹ thuật Công nghiệp Daietsu đã giúp đỡ em trong thời gian hoàn thiện chuyên đề này.

Lê Thị Thùy Duyên Lớp : TCDNA – K11

Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

MỤC LỤC

MỤC LỤC...52

Lê Thị Thùy Duyên Lớp : TCDNA – K11

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kỹ thuật Công nghiệp Daietsu, thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w