Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách BHYT

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hệ thống bảo hiểm y tế cộng hòa liên bang đức (Trang 25 - 28)

1.6.1.Tuổi thọ của con người.

Tình trạng sức khỏe của người dân Đức ngày càng được cải thiện, tuổi thọ của người dân ngày càng tăng ở cả nam và nữ trong tất cả các nhóm tuổi.Năm 2009, tuổi thọ trung bình của Đức là 80,3 tuổi (nam: 77,8 tuổi, nữ: 82,8 tuổi). Đến năm 2012 tuổi thọ trung bình đã tăng lên 81 tuổi (nam 78,6 tuổi và nữ là 83,3 tuổi). Chênh lệch về tuổi thọ giữa nam và nữ giảm từ 5 tuổi xuống 4,8 tuổi. Sự gia tăng về tuổi thọ đáng kể nhất là ở phía đông Đức. Tuy nhiên, tình trạng khác biệt giữa nơi có tuổi thọ cao nhất và nơi có tuổi thọ thấp nhất chỉ duy trì trong khoảng 2,2 năm với nữ và 3,6 năm với nam. Nhìn chung, tuổi thọ ở Đức so với tuổi thọ trung bình của các nước châu Âu là cao hơn.

TUỔI THỌ Ở ĐỨC

NĂM TUỔI THỌ TRUNG

2010 80,5 78 83

2011 80,8 78,4 83,2

2012 81 78,6 83.3

Những vấn đề như lượng người đóng góp ngày càng ít và sự già hóa dân số cũng sẽ ảnh hưởng tới hệ thống BHYT công cộng ở Đức. Vào năm 1970, trong 100 NLĐ thì có khoảng 25 người nghỉ hưu (ở độ tuổi 65 hoặc hơn). Đến nay, số lượng này đã tăng lên 32 người và có khả năng tăng lên 50 người vào năm 2030. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào những đối tượng phụ thuộc (VD: nhóm người trẻ và nhóm người cao tuổi), thì số lượng này cao nhất vào năm 1970 với 78 người phụ thuộc trên 100 người làm việc. Những vấn đề này đã làm dấy lên những tranh luận và sự an toàn của hệ thống BHXH tại Đức.

1.6.2. Thay đổi về mặt nhân khẩu học

Thành phần nhân khẩu học của Đức đã thay đổi đáng kể từ giữa thế kỉ 20. Kể từ năm 1972, tỷ lệ tử vong đã vượt quá tỷ lệ sinh (khoảng 1,38 trẻ em được sinh ra/ 1 phụ nữ), nằm trong những nước có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Những năm gần đây, tỷ lệ nhập cư giảm, không bù đắp được cho tỷ lệ sinh thấp và thay đổi cơ cấu tuổi.Dân số Đức ngày càng giảm.

1.6.3.Các chỉ số sức khỏe.

Các chỉ số về sức khỏe của OECD chỉ ra rằng Đức thực hiện BHYT tốt hơn các nước trong khối.Tuổi thọ trung bình của Đức cao hơn tuổi thọ trung bình của các nước OECD. Đức cũng thực hiện rất tốt các dịch vụ về chăm sóc y tế cho mọi người trước những nguy cơ có thể xảy ra trong cuộc sống như: đột quỵ hay tỷ lệ tử vong thấp hơn hầu hết các nước OECD. Giống như hầu hết các nước OECD, tỷ lệ mắc bệnh tim và tỷ lệ chết sau sinh ở Đức ở mức thấp. Người Đức cũng gặp ít nguy cơ mắc bệnh từ thói quen của mình, điều

này được chứng minh qua tỷ lệ người hút thuốc lá và tỷ lệ người nghiện rượu thấp hơn mức tỷ lệ trung bình của OECD.

Già hóa dân số dẫn tới việc Đức tăng số lượng bệnh nhân gặp các bệnh mãn tính như tiểu đường. Tuy nhiên, không chỉ riêng Đức mà hầu hết các nước trong OECD đều gặp phải vấn đề này.Theo số liệu của các nhóm DEGS (Khảo sát sức khỏe thanh niên Đức, 2012, Robert Koch Institut) chỉ ra rằng 67% đàn ông và 57% phụ nữ Đức mắc bệnh béo phì với tỷ lệ nhiễm ngày càng tăng. Tổng số người mắc tiểu đường cũng tăng từ 5,2%(1998) tới 7,2%(2012). Sự gia tăng này được giải thích 1 phần từ sự già hóa dân số của Đức, phương pháp chẩn đoán và điều trị tốt hơn cũng như sự gia tăng của các nguy cơ rủi ro về sức khỏe.

Một vấn đề lớn khác của BHYT Đức cần giải quyết là vấn đề số lượng bệnh nhân mắc các bệnh thần kinh ngày càng tăng như: trầm cảm, kiệt sức và những hậu quả từ bệnh tâm thần của họ.Tất cả những điều này đều ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống BHYT của Đức.

1.6.4. Ảnh hưởng của kinh tế xã hội lên sức khỏe của trẻ em và trẻ vị thành niên.

Trẻ em trong các gia đình có thu nhập thấp thì khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, họ thường tham gia vào các dịch vụ điều trị dài hạn. Các nguy cơ về tai nạn, các bệnh có nguồn gốc từ môi trường và chăm sóc nha khoa nghèo nàn là cao hơn với nhóm trẻ em này. Thu nhập thấp tương quan với việc chăm sóc y tế cũng ít hơn, những bất lợi về tâm lý và hành vi cùng với vấn đề cân nặng. Tình trạng kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ em và trẻ vị thành niên, như là sự phát triển của máy móc, mức độ hoạt động thể chất, vấn đề dinh dưỡng và rối loạn thể chất, hút thuốc và ảnh hưởng của khói thuốc lên sức khỏe của họ. Trẻ em và trẻ vị thành niên trưởng thành trong môi trường không thuận lợi là nhóm đối

tượng chủ yếu trong công tác phòng chống bệnh và nâng cao sức khỏe tại Đức.

1.6.5. Tỷ lệ mắc bệnh mãn tính.

Bệnh mãn tính là các bệnh đòi hỏi thời gian điều trị lâu dài và không thể hoàn toàn chữa khỏi. Việc sử dụng liên tục và lặp lại các dịch vụ y tế là cần thiết. Ở Đức, các bệnh mãn tính này chiếm ¾ các trường hợp tử vong và chi phí chi trả cho nó là rất lớn, chiếm ¼ chi phí của quỹ ốm đau (VD: ung thư,tiểu đường…). Do đó, tỷ lệ mắc bệnh mãn tính là thước đo quan trọng trong đo lường sức khỏe của người dân và phản ánh hiệu quả của công tác phòng ngừa.

1.6.6. Các rủi ro về sức khỏe.

Bệnh tim mạch và ung thư là 2 nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở Đức. Trong khi tỷ lệ mắc ung thư vẫn đang gia tăng tại Đức thì tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ngày càng giảm, phương pháp điều trị ngày càng hiệu quả hơn. Tử vong do nhồi máu cơ tim nói chung đã giảm nhờ tiến bộ của khoa học kĩ thuật trong chăm sóc y tế. Do ngày càng có nhiều người già hơn nên bệnh mất trí nhớ cũng đang ngày 1 gia tăng. Ngoài ra các nguy cơ khác như tiểu đường, loãng xương, đột quỵ… cũng sẽ tăng lên. Số người thiệt mạng hay bị thương nặng về sức khỏe cũng giảm. Tất cả các rủi ro về sức khỏe sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của hệ thống BHYT.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hệ thống bảo hiểm y tế cộng hòa liên bang đức (Trang 25 - 28)