Thực trạng phân loại chất thải rắn y tế

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm, năm 2013 (Trang 47 - 50)

- Thông tin định tính: Phân tích theo chủ đề 2.7 Các biến số nghiên cứu

3.1.2. Thực trạng phân loại chất thải rắn y tế

Bảng 3.2. Phân loại chất thải rắn y tế

Phân loại CTRYT

Kết quả

Khối TTYT Khối TYT Chung

Tần số (n=17) Tỷ lệ (%) Tần số (n=44) Tỷ lệ (%) Tần số (n=61) Tỷ lệ (%)

Phân loại chất thải ngay tại

nơi phát sinh 17 100 44 100 61 100

Phân loại đúng chất thải sắc

nhọn là bơm kim tiêm 10 58,8 43 97,7 53 86,9

Phân loại đúng chất thải sắc

nhọn khác 5 29,4 25 56,8 30 49,2

Phân loại đúng chất thải

thông thường 16 94,1 42 95,5 58 95,1

Phân loại đúng chất thải tái

chế 4 23,5 6 13,6 10 16,4

Phân loại đúng chất thải lây

nhiễm không sắc nhọn 15 88,2 34 77,3 49 80,3

Phân loại đúng chất thải

giải phẫu 4 23,5 13 29,5 17 27,9

Phân loại đúng chất thải

hóa học, dược phẩm 2 11,8 4 9,1 6 9,8

Đạt về phân loại 13 76,5 40 90,9 53 86,9

Bảng 3.2. cho thấy hoạt động phân loại chất thải đều được thực hiện ngay tại nơi phát sinh như chất thải sắc nhọn, chất thải tái chế, chất thải lây nhiễm, chất thải thông thường, chất thải giải phẫu, chất thải hóa học/dược phẩm. Phân loại đúng chất thải sắc nhọn là bơm kim tiêm đạt 86,9%, khối TTYT đạt 58,8%, khối TYT đạt 97,7%. Phân loại đúng các chất thải sắc nhọn khác như kim chích máu, đầu dây truyền dịch đạt 49,2%, khối TTYT đạt 29,4%, khối TYT đạt 56,8%. Khối TTYT đạt phân loại chất thải sắc nhọn thấp hơn khối TYT vì họ thiếu hộp an toàn. Còn khối TYT mặc dù đủ hộp an toàn nhưng chất thải sắc nhọn như dây truyền dịch thường lại được phân loại vào thùng đựng rác thải lây nhiễm.

“...Vì hộp an toàn có ít nên chúng em phải tiết kiệm chỉ để đựng bơm kim

tiêm thôi còn vỏ ống nước cất, đầu dây truyền dịch… thì chúng em cho luôn vào thùng các tông này… ” (cán bộ PKĐKKV Trâu Quỳ)

“…Dây truyền dịch thì em để nguyên và cho vào thùng rác chứ nếu cắt riêng

đầu dây ra thì nước thừa lại bị chảy ra ngoài… ” (cán bộ TYT Cổ Bi)

Phân loại đúng chất thải lây nhiễm không sắc nhọn đạt 80,3%, khối TTYT có 88,2%, khối TYT có 77,3% phân loại đúng.

Phân loại chất thải giải phẫu đúng đạt 27,9%, khối TTYT đạt 23,5%, khối TYT đạt 29,5%. Kết quả PVS và TLN cho thấy các chất thải giải phẫu như răng thì cho vào lọ cồn ngâm để cho sinh viên thực tập, chất thải giải phẫu là rau thai… thì cho luôn vào xô, chậu có ngâm Cloramine B 2% để khử nhiễm ban đầu:

“…Ở phòng khám này, có mấy sinh viên trường y là người nhà của nhân

viên ở đây, thỉnh thoảng họ sang đây xin những chiếc răng đã nhổ cho bệnh nhân về để thực tập và dặn em giữ lại hộ nên cứ có cái răng nào bị nhổ là em đều giữ lại và ngâm ngay vào trong lọ cồn để dành cho họ…” (cán bộ

PKĐKKV Đa Tốn).

“…Khi trạm y tế chuẩn bị có ca đẻ là chị phải pha sẵn 1 chậu dung dịch Cloramine B 2% rồi, chờ khi sản phụ đẻ xong thì chị cho luôn nhau thai vào đó ngâm rồi khi sản phụ ổn định là chị cũng đem đi chôn luôn…” (cán bộ

TYT Đình Xuyên)

Phân loại đúng chất thải thông thường đạt 95,1%, khối TTYT đạt 94,1%, khối TYT đạt 95,5%.

Phân loại đúng chất thải tái chế đạt 16,4%, khối TTYT đạt 23,5, khối TYT đạt 13,6%. Kết quả phỏng vấn sâu cho rằng họ có thực hiện phân loại chất thải tái chế nhưng vì thiếu túi nilon màu trắng nên họ phải cho vào các thùng bìa các tông hoặc túi nilon màu xanh.

“...Từ trước đến nay trạm tôi chưa được cấp túi nilon màu trắng bao giờ cả

vì thế các chai đựng dịch truyền mà không có thuốc thiếc gì thì chúng tôi thu gom, cắt và bỏ nước đi, sau đó bỏ hết vào thùng giấy hoặc túi nilon...” (cán

“...Theo Quy chế thì chất thải tái chế phải được đựng trong túi nilon màu

trắng nhưng ở đây ít khi được cấp túi nilon màu trắng lắm, chúng tôi thường cho hết vào các vỏ thùng các tông này...” (cán bộ PKĐKKV Đa Tốn).

Phân loại chất thải hóa học và dược phẩm đúng đạt 9,8%; khối TTYT đạt 11,8%, khối TYT đạt 9,1%. Các cơ sở đều thực hiện phân loại chất thải hóa học và dược phẩm, chủ yếu là Cloramine B, Orezol, một số thuốc kháng sinh. Ngoài ra, theo quy định của TTYT, các vỏ lọ đựng vắc xin phải được để riêng và lưu giữ sau 15 ngày mới được tiêu hủy. Vì không có đủ túi nilon màu đen nên các cơ sở thường cho vào hộp giấy hoặc lọ để lưu giữ.

“...Cloramine B năm nào cũng được cấp, tuy nhiên nhiều khi chúng tôi

không dùng hết nên bị hết hạn, chúng tôi chỉ có thùng bìa để đựng thôi chứ làm gì có túi đen mà đựng…” (cán bộ TYT Yên Thường).

“ Thuốc phòng chống dịch, thuốc phòng chống lụt bão mà Trung tâm cấp cho trạm ít khi dùng đến nên đôi khi cũng có thuốc quá hạn sử dụng, chúng tôi đựng vào trong vỏ hộp…” (cán bộ TYT xã Phù Đổng).

“...Đối với vỏ lọ đựng vắc xin chúng tôi thực hiện theo hướng dẫn của Trung tâm, lưu lại ít nhất 15 ngày để theo dõi xem tiêm chủng có vấn đề gì không? Sau đó chúng tôi mới xử lý. Chúng tôi thường để vào lọ nhựa to để lưu giữ...” (Cán bộ TYT Yên Thường).

“…Ở phòng khám thỉnh thoảng chúng tôi lại phải dùng một số thuốc có hạn

sử dụng trước đó 6 tháng do Trung tâm luân chuyển từ các trạm lên, có lúc dùng không hết nên để xảy ra thuốc quá hạn. Trước kia có túi nilon màu đen thì tôi để vào đấy nhưng bây giờ túi đen hết rồi thì chúng tôi bỏ tạm vào trong lọ hoặc hộp để trả lại cho kho dược…” (cán bộ PKĐKKV Trâu Quỳ).

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm, năm 2013 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w