- Thông tin định tính: Phân tích theo chủ đề 2.7 Các biến số nghiên cứu
4.1.6. Kiến thức của nhân viên y tế về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải rắn y tế và một số yếu tố liên quan
xử lý chất thải rắn y tế và một số yếu tố liên quan
Kết quả nghiên cứu tại phần thông tin chung của đối tượng nghiên cứu cho thấy 99,2% nhân viên y tế đã được hướng dẫn về Quy chế Quản lý chất thải và 99,2% được phổ biến về Quy chế sau năm 2007. Kết quả này tương đương với kết quả của Hoàng Thị Thúy tại Bệnh viện Đông Anh (99,3%) [34] và cao hơn kết quả nghiên cứu của Đinh Quang Tuấn tại các trạm y tế thành phố Việt Trì (37,7%) [41].
* Kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế
Kết quả nghiên cứu bảng 3.9. cho biết tỷ lệ nhân viên biết số lượng nhóm chất thải và biết tên các nhóm chất thải là khá cao, lần lượt là 73,4 và 63,7. Kết quả nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu của Hoàng Thị Thúy, chỉ có 27,5% hiểu biết về 5 nhóm chất thải và 4,4% biết chính xác tên nhóm chất thải [34]. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn này là do bệnh viện Đông Anh chưa tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo riêng về vấn đề này mà chỉ phổ biến trong giao ban hoặc lồng ghép với việc ôn thi tay nghề của điều dưỡng, nữ hộ sinh. Kết quả nghiên cứu này cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm khi nghiên cứu tại bệnh viện có xử lý chất thải
thì tỷ lệ nhân viên y tế biết 5 nhóm chất thải là 60,7%, bệnh viện chưa xử lý chất thải là 47,6% [30]. Tác giả Trần Duy Tạo cũng cho biết chỉ có 15,6% nhân viên y tế biết 5 nhóm chất thải [31]. Kết quả nghiên cứu của Đào Ngọc Phong cho thấy tỷ lệ nhân viên biết 5 nhóm chất thải rất thấp, chỉ đạt 7,5% [25].
Kiến thức của nhân viên y tế về 4 mã màu sắc đựng chất thải khá cao, đạt 75,8%. Kết quả cao hơn kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm với 65,2% ở bệnh viện có xử lý về chất thải biết về màu sắc dụng cụ thu gom chất thải và 53,3% ở bệnh viện chưa xử lý chất thải biết về màu sắc dụng cụ thu gom chất thải [30]. Kết quả cao hơn kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thúy (39,7%) [34]. Tác giả cũng cho biết, trên thực tế hiện nay các khoa chưa sử dụng đúng mã màu sắc đựng chất thải theo quy định nên cũng đã ảnh hưởng nhiều đến sự hiểu biết của nhân viên y tế về vấn đề này. Kết quả nghiên cứu cũng cao hơn của tác giả Hoàng Giang, chỉ có 64% có kiến thức đúng về 3 mã màu sắc đựng chất thải là màu xanh, vàng, trắng [12]. Tác giả cũng đánh giá do công tác đào tạo và đào tạo lại về quản lý chất thải chưa thực hiện tốt. Kết quả nghiên cứu cũng cao hơn kết quả của Đinh Quang Tuấn tại 23 trạm y tế thành phố Việt Trì, chỉ có khoảng 1/3 cán bộ trạm y tế biết quy định phân loại đúng chất thải y tế đựng vào các dụng cụ có mã màu phù hợp [41]. Tuy nhiên, theo tác giả thì TTYT Thành phố Việt Trì cũng không quy định cho các trạm y tế phải phân loại riêng chất thải y tế vào các túi màu khác nhau mà chỉ hướng dẫn phải phân loại và thu gom riêng chất thải sắc nhọn với các chất thải khác.
Kiến thức về phân loại chất thải lây nhiễm và chất thải sắc nhọn khá cao, theo thứ tự 87,1% và 94,4%. Kết quả về kiến thức phân loại chất thải lây nhiễm tương đương với kết quả của Hoàng Thị Thúy (86%) [34], cao hơn kết quả của Đinh Quang Tuấn (71,9%) [41], còn kết quả về kiến thức phân loại chất thải sắc nhọn thì lại cao hơn kết quả của Hoàng Thị Thúy (69,9%) [34] và thấp hơn không đáng kể với kết quả của Đinh Quang Tuấn (98,2%) [41].
* Kiến thức về thu gom chất thải rắn y tế
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy có 86,3% nhân viên y tế nắm được quy định về vị trí đặt thùng thu gom, kết quả cao hơn của tác giả Hoàng Thị Thúy (30,1%) [34] và Đinh Quang Tuấn (39,5%) [41] và lại thấp hơn không đáng kể so
với kết quả nghiên cứu của Hoàng Giang (90%) [12]. Kiến thức về số lượng chất thải trong túi cần thu gom đạt tỷ lệ thấp nhất (74%), kết quả này cao hơn kết quả của Hoàng Thị Thúy (41,9%) [34] và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Hoàng Giang (94%) [12] (do Bệnh viện Việt Đức có nhân viên vệ sinh công nghiệp chuyên nghiệp ICT) và tương đương với kết quả nghiên cứu của Đinh Quang Tuấn (87,7%) [41]. Thu gom chất thải trong các cơ sở y tế trước khi chúng được chuyển về nơi lưu giữ hoặc xử lý, bước thực hiện này rất quan trọng nhằm đảm bảo chất thải sau khi phát sinh không bị phát tán ra môi trường xung quanh. Đây là một trong những nội dung cũng rất được quan tâm trong các buổi tập huấn, đào tạo về quản lý chất thải y tế của TTYT, vì thế nhân viên y tế cũng có kiến thức khá tốt về vấn đề này.
* Kiến thức về vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn y tế
Kiến thức về tần suất vận chuyển, cách thức buộc túi khi vận chuyển, thời gian lưu giữ tại khoa, phòng đạt tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, các kiến thức như phương tiện vận chuyển chất thải, thời gian lưu giữ tại kho tập trung khá thấp, đạt 21,5% và 38,7%. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Đinh Quang Tuấn, Khúc Thị Minh Nguyệt, Vũ Quốc Hải cũng cho biết kiến thức về vận chuyển và lưu giữ chất thải y tế của nhân viên y tế còn thấp [41], [22], [13]. Nguyên nhân có thể do các đơn vị không có đủ các phương tiện như xe vận chuyển và kho lưu giữ tập trung nên cũng ảnh hưởng đến hiểu biết của nhân viên y tế về vấn đề này.
* Kiến thức về xử lý chất thải rắn y tế
Công tác xử lý chất thải rắn tại các trạm y tế luôn được quan tâm, chú trọng. Đặc biệt khi kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, các trạm y tế thường xuyên được hướng dẫn về vấn đề này. Kết quả nghiên cứu cũng cho biết kiến thức về xử lý ban đầu, xử lý chất thải lây nhiễm, chất thải sắc nhọn, chất thải giải phẫu đạt tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, tỷ lệ nhân viên y tế biết các biện pháp về xử lý chất thải hóa học, dược phẩm và xử lý các bình áp suất còn thấp. Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm, Đinh Quốc Tuấn cũng cho kết quả tương tự [30], [41].
* Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của nhân viên y tế
Tuổi có mối liên quan với kiến thức phân loại chất thải rắn y tế. Những người trên 40 tuổi có kiến thức không đạt về phân loại chất thải rắn cao hơn nhóm dưới 40 tuổi. Kết quả trên là phù hợp vì những đối tượng dưới 40 tuổi thường tích cực tham gia tập huấn, học hỏi chuyên môn, là những đối tượng bắt buộc thường xuyên phải tham gia các hội thi tay nghề điều dưỡng, hộ sinh giỏi được tổ chức hàng năm tại TTYT. Trong khi đó những đối tượng trên 40 tuổi thường được ưu tiên miễn thi và ít tham gia các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn tại Trung tâm.
Thâm niên công tác có mối liên quan với kiến thức xử lý chất thải rắn y tế. Nhóm đối tượng có thâm niên công tác từ 10 năm trở xuống có kiến thức không đạt về xử lý chất thải rắn y tế cao hơn nhóm đối tượng có thâm niên công tác lớn hơn 10 năm. Điều này cũng phù hợp vì các đối tượng có thâm niên công tác từ 10 năm trở lên thường quán xuyến, bao quát và không nề hà công việc nên họ thường xuyên trực tiếp tham gia xử lý chất thải y tế vì vậy kiến thức về xử lý chất thải y tế tốt hơn. Giới tính có mối liên quan với kiến thức phân loại chất thải rắn y tế. Nhóm đối tượng là nam có kiến thức không đạt về phân loại chất thải rắn y tế cao hơn nhóm đối tượng là nữ. Kết quả này cũng phù hợp vì thường chỉ có các đối tượng nhân viên nữ mới tham gia tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, thi tay nghề hộ sinh, điều dưỡng giỏi còn các đối tượng nhân viên nam thì hầu như không tham gia các hoạt động trên.
Nghề nghiệp có mối quan hệ với kiến thức lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế. Nhóm đối tượng là điều dưỡng có kiến thức không đạt về lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế cao hơn nhóm đối tượng là hộ sinh. Kết quả này cũng phù hợp là do Trung tâm quy định tất cả các đối tượng là hộ sinh đều phải đi giao ban và sinh hoạt chuyên môn hàng tháng. Mặt khác, ngoài sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát về công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn và Quy chế quản lý chất thải của phòng Kế hoạch nghiệp vụ thì hộ sinh còn thường xuyên chịu sự chỉ đạo về Quy chế chuyên môn của khoa Sức khỏe sinh sản và Trung tâm Sức khỏe sinh sản Thành phố, đặc biệt rất chú trọng công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong đó có quản lý chất thải y tế. Trong khi đó các đối tượng là điều dưỡng thì chỉ có các điều dưỡng trưởng mới phải đi giao
ban hàng quý và chủ yếu chịu sự chỉ đạo, giám sát, kiểm tra về công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn của Trung tâm mà thôi.