Tiếp cận với các khu vực thị trường xuất nhập khẩu cơ bản.

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập. (Trang 36 - 39)

2. Các giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện mục tiêu định hướng phát triển ngoại thương Việt Nam đến năm 2005.

3.4. Tiếp cận với các khu vực thị trường xuất nhập khẩu cơ bản.

Trên cơ sở hoạt động xuất - nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua đã thiết lập được các mối quan hệ thị trường cơ bản và đạt được những thành tựu quan trọng trong những năm vừa qua, đặc biệt là năm 1999 và 2000 vừa qua. Trên cơ sở tiền đề như vậy, song việc khai thác các thị trường này trong tương lai có thành công hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan và đường lối trong quan hệ đối ngoại của nước ta trong thời gian tới. Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ xin nêu một vài nét về quan hệ thị trường giữa Việt Nam với thế giới đối với các khu vực thế giới nhất định:

+ Khu vực Châu Á: Ta có thể khẳng định rằng đây là thị trường ổn định và

đứng đầu trong quan hệ ngoại thương của Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên năm 1999 vừa qua tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chiếm gần 59% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đáng chú ý là xuất khẩu sang các

nước Hàn Quốc - Thái Lan - Trung Quốc, Malaixia, Lào, Nhật Bản và Philipin tăng trung bình 18 - 35%,... Nhằm khai thác có hiệu quả thị trường này trong thời gian tới thiết nghĩ chúng ta phải có đối sách cụ thể cho từng thị trường nhỏ trong khối này: chẳng hạn, đối với thị trường ASEAN chúng ta nên xuất khẩu những mặt hàng như: gạo, nông sản thực phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp nhẹ, hoá mỹ phẩm, dược phẩm, hàng tiểu thủ công nghiệp, hàng điện tử gia dụng, ô tô, xe máy, hàng điện tử tin học. Và nhập khẩu: nguyên liệu chế biến thực phẩm, vật tư và nguyên liệu dùng trong công nghiệp nhẹ, chất bán dẫn, vật tư nông nghiệp. Từ việc xác định cơ cấu mặt hàng xuất khẩu này chúng ta đề ra các biện pháp tiếp cận như:

→ Đối với cấp Chính phủ nên tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tuân thủ đúng hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) và các qui định khác của AFTA, APEC.

→ Tăng cường buôn bán trong phạm vi khu vực.

→ Thiết lập năm phòng đại diện, chi nhánh ở các địa điểm trung tâm (như Singapore, Jakata,...) để giao dịch trực tiếp với khách hàng, loại trừ những tình trạng mua bán trung gian.

....

Đối với việc tiếp cận thị trường Nhật Bản. Chúng ta phải nói rằng đây là một “thị trường khó tính” tại đây nó đòi hỏi sản phẩm mang chất lượng cao và bảo đảm an toàn. Trong những năm qua và những năm tới thì Nhật Bản tiếp tục tham gia nhập khẩu các mặt hàng như: gạo, thuỷ hải sản sống, đông lạnh và chế biến, nông sản thực phẩm chế biến, rau quả, trái cây tươi và đóng hộp, hàng may mặc, dệt kim, giầy dép, hàng mỹ nghệ, hàng điện tử xe hơi và chính chúng ta nên tham gia nhập khẩu công nghệ, máy móc công cụ, thiết bị toàn bộ cho công nghiệp chế biến, thiết bị chính xác, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng cao cấp,... Có được những định hướng này và thực hiện chúng có hiệu quả Chính phủ phải khai thông các hoạt động thương mại trên nguyên tắc hoạt động của tổ chức APEC (mà Việt Nam và Nhật Bản là thành viên) để hỗ trợ cho các hoạt động của các doanh nghiệp; không chỉ dừng ở đó chúng ta phải tích cực mua công nghệ chế biến thực phẩm và cử cán bộ kỹ thuật học hỏi từ bản quốc để nắm vững kỹ thuật chế biến thực phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn của thị trường này. Tham gia hợp tác với các công ty bán lẻ ở Nhật nhằm cung cấp hàng hoá cuối cùng ở đây; khuyến khích các nhà sản xuất Nhật Bản tái nhập hàng điện tử và xe hơi lắp ráp ở Việt Nam để phân phối ở Nhật và xuất khẩu sang nước thứ 3,...

+ Khu vực Châu Âu: Trong năm 1999, thị trường Châu Âu với kim ngạch

chiếm 27% cũng đạt tốc độ tăng trưởng 18% riêng các nước liên hiệp Châu Âu (EU) chiếm 23% tổng số tăng 25%,... Như vậy thành công bước đầu đối với việc thâm nhập thị trường này cũng có mục đích khuyến khích, động viên sản xuất ở

nước ta. Đề ra cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, khai thác triệt để lợi thế thị trường này đem lại là đòi hỏi với Việt Nam trong thời gian tới. Không phải ngẫu nhiên Nhật Bản và nước ta dành cho nhau tối huệ quốc và EU công nhận 18 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản vào nhóm I và tăng Quata hàng dệt của Việt Nam, điều này đã đánh dấu xu hướng ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu Việt Nam. Khai thác lợi thế đó, thiết nghĩ Việt Nam nên thành lập hệ thống văn phòng đại diện và chi nhánh rộng khắp các nước Tây Âu để giao dịch trực tiếp, loại trừ mua bán trung gian của Hồng Kông và Sinapore. Tìm cách phân phối và bán sản phẩm cho tiêu dùng cuối cùng ở Tây Âu. Đồng thời, khuyến khích các nhà đầu tư Tây Âu tái nhập các mặt hàng công nghiệp đã chế tạo như: xe hơi và hàng điện tử nhằm mục đích phân phối và tái xuất khẩu sang các nước thứ 3 từ hàng hoá sản xuất ở Việt Nam.

+ Thị trường Mỹ - Bắc Mỹ và Mỹ Latinh tiếp tục được khai thông là cơ hội xuất khẩu lớn.

Đối với thị trường này, để đánh dấu mối quan hệ thương mại là hiệp định thương mại Việt - Mỹ ký ngày 13/7/2000, từ đây mở ra cơ hội lớn cho thị trường xuất khẩu Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên sau 7 năm mở rộng quan hệ thương mại (từ 1993 đến nay) giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt được gần 600 triệu USD chiếm 5% kim ngạch xuất khẩu ngoài Mỹ trong khu vực này thì Canađa cũng là thị trường tương đối lớn cho xuất khẩu Việt Nam, các mặt hàng chủ yếu mà Canađa nhập vào từ Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung vẫn là: hàng nông sản, thuỷ sản, giày dép, hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ,... Dự kiến trong thời gian tới từ 2001 - 2010 xuất khẩu Việt Nam vào Canađa tăng bình quân 20%/năm. Cũng vậy, thị trường Mỹ Latinh có khả năng nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 120 triệu USD/năm, mà chúng ta dự kiến trong thời gian 2001 - 2005 sẽ tăng khả năng xuất khẩu của Việt Nam vào thời kỳ này bình quân 20%/năm.

+ Thị trường Đông âu, Nga và các nước SNG: là thị trường truyền thống của

Việt Nam. Có thể nói rằng đây là thị trường ngoài khu vực thuận lợi nhất cho xuất khẩu của Việt Nam bởi lẽ đây là thị trường khá dễ dãi chưa áp đặt Quota hạn chế nhập khẩu đối với Việt Nam. Vì vậy, trong thời gian tới dự kiến mức tăng trưởng thương mại với Nga và các nước SNG về hợp tác dầu khí và năng lượng tăng bình quân 10 - 15%/năm và đối với Đông Âu là 10 - 12%/năm.

+ Thị trường Trung Đông và Tây Nam Á:

Đây là một thị trường mới đối với Việt Nam, tương đối rộng lớn, có nhu cầu đa dạng về hàng tiêu dùng và nguyên liệu sản xuất. Đối với một số nước có nhu cầu nhập khẩu tương đối cao như: Iran có nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam từ 100.000 - 300.000 tấn/năm, cùng với cao su, gia vị, hàng dệt may. Nigreria có nhu cầu nhập khẩu gạo 50.000 - 100.000 tấn/năm, 50.000 tấn cà phê, 3.000 tấn chè, gia

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập. (Trang 36 - 39)