2. Các giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện mục tiêu định hướng phát triển ngoại thương Việt Nam đến năm 2005.
3.1. Phát triển sản xuất để tạo lập nguồn hàng xuất khẩu.
Mục tiêu của việc phát triển sản xuất tạo nguồn hàng xuất khẩu là nhằm mục đích thúc đẩy nhanh chóng thị trường xuất khẩu, giảm tỉ trọng nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế (Tăng GDP: GDP = C + G + I + X - M). Mục tiêu chính của việc tạo lập khả năng sản xuất hàng xuất khẩu là tăng cường xuất khẩu hàng công nghiệp (Hàng qua chế biến, hạn chế tối đa xuất khẩu sản phẩm thô), tăng tính ổn định và chủ động trong việc tổ chức cung ứng hàng xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá cả sản phẩm trên thị trường thế giới. Và để giải quyết vấn đề này theo tác giả TS. Ngô Thị Ngọc Huyền đã nêu ra một số giải pháp sau:
3.1.1. Xác định chính sách mặt hàng xuất khẩu phù hợp trong từng giai đoạn phát triển.
Do tính qui luật lợi thế so sánh thay đổi theo thời gian nên cần phải xác định chính sách mặt hàng xuất khẩu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển để có đối sách phù hợp.
Phương hướng phát triển Đối sách cơ bản
Giai đoạn 1999 - 2000:
Do lợi thế so sánh tập chung ở các mặt hàng thâm dụng lao động. Hướng phát triển:
+ Tập chung xuất khẩu các mặt hàng dệt, may, giầy da.
+ Tăng tỉ trọng xuất khẩu nông sản chế biến, hạn chế xuất thô.
+ Chuẩn bị mọi điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu sản phẩm cơ khí chế tạo giai đoạn sau:
+ Đầu tư vào sản xuất phụ liệu ngành may để đáp ứng nhu cầu mở rộng qui mô ngành hàng này.
+ Tập chung đầu tư cho sản xuất các sản phẩm may cao cấp.
+ Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực cơ khí chế tạo và hàng điện tử gia dụng tăng cường xuất khẩu các loại sản phẩm này.
Giai đoạn 2001 - 2005
Diễn ra quá trình chuyển dần lợi thế so sánh từ hàng thâm dụng lao động sang hàng thâm dụng kỹ thuật. Hướng phát triển:
+ Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu các mặt hàng truyền thống của giai đoạn trước.
+ Tích cực nâng cao tỉ trọng xuất khẩu linh kiện điện tử phụ tùng xe,...
+ Tăng dần mức khai thác khả năng xuất khẩu sản phẩm cơ khí, xe máy, công cụ cầm tay, sản phẩm bán dẫn, điện và điện tử.
+ Đối với mặt hàng truyền thống, tăng cường đầu tư đa dạng hoá sản phẩm để đảm bảo duy trì tính ổn định và tăng nhanh sản lượng xuất khẩu.
+ Trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, ngoài hoạt động liên doanh với nước ngoài khuyến khích các nhà đầu tư trong nước chú trọng phát triển sản xuất các sản phẩm cơ khí, điện và điện tử.
+ Liên doanh sản xuất với các công ty sản xuất ô tô nước ngoài để cung cấp phụ tùng, xuất khẩu phụ tùng và xe máy chế tạo tại Việt Nam.
3.1.2. Tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng xuất khẩu.
Trong phần này chỉ tập chung vào việc đầu tư phát triển hiện đại hoá sản xuất nhằm tạo ra nguồn hàng xuất khẩu ngày càng phong phú, đa dạng, có sức cạnh tranh tốt trong thời gian tới.
Để thực hành những đối sách đã nêu trong bảng trên chúng ta thực hiện một số giải pháp sau:
* Tăng cường đầu tư, kể cả vốn, nhân lực và kỹ thuật công nghệ.
Theo Cobb - Donglas thì giá trị hàng công nghiệp phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là vốn và lao động:
LogInd = C1 + C2 . LogK + C3 LogL + ε
Ind : Mức tăng trưởng công nghiệp K : Vốn đầu tư
L : Lượng lao động
Như vậy với phương trình như trên đối với ngành công nghiệp thì có 1% tăng lên của vốn đầu tư sẽ tác động làm tăng C2% giá trị sản lượng; Tương tự, cứ 1% ra tăng của lao động thì làm gia tăng C3% đơn vị giá trị sản lượng. Trong tình hình của Việt Nam hiện nay, vấn đề khó khăn đối với chúng ta là kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài trên cơ sở tương ứng với nguồn lực trong nước để đảm bảo phát triển bền vững. Xem xét tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng xã hội năm 1998 và 1999 để nghiên cứu tình hình thực hiện trong giai đoạn tới.