SỬ DỤNG DỊCH VỤ BẢO HIỂM TÍN DỤNG THÔNG QUA CÔNG CỤ PHÁI SINH NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 48 - 51)

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG

3.1.8.SỬ DỤNG DỊCH VỤ BẢO HIỂM TÍN DỤNG THÔNG QUA CÔNG CỤ PHÁI SINH NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG

NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG

Một trong những công cụ quản lý rủi ro tín dụng, đó là công cụ tín dụng phái sinh. Công cụ này đã xuất hiện từ đầu những năm 1990 và phát triển bùng nổ từ năm 1998 tại Mỹ. Tín dụng phái sinh hay còn gọi là dẫn xuất tín dụng, đó là các hợp đồng tài chính được ký kết bởi các bên tham gia giao dịch tín dụng (ngân hàng, công ty tài chính, …) nhằm đưa ra những khoản đảm bảo chống lại sự dịch chuyển bất lợi về chất lượng của các khoản đầu tư hoặc những tổn thất liên quan đến tín dụng. Đây là công cụ hiệu quả giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất.

Các công cụ tín dụng phái sinh được sử dụng để chuyển toàn bộ hoặc một phần rủi ro tín dụng sang cho đối tác thứ ba. Đối tác thứ nhất sẽ bán rủi ro tín dụng với một mức giá cả cho một đối tác sẽ thực hiện đền bù nếu như rủi ro tín dụng xảy ra và nhận được một khoản phí. Rủi ro tín dụng xảy ra là các trường hợp như: Phá sản, mất khả năng thanh toán, tái cơ cấu lại nợ và hệ số tín nhiệm bị hạ thấp. Công cụ tín dụng phái sinh chủ yếu gồm có công cụ hoán đổi tín dụng và quyền chọn tín dụng, trong đó sản phẩm được giao dịch phổ biến nhất trên thị trường là hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng.

Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng:

Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng là thỏa thuận giữa hai ngân hàng nhằm trao đổi rủi ro tín dụng giữa hai bên. Theo đó ngân hàng A (Ngân hàng Tiên Phong -

Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

người mua bảo hiểm) sau khi cho khách hàng vay theo hợp đồng tín dụng sẽ chuyển giao toàn bộ thu nhập từ khoản cho vay đó (bao gồm gốc, lãi và mức tăng giá trị thị trường của khoản cho vay) cho ngân hàng B (người bán bảo hiểm). Còn ngân hàng B sẽ cam kết thanh toán cho ngân hàng A một khoản thu nhập ổn định và thanh toán cho ngân hàng A các khoản giảm giá trị thị trường của khoản vay trên. Như vậy người mua bảo hiểm rủi ro tín dụng muốn được bảo hiểm rủi ro khoản cấp tín dụng; người bán bảo hiểm rủi ro tín dụng sẽ chấp nhận rủi ro tín dụng với mục đích đầu tư hoặc kiếm lợi nhuận. Việc mua bán sẽ được thực hiện thông qua hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng. Khi xảy ra biến cố tín dụng, bên bán sẽ thanh toán giá trị của hợp đồng hoán đổi cho bên mua. Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng tồn tại dưới hình thức này còn gọi là hợp đồng trao đổi tổng thu nhập. Kết quả của sự hoán đổi này là người mua bảo hiểm được hưởng dòng thu nhập tương xứng với việc nắm giữ khoản nợ đầy rủi ro. Việc hoán đổi các dòng thu nhập được thực hiện theo hợp đồng chứ không trao đổi quyền sở hữu.

Để thực hiện giao dịch hoán đổi rủi ro tín dụng, các ngân hàng thương mại cần có hệ thống giám sát tín dụng và xếp hạng khách hàng vay; cần phải có bộ phận chuyên môn thực hiện nghiệp vụ hoán đổi rủi ro tín dụng; đồng thời ngân hàng cần xây dựng quy trình thực hiện nghiệp vụ hoán đổi rủi ro tín dụng một cách hợp lý trên cơ sở những lý thuyết về hoán đổi rủi ro tín dụng, nhất là hoán đổi rủi ro do vỡ nợ.

- Lợi ích của các bên tham gia hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng

+ Bên mua: Được bảo hiểm rủi ro tín dụng cho các khoản đầu tư của mình và có thể mở rộng đầu tư mới; quản lý danh mục rủi ro chủ động và dễ dàng trong việc chuyển đổi danh mục đầu tư.

+ Bên bán: Thêm nguồn thu mới; thêm cơ hội đầu tư mới cho các ngân hàng Quyền chọn tín dụng:

Quyền chọn: Là hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó cho người mua quyền nhưng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay. Người mua quyền chọn trả cho người bán một số tiền gọi là phí quyền chọn. Người bán quyền chọn sẵn sàng bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo điều khoản của hợp đồng nếu người mua muốn thế. Một quyền chọn để mua tài sản gọi là quyền chọn mua (call), một quyền

Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

chọn bán một tài sản gọi là quyền chọn bán (put). Hầu hết các quyền chọn là mua bán các loại tài sản tài chính chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu… Mặc dù vậy, chúng ta cũng thấy xuất hiện loại thỏa thuận tài chính khác như hạn mức tín dụng, đảm bảo khoản vay, và bảo hiểm cũng là một hình thức khác của quyền chọn.

Hợp đồng quyền chọn tín dụng nhằm bảo vệ ngân hàng trước rủi ro chi phí vốn tăng do chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút do không thu được nợ hay chi phí cho vay tăng do phải huy động vốn với lãi suất cao hơn.

- Quyền chọn mua: Hợp đồng này được sử dụng khi ngân hàng lo ngại khoản tín dụng vừa cấp cho khách hàng có chất lượng không tốt, lúc này ngân hàng sẽ tìm đến người bán quyền để mua quyền chọn tín dụng, đồng thời phải trả cho người bán quyền một khoản phí nhất định. Khi đến hạn thu nợ, nếu khoản cho vay bị giảm giá do cho phí cho vay tăng hoặc người đi vay không trả được nợ, ngân hàng sẽ sử dụng quyền chọn của mình để được thanh toán toàn bộ thu nhập của khoản cho vay; trường hợp người vay thanh toán đầy đủ và đúng hạn, ngân hàng sẽ bỏ quyền chọn và chấp nhận mất phí mua quyền.

- Quyền chọn bán: Hợp đồng này được sử dụng khi ngân hàng lo ngại trong tương lai phải huy động vốn với mức lãi suất cao hơn hiện tại do biến động của nền kinh tế hoặc hệ số tín nhiệm của ngân hàng bị giảm sút, lúc này ngân hàng sẽ ký hợp đồng mua quyền chọn bán rủi ro trong huy động vốn với người bán quyền chọn bán, đồng thời phải trả cho người bán quyền một khoản phí nhất định. Khi đến hạn, nếu lãi suất huy động vốn cao hơn hiện tại thì ngân hàng sẽ được quyền thực hiện huy động vốn từ người bán quyền chọn bán với lãi suất hiện tại (việc thực hiện huy động vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu). Ngược lại, nếu lãi suất huy động vốn mà bằng hoặc thấp hơn hiện tại thì ngân hàng bỏ quyền chọn bán và chịu mất phí mua quyền chọn bán. Lúc này ngân hàng sẽ huy động vốn theo lãi suất huy động của thị trường. Thực chất khi mua quyền chọn bán, ngân hàng đã được bù đắp thiệt hại từ rủi ro tín dụng khi huy động vốn.

Ví dụ: Ngân hàng Tiên Phong lo lắng rằng trước biến động của thị trường, trong khoảng thời gian 2 tháng nữa lãi suất huy động vốn sẽ tăng (khoảng thời gian sắp tới này, ngân hàng Tiên Phong phải huy động trái phiếu dài hạn để huy động vốn nhằm đáp ứng cho nhu cầu tín dụng của các khách hàng đã cam kết). Lúc này ngân

Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

hàng Tiên Phong sẽ phải phát hành trái phiếu huy động vốn với lãi suất cao hơn. Giải pháp: Ngân hàng Tiên Phong sẽ mua quyền chọn bán trái phiếu huy động vốn từ người bán với lãi suất thỏa thuận, và sẽ trả cho người bán một mức phí nhất định. Sau 2 tháng, lãi suất huy động tăng cao đúng như dự báo, ngân hàng Tiên Phong sẽ thực hiện quyền chọn bán của mình bằng cách phát hành trái phiếu huy động với lãi suất thỏa thuận ban đầu cho người bán quyền chọn bán. Trên cơ sở hợp đồng quyền chọn bán đã được ký kết, bên bán quyền cho chi nhánh sẽ phải thực hiện mua toàn bộ trái phiếu huy động của chi nhánh với mức lãi suất thỏa thuận, thấp hơn lãi suất hiện tại của thị trường, đồng thời bên bán quyền sẽ được hưởng toàn bộ khoản phí bán quyền. Nếu tình huống ngược lại, hợp đồng quyền chọn sẽ không còn hiệu lực, lúc này ngân hàng Tiên Phong sẽ phát hành trái phiếu với lãi suất thị trường, và sẽ chịu mất toàn bộ khoản phí mua quyền cho bên bán.

Như vậy, thông qua các công cụ tín dụng phái sinh đã cho phép các nhà đầu tư, người nhận nợ và ngân hàng những kỹ thuật mới có thể giảm thiểu rủi ro của mình bằng cách chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó. Vì vậy, nếu được sử dụng một cách linh hoạt và phù hợp, các công cụ này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các ngân hàng và giữa các nhà đầu tư. Tuy nhiên vấn đề đặt ra tại sao các giao dịch này lại có thể được thực hiện, khi mà thực tế rõ ràng là khi một bên có lợi thì tất yếu bên còn lại sẽ không thể tránh khỏi những thiệt hại? Bởi mỗi nhà đầu tư có một “khẩu vị rủi ro” khác nhau, khả năng chấp nhận rủi ro cũng khác nhau. Tuy nhiên, ai cũng có mong muốn là giữ cho các khoản đầu tư của mình ở một mức rủi ro có thể chấp nhận được. Và thế là họ gặp nhau và tiến hành việc chuyển giao một phần rủi ro của mình cho đối tác

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 48 - 51)