CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập. (Trang 25 - 26)

TRONG XU THẾ HỘI NHẬP

I-/ CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY.1. Giai đoạn Nhà nước giữ độc quyền ngoại thương. 1. Giai đoạn Nhà nước giữ độc quyền ngoại thương.

Giai đoạn này kéo dài từ năm 1975 đến cuối thập niên 80 với nguyên tắc chi phối hoạt động ngoại thương “Nhà nước giữ độc quyền tuyệt đối về ngoại thương và các quan hệ kinh tế đối ngoại khác”. Tiêu biểu và nổi bật của ngoại thương Việt Nam giai đoạn này nổi lên một số vấn đề sau:

- Xuất hiện độc quyền ngoại thương trong các doanh nghiệp trực tiếp tham gia hoạt động xuất - nhập khẩu, song đồng thời cũng phải gánh chịu nợ tồn đọng rất nặng nề do các doanh nghiệp khác uỷ thác. Bởi lẽ, có tình trạng này là do quyền xuất nhập khẩu tập chung trong tay các doanh nghiệp Nhà nước. Trong đó chỉ có một số ít công ty được phép tham gia xuất - nhập khẩu trực tiếp, tất cả các doanh nghiệp khác có nhu cầu xuất - nhập khẩu hàng hoá đều phải uỷ thác qua các đơn vị xuất - nhập khẩu trực tiếp.

- Tính chất ngoại thương mang đậm tính Nhà nước với khu vực thị trường hẹp (Trong giai đoạn này là chủ yếu quan hệ với khối SEV): mọi điều khoản liên quan đến việc xuất - nhập khẩu hàng hoá đều do Nhà nước quyết định, Nhà nước là chủ thể đàm phán ký kết hiệp ước thương mại và nghị định thư trao đổi hàng hoá hàng năm, giá cả được thoả thuận theo sự sắp xếp và thương lượng giữa các Chính phủ. Đồng tiền được sử dụng trong quan hệ trao đổi là đồng Rúp chuyển nhượng - tỉ giá hối đoái được áp dụng theo cơ chế tỉ giá cố định, trong điều kiện lạm phát cao.

- Mọi hoạt động xuất - nhập khẩu được chỉ huy thống nhất từ Trung ương thông qua hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh mang tính “giao nộp - cấp phát” với chủ trương “Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương và Trung ương thống nhất quản lý công tác ngoại thương”. Trong giai đoạn này, chúng ta chưa có ranh giới rõ ràng giữa hai khái niệm: quản lý Nhà nước về ngoại thương và quản lý kinh doanh ngoại thương, bởi vậy Nhà nước thường can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Với cơ chế và chủ trương như trên đã không thúc đẩy được sự sáng tạo của đơn vị kinh doanh, hiệu quả sử dụng nguồn lực kinh tế trong xuất - nhập khẩu không cao. Chính vì vậy, trong giai đoạn này cán cân thương mại của ta luôn mất

cân đối nặng (nhập siêu), nhịp độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu thấp (6%- 7%/năm). Chính điều này, Nhà nước đã phải chuyển chiến lược thay thế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập. (Trang 25 - 26)