- Thông tin định tính: Phân tích theo chủ đề 2.7 Các biến số nghiên cứu
3.1.4. Thực trạng vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn y tế
Bảng 3.4. Vận chuyển chất thải rắn y tế
Vận chuyển CTRYT
Kết quả
Khối TTYT Khối TYT Chung
Tần số (n=17) Tỷ lệ (%) Tần số (n=44) Tỷ lệ (%) Tần số (n=61) Tỷ lệ (%) Vận chuyển chất thải ít nhất 1 lần/ngày 12 70,6 28 63,6 40 65,6 Có đường quy định vận chuyển chất thải 4 23,5 20 45,5 24 39,3 Vận chuyển chất thải đúng đường quy định 4 23,5 18 40,9 22 36,1
Túi đựng chất thải được
buộc kín khi vận chuyển 10 58,8 21 47,7 31 50,8
Không rơi vãi chất thải
khi vận chuyển 12 70,6 28 63,6 40 65,6
Đạt về vận chuyển 9 52,9 21 47,7 30 49,2
Theo kết quả bảng 3.4 về tần suất vận chuyển chất thải đúng đạt 65,6%, khối TTYT đạt 70,6%, khối TYT đạt 63,6%. Kết quả PVS và TLN cho biết lượng rác thải không nhiều nên nhân viên y tế không vận chuyển ngay, có nơi không có lối đi để vận chuyển rác đặc biệt là khi trời mưa.
“…Vì ở đây bệnh nhân cũng không đông nên lượng rác thải không nhiều,
trạm chúng tôi cứ đến chiều thứ 6 thì vệ sinh hàng tuần rồi mới đi đổ rác luôn…” (cán bộ TYT Kiêu Kỵ).
“…Vì khu đựng chất thải ở ngay cạnh lò đốt rác để khi đốt cho tiện nhưng lò
đốt rác phải để ở xa trạm cho khói đỡ bay vào vì thế phải để ở tận góc vườn nhưng lại không có lối đi, trời mưa nước ngập hết vườn nên chúng tôi không lội qua vườn để mang rác ra đấy được…” (cán bộ TYT Trâu Quỳ).
Về quy định đường vận chuyển chất thải có 39,3% đạt, khối TTYT chỉ đạt 23,5%, khối TYT đạt 45,5%. Có 36,1% vận chuyển chất thải theo đúng đường quy định. Kết quả PVS và TLN cho biết khối TTYT do cơ sở chật trội nên hầu như không có đường vận chuyển riêng, tuy nhiên khối TYT vì cơ sở rộng rãi nên đã có quy định đường vận chuyển riêng và nhân viên y tế thực hiện tương đối nghiêm túc. “…Ở đây cơ sở chật trội, chỉ có một cái hành lang nhỏ và một đường ra sân
chung để đi lại, nếu đi đổ rác bằng đường hành lang thì phải đi qua các phòng khác như phòng khám, phòng chụp phim, phòng cấp cứu…, vì vậy chúng tôi phải mang rác qua đường sân này chứ làm gì còn đường nào khác…” (cán bộ khoa XN)
“…Tôi đã quy định tất cả nhân viên trong trạm khi đi đổ rác phải đi đường
phía sát chân tường hàng rào của trạm để ra chỗ đổ rác như vậy mới tránh được ô nhiễm, tôi thấy ai cũng đi đổ rác theo đường đấy cả …” (cán bộ TYT
Dương Hà)
“…Ở trạm em nhiều phòng có cửa hậu nên trạm quy định tất cả nhân viên
phải đi đổ rác bằng lối cửa đó, em thấy mọi người đều thực hiện đúng…” (cán bộ TYT Ninh Hiệp).
Quy định túi đựng chất thải phải được buộc kín khi vận chuyển đạt 50,8%, khối TTYT đạt 58,8%, khối TYT đạt 47,7%.
Quy định không rơi vãi chất thải khi vận chuyển đạt 65,6%, khối TTYT đạt 70,6%, khối TYT đạt 63,6%.
Lưu giữ chất thải rắn
Kết quả
Khối TTYT Khối TYT Chung
Tần số (n=17) Tỷ lệ (%) Tần số (n=44) Tỷ lệ (%) Tần số (n=61) Tỷ lệ (%)
Có nơi lưu giữ riêng 17 100 44 100 61 100
Thời gian lưu giữ đúng
quy định 7 41,2 26 59,1 33 54,1
Đạt về lưu giữ 7 41,2 26 59,1 33 54,1
Kết quả bảng 3.5 cho biết: 100% các đơn vị đều có khu vực lưu giữ chất thải riêng, tuy nhiên tất cả các khu vực lưu giữ đều không đảm bảo yêu cầu. Khối TTYT thì khu lưu giữ chất thải là nơi đặt thùng thu gom rác của Công ty môi trường, không đảm bảo khoảng cách xa buồng bệnh tối thiểu 10m, không có mái che và không có cửa khóa. Khối TYT thì khu lưu giữ chất thải đa số đều cách xa buồng bệnh từ 10 m trở lên, một số nơi có mái che nhưng cũng không có tường rào bảo vệ và cửa khóa. Gần các khu lưu giữ tại một số đơn vị vẫn chưa có vòi nước rửa tay, xà phòng rửa tay…
“...Cả 3 phòng khám thì cũng đều không có nhà chứa rác, chất thải y tế được thu gom hàng ngày ra các thùng rác do công ty Urenco 10 đặt, các thùng rác này cũng đều không có mái che và cũng không được khóa, trước kia chúng tôi cũng lắp khóa tại các thùng rác này nhưng mỗi lần Công ty Urenco đến vận chuyển rác thì họ lại mang luôn thùng có khóa đi và thay bằng thùng mới, chúng tôi bị mất khóa liên tục nên cũng không dùng khóa nữa...” (cán bộ TTYT).
“... Mặc dù hiện nay đã có 2 phòng khám và nhiều trạm y tế được xây mới
nhưng vì khi xây dựng thì chúng tôi không được tham gia vào thiết kế dự án mà do Ban quản lý dự án họ làm vì thế các phòng khám cũng như các trạm y tế đều không được xây các nhà chứa rác...” (lãnh đạo TTYT)
“…Ở trạm tôi không có nhà lưu giữ chất thải nên tôi quy định để một phần
của nhà để xe để lưu giữ chất thải vì nhà để xe này ít khi chúng tôi sử dụng đến…”. (cán bộ TYT Phù Đổng)
“…Khi xây trạm cho chúng tôi người ta cũng không xây khu vực lưu giữ chất thải nên trạm tôi phải tự làm một cái lán nhỏ để chứa chất thải và cũng là để che luôn cả lò đốt rác, nếu không che thì khi trời mưa to rác bị ngập ướt gây ô nhiễm và không đốt được…” (cán bộ TYT Kim Sơn).
“…Phía sau trạm có 1 cái nhà kho cũ nhưng giờ trạm được xây mới rồi nên chẳng sử dụng đến nhà kho nữa, chúng tôi tập trung rác thải ở đấy…” (cán
bộ TYT Trung Màu).
Về thời gian lưu giữ thì chỉ có 54,1% đạt yêu cầu, khối TTYT đạt 41,2%, khối trạm y tế đạt 59,1%. Đối với khối TTYT, thời gian lưu giữ không đúng quy định là do Công ty Urenco 10 vận chuyển rác chậm trễ, còn đối với khối TYT thì thời gian lưu giữ kéo dài là do ở gần khu dân cư nên phải lựa thời gian để đốt rác hoặc do trời mưa kéo dài cũng không thể đốt rác được…
“...Về lưu giữ rác thải tại các phòng khám cũng có vướng mắc đó là mặc dù
chúng tôi đã ký hợp đồng vận chuyển rác với Công ty Urenco 10 nhưng tại 3 phòng khám có khi rác cũng bị lưu cữu quá thời gian quy định vì họ không đến để mang rác đi, có đợt chúng tôi phải gọi điện thoại nhiều lần họ mới đến...” (cán bộ TTYT).
“…Nhiều khi chỗ để rác đầy quá, có khi để hàng tuần liền họ cũng không
đến vận chuyển, tôi cũng đã gọi điện cho Công ty môi trường đến để mang đi nhưng họ cũng không đến, khi đó tôi lại phải báo cáo cho điều dưỡng trưởng để họ giải quyết, có lần họ cũng đến ngay nhưng cũng có lần phải vài ngày sau họ mới đến…” (cán bộ PKĐKKV Trâu Quỳ).
“...Chúng tôi toàn phải lưu giữ rác đến cuối tuần mới dám đốt vì trạm chúng
tôi ở ngay cạnh trường mầm non và khu dân cư nên nếu đốt vào ban ngày sẽ ảnh hưởng đến các cháu còn đốt vào buổi tối thì người dân họ cũng phản ứng ghê lắm vì ban ngày ở đây họ đi làm thuê, tối họ mới về nhà nên cũng không dám đốt cả vào buổi tối…” (cán bộ TYT Bát Tràng).
“…Xung quanh trạm toàn là nhà dân mà theo phong tục ở đây mỗi khi họ có
đám ma hay đám cưới phải kéo dài vài ngày, cũng có nhiều người dân khi nhà có việc là họ lại đến ý kiến với trạm không đốt rác trong những ngày
này vì thế khi xung quanh trạm nhà ai mà có đám là chúng tôi cũng không đốt rác nữa, lại phải lưu giữ rác cho đến khi họ xong việc mới đốt được.
Hiện giờ ngay đằng sau trạm cũng đang có một cụ bị ung thư nặng lắm, người nhà họ cũng đến ý kiến với tôi là hoãn đốt rác lại…” (cán bộ TYT
Kim Lan).
“...Trời mưa kéo dài thì chúng tôi cũng không thể xử lý rác ngay được vì lò
đốt thì để ở ngoài vườn mà cũng chẳng được che chắn gì, mỗi lần muốn đốt chúng tôi còn phải chăng dây điện rồi còn phải bật quạt bễ thì mới đốt cháy hết được rác nên có khi phải lưu giữ rác thải hàng tuần, khi nào thời tiết khô ráo mới đốt được…” (cán bộ TYT Lệ Chi).