Tháng 10 năm 2013
Tài khoản 622 – chi phí nhân công trực tiếp
Ngày tháng
ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Nợ Số phát sinh Có Số hiệu Ngàytháng
31/10 PKT12 31/10 Chi phí lương của lái xe, phụ xe 334 308.050.000 31/10 PKT15 31/10 Các khoản trích theo lương 338 70.851.500
… … …. …. ….
31/10 PKT216 31/10 K/c TK 6221 sang TK 154 154 378.901.500
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng số 2.12: Sổ cái TK 622
Công ty TNHH vận tải Long Biên
Phòng tài chính – kế toán
SỔ CÁI TÀI KHOẢNTháng 10 năm 2013 Tháng 10 năm 2013 Tài khoản: 622 – chi phí nhân công trực tiếp
Số CT Ngày
hạch toán
Loại
CT Diễn giải Tài khoản TK đối ứng Nợ Có
A B C D E F 1 2
17 31/10 PKT Chi phí lương 622 334 308.050.000 18 31/10 PKT Các khoản trích theo lương 622 338 70.851.500 216 31/10 PKT Kết chuyển chi phí nhân
công trực tiếp
622 154 378.901.500
Cộng 378.901.500 378.901.500
Ngày 31 tháng 12 năm 2012
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 2.1.3.1. Nội dung
Chi phí sản xuất chung ở công ty TNHH vận tải Long Biên là các chi phí cần thiết còn lại để thực hiện dịch vụ vận tải ngoại trừ chi phí nhiên liệu và chi phí nhân công trực tiếp, bao gồm các chi phí quản lý và phục vụ cho kinh doanh vận tải như chi phí săm lốp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa phương tiện vận tải, lương của đội quản lý ở phòng vận tải, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
- Chi phí săm lốp: Chi phí săm lốp là khoản chi phí về vá hoặc thay thế săm lốp ô tô hư hỏng. Trong quá trình hoạt động, săm lốp phương tiện vận tải bị hao mòn dần và đến một mức độ hao mòn nhất định cần được thay thế để đảm bảo phương tiện hoạt động bình thường
- Chi phí khấu hao TSCĐ: trong công ty vận tải, ô tô là phương tiện chủ yếu để thực hiện hoạt động dịch vụ và là nguồn TSCĐ chiếm tỉ trọng vốn đầu tư lớn nhất. Việc tính khấu hao hàng tháng cho TSCĐ nhằm thu hồi lại nguồn vốn đầu tư. Chi phí khấu hao TSCĐ này là một khoản chi phí trực tiếp của hoạt động vận tải hình thành nên giá thành dịch vụ, bù đắp giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình hoạt động cung ứng dịch vụ. Công ty thực hiện trích khấu hao phương tiện vận tải theo phương pháp đường thẳng.
- Chi phí sửa chữa phương tiện vận tải: sửa chữa phương tiện là một hoạt động cần thiết và diễn ra khá thường xuyên ở công ty, nhằm đảm bảo các phương tiện đạt được chỉ tiêu kĩ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Công ty quy định mức sửa chữa ô tô theo định mức của Bộ Giao thông vận tải dựa trên số kilomet của phương tiện đã hoạt động dịch vụ. Cụ thể:
Mức sửa chữa lớn: 140.000 km Mức bảo dưỡng II: 7.500 km Mức bảo dưỡng I: 2.500 km
- Chi phí lương của đội quản lý của phòng vận tải: đây là một khoản chi phí trực tiếp tham gia vào việc cung ứng dịch vụ, bao gồm lương và các khoản trích theo lương của đội quản lý - Chi phí dịch vụ mua ngoài: ngoài những khoản chi phí trên,
trong hoạt động dịch vụ còn cần các khoản chi phí khác như lệ phí bến bãi, chi phí điện nước, chi phí cầu phà, bồi thường thiệt hại … và một số chi phí bằng tiền khác. Tất cả các
khoản chi phí này đều được tính vào giá thành cung cấp dịch vụ.
2.1.3.2. Tài khoản sử dụng
TK chi phí sản xuất chung được công ty sử dụng là TK 627 – chi phí sản xuất chung.
Bên Nợ: tập hợp tất cả chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí săm lốp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí lương của đội quản lý, chi phí sửa chữa phương tiện và chi phí mua ngoài khác.
Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung theo quy định Kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành vận tải
Cuối kì, TK 627 không có số dư.
Ở công ty TNHH vận tải Long Biên, kế toán sử dụng 4 tài khoản chi tiết, cụ thể là:
TK 6271: chi phí săm lốp
TK 6272: chi phí lương đội quản lý
TK 6273: chi phí sửa chữa phương tiện vận tải TK 6274: chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6275: chi phí mua ngoài khác 2.1.3.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết - Ghi sổ chi phí săm lốp: TK 6271
Định mức của công ty là mỗi phương tiện chạy được 50.000 km thì tiến hành thay thế săm lốp. Tuy nhiên, nếu khi thay săm lốp lại ghi giá trị thay thế 1 lần vào giá thành dịch vụ khi tiến hành thay thế gây nên sự chênh lệch, mất ổn định về giá thành. Việc hạch toán chi phí kéo theo cũng không phù hợp. Do đó, hàng tháng, kế toán công ty đều tiến hành trích trước chi phí săm lốp. Cụ thể là:
Định mức chi phí săm lốp cho 1 km xe chạy được tính như sau:
Số km thực tế đã hoạt động trong tháng Chi phí săm lốp trích trước trong tháng Định mức chi phí săm lốp cho 1 km xe chạy
Cuối kì, kế toán trích trước chi phí săm lốp:
Nợ TK 6271: Chi phí săm lốp trích trước trong tháng Có TK 335: chi phí phải trả
Đồng thời, cũng kết chuyển số dư TK 6271 sang TK 154 để tập hợp tính giá thành.
Ví dụ:
Công ty quy định định mức chi phí săm lốp cho 1 km xe chạy là 500 VNĐ Trong tháng 10, số km thực tế chạy được là 69.890 km
Vậy chi phí săm lốp trích trước trong tháng 10 là: 500 * 69.890 = 34.945.000 (đồng)
Nguyên giá săm lốp Số bộ săm lốp phải sử dụng cho 1 xe Định mức chi phí săm lốp cho 1 km
Bảng 2.13: Phiếu kế toán TK 6271
-
Ghi sổ chi phí lương đội quản lý
Tương tự như chi phí lương nhân viên trực tiếp hoạt động dịch vụ, chi phí lương đội quản lý cũng được tính toán dựa trên bảng chấm công. Sau đó, kế toán sẽ căn cứ vào bảng chấm công, kết quả công việc để tính ra tiền lương của nhân viên đồng thời lập bảng thanh toán tiền lương.
Công ty TNHH vận tải Long Biên Phòng tài chính - kế toán