CHUYÊN MÔN HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG, QUẢN LÝ NỢ, XỬ LÝ NỢ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 45 - 46)

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG

3.1.4. CHUYÊN MÔN HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG, QUẢN LÝ NỢ, XỬ LÝ NỢ

NỢ, XỬ LÝ NỢ

a. Việc chuyên môn hóa các hoạt động về thẩm định khách hàng và quản lý nợ thực hiện cụ thể:

Đây là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ tín dụng tại ngân hàng Tiên Phong. Ngân hàng cần thực hiện chuyên môn hóa các hoạt động thẩm định, phòng ngừa rủi ro; quản lý nợ và xử lý nợ như sau:

- Bộ phận thẩm định khách hàng: với chức năng xây dựng quy chế, quy trình về thẩm định, thu thập và xử lý thông tin, thực hiện thẩm định phương án cho vay để đánh giá chính xác hiệu quả dự án, đưa ra nhận xét về phương án, dự án đầu tư để có quyết định cho vay đúng đắn.

- Bộ phận quản lý nợ: thực hiện giao tiếp khách hàng, phê duyệt hồ sơ, quản lý tín dụng như: theo dõi nợ, quản lý nợ và nhận diện các diễn biến bất thường của khoản nợ, từ đó đề ra các biện pháp thu hồi nợ nhằm hạn chế, ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh.

- Bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng: rà soát và kiểm tra các khoản đồng thời phân tích những rủi ro có thể có trên cả hai yếu tố chủ quan và khách quan, từ đó đưa ra những nhận định chính xác về các khoản vay để hạn chế rủi ro.

- Bộ phận xử lý nợ: theo dõi, đôn đốc thu hồi các khoản nợ có vấn đề tại ngân hàng

b. Xử lý nợ xấu phát sinh

- Việc xử lý nợ xấu phát sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng của ngân hàng. Sở dĩ như vậy vì nợ xấu phát sinh tác động trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng; đến nguồn vốn của các ngân hàng (là nguồn vốn huy động, phải trả cho người gửi tiền). Đó là hậu quả của việc “gián đoạn” trong quá trình chu chuyển vốn. Chính vì lẽ đó cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp liên quan đến nợ xấu và xử lý nợ xấu phát sinh.

- Thực hiện việc phân loại khoản vay, trên cơ sở phân loại nợ theo quy định tại quyết định 493/2005/QĐ-NHNNN và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của Thống

Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

đốc NHNN đảm bảo khoa học trên cơ sở căn cứ vào các tiêu thức như: nguyên nhân phát sinh nợ, khả năng thu hồi nợ, tài sản đảm bảo nợ vay, đối tượng khách hàng, … từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể trong việc ngăn ngừa và xử lý nợ xấu

- Chuyên môn hóa hoạt động xử lý nợ xấu. Thành lập và phát triển công ty quản lý và khai thác tài sản hay công ty mua bán nợ nhằm nâng cao tính chuyên môn hóa trong nghiệp vụ họat động tín dụng nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu để thu hổi nợ.

- Nâng cao hiệu quả việc sử dụng quỹ dự trữ dự phòng rủi ro trong hoạt động xử lý nợ xấu, khai thác tốt vai trò và ý nghĩa của quỹ này, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn và phát triển.

- Tăng cường hoạt động phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu. Trong đó tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi, xử lý tài sản là đất đai, bất động sản; khâu thi hành án; hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý của tài sản …

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w