Dụng cụ, trang thiết bị đựng, thu gom, vận chuyển chất thả

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm, năm 2013 (Trang 84 - 94)

- Thông tin định tính: Phân tích theo chủ đề 2.7 Các biến số nghiên cứu

4.1.1.Dụng cụ, trang thiết bị đựng, thu gom, vận chuyển chất thả

Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.1 cho thấy hầu hết các trang thiết bị phục vụ cho công tác phân loại, thu gom tại TTYT Gia Lâm như thùng rác, túi nilon đều tương đối đầy đủ về số lượng. Kết quả nghiên cứu cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thúy [34] ở bệnh viện đa khoa Đông Anh. Kết quả nghiên cứu đạt tỷ lệ cao hơn gấp 2 lần kết quả nghiên cứu của Đinh Quang Tuấn ở trạm y tế thành phố Việt Trì [41]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Đinh Quang Tuấn thì tất cả các trạm y tế đều phải tự mua túi nilon và thùng rác, thậm chí họ còn tiết kiệm bằng cách tận dụng lại các túi nilon. Kết quả PVS và TLN cũng cho thấy các dụng cụ, phương tiện cho công tác quản lý chất thải như thùng đựng rác, túi nilon đã được Trung tâm cung ứng khá đầy đủ: “...Trung tâm cấp túi nilon cho các trạm y tế

cứ mỗi quý là 1 lần. Mỗi trạm cũng được cấp khoảng 5kg…Nói chung, túi nilon như thế là đủ dùng...” (cán bộ TYT Yên Viên). “…Ở phòng khám thì chúng tôi

phải lập dự trù lĩnh túi nilon hàng tháng …tôi thấy túi nilon thì hầu như chưa bao giờ thiếu cả...” (cán bộ PKĐKKV Trâu Quỳ) và “…Thùng rác đạp chân thì Trung tâm cấp không thiếu…” (cán bộ TYT Phù Đổng).

Hầu hết túi nilon, thùng thu gom rác thải chưa đạt chuẩn theo quyết định 43/2007/QĐ-BYT. Các túi nilon và các thùng thu gom chỉ là các túi, thùng dùng

cho sinh hoạt, chỉ có 8% cơ sở mới có túi đúng tiêu chuẩn tức là túi làm bằng nhựa PE hoặc PV, có thành dày tối thiểu 0,1mm, thể tích tối đa là 0,1 m3, bên ngoài túi có vạch kẻ ngang ở mức ¾ túi và có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY” và chỉ có một số khoa, phòng khám mới được cấp là do Trung tâm ký hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị và được công ty này cấp, còn khối TYT không có trạm nào có túi nilon đạt tiêu chuẩn.

Về màu sắc của các phương tiện đựng chất thải, theo quy định của Bộ Y tế thì các dụng cụ thu gom chất thải phải có các màu: vàng, xanh, đen, trắng để đựng các chất thải lây nhiễm, chất thải thông thường, chất thải hóa học nguy hại và chất thải tái chế. Tại TTYT Gia Lâm: túi nilon, thùng đựng rác hầu như không đủ các màu sắc theo quy định. Chỉ có 31,1% có túi nilon và 14,8% thùng đựng chất thải đủ các màu theo quy định, nguyên nhân là do túi nilon đủ màu rất khó mua và do Trung tâm đã quy định mức chi cho việc mua dụng cụ, phương tiện đựng chất thải, mà giá thành mua túi, thùng đúng tiêu chuẩn khá đắt nên không thể cung ứng đủ. Kết quả PVS cho thấy “...Mua túi đủ các màu khó lắm, ở đây chúng tôi thường chỉ

mua được túi màu vàng và màu xanh, còn túi màu đen và trắng thì ít khi mua được, chúng tôi chỉ ưu tiên cấp cho các phòng khám và một số trạm đông bệnh nhân thôi. Còn nếu mua túi đúng theo quy chế thì phải đi đặt ở nơi sản xuất mới có, vả lại nếu thế thì đắt lắm, hàng quý Trung tâm cũng đã quy định rõ số tiền để mua vật tư tiêu hao cho các đơn vị rồi nên cũng chỉ mua được các túi nilon loại thường thôi...”(cán

bộ TTYT). Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thúy khi nghiên cứu tại 8 khoa lâm sàng ở bệnh viện Đông Anh, cho thấy các trang thiết bị phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải y tế đều chưa đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế, hầu hết là các túi, thùng thông thường [34]. Kết quả nghiên cứu hoàn toàn trùng hợp với nghiên cứu của tác giả Lê Thị Tài tại 11 bệnh viện huyện tại tỉnh Phú Thọ cho thấy tất cả các bệnh viện đều chưa có đủ dụng cụ phục vụ công tác phân loại, thu gom, vận chuyển [25] và của tác giả Vũ Quốc Hải nghiên cứu tại các trạm y tế xã của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình năm 2004 [13], kết quả nghiên cứu của GS.TS. Đào Ngọc Phong và cộng sự về thực trạng quản lý chất thải của các bệnh viện huyện tỉnh Phú Thọ cũng cho kết quả tương tự [25]. Tác giả

Từ Hải Bằng điều tra hiện trạng quản lý và xử lý chất thải tại các cơ sở thuộc hệ y tế dự phòng năm 2010 cho kết quả: đa số các tiêu chuẩn như độ dày của túi, kích thước túi, và đặc biệt hầu hết chưa có nhãn mác theo quy định. Chưa có đến 50% cơ sở y tế có thùng thu gom chất thải lây nhiễm màu vàng và đạt tỷ lệ rất thấp có biểu tượng chất thải trên thùng [1]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Bảo đánh giá hoạt động quản lý chất thải y tế ở một số bệnh viện khu vực phía Bắc gồm 6 bệnh viện tuyến trung ương, 6 bệnh viện tuyến tỉnh và 12 bệnh viện tuyến huyện cho thấy: 21% bệnh viện sử dụng túi đựng rác có vạch báo và biểu tượng trong đó tập trung chủ yếu của các bệnh viện tuyến Trung ương [2], cao gần gấp 3 lần so với nghiên cứu này (8%). Tuy nhiên, về mã màu sắc phương tiện đựng chất thải, tác giả cũng cho kết quả gần tương tự với kết quả nghiên cứu tại TTYT Gia Lâm: sai phạm phổ biến nhất là sử dụng các túi, thùng đựng rác không đúng quy định về vật liệu, cấu tạo, màu sắc, có rất ít bệnh viện (18,2% số bệnh viện) sử dụng các thùng rác đủ 4 màu theo quy định, mà chỉ sử dụng 2 màu chủ yếu là màu vàng hoặc màu xanh. Kết quả PVS cho kết quả: “... Túi nilon thì chủ yếu chỉ được cấp có 2 loại là màu

xanh và màu vàng, có đợt chúng tôi chỉ được cấp đồng loạt có một màu…” (cán bộ

TYT Yên Viên). Thậm chí có trạm y tế còn được cấp thùng rác màu đỏ, không có trong quy chế của Bộ Y tế“...thùng rác bật chân thì năm nào chúng tôi cũng được

cấp vài cái, nhưng thường chỉ có màu đỏ hoặc màu xanh chứ không có thùng màu vàng hay là màu đen...” (cán bộ TYT Đa Tốn).

Về thùng đựng rác có nắp đóng mở bằng đạp chân, theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Bảo: chỉ có 50% bệnh viện sử dụng thùng rác có nắp đậy và 27,3% sử dụng thùng có chân đạp để mở nắp [2]. Như vậy, tỷ lệ các cơ sở của TTYT Gia Lâm có thùng rác có nắp đóng mở bằng đạp chân khá cao (72,1%) so với kết quả nghiên cứu của tác giả.

Về dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn thì 100% các khoa, phòng, trạm y tế đều có đủ dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn. Dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn đúng tiêu chuẩn đạt 88,5%. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Giang tại bệnh viện Việt Đức cho thấy mặc dù bệnh viện Việt Đức là trung tâm ngoại khoa lớn nhất của cả nước nhưng không có khoa nào có hộp đựng chất thải sắc nhọn đúng quy định [12]. Theo

nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm, chỉ có 1/11 bệnh viện huyện (9%) có hộp đựng chất thải sắc nhọn đúng tiêu chuẩn [30]. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Duy Bảo: có khoảng 72,7% số bệnh viện sử dụng hộp đựng chất thải sắc nhọn đảm bảo không rò rỉ và vật liệu thiêu đốt được. Số còn lại sử dụng dụng cụ tự tạo mà phổ biến là chai đựng dịch truyền và chai đựng nước uống [2]. Đối với khối trạm y tế thì 100% đều có đủ dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn đạt tiêu chuẩn và đều được cấp từ nguồn các chương trình y tế như: chương trình Tiêm chủng mở rộng và chương trình Phòng chống HIV/AIDS, điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của ngành y tế đối với tuyến xã, phường. Kết quả này cũng hoàn toàn trùng hợp với nghiên cứu của Đinh Quang Tuấn tại các trạm y tế trên địa bàn thành phố Việt Trì [41]. Kết quả PVS cũng cho thấy: “…Hộp an toàn ở trạm thường xuyên được

chương trình tiêm chủng mở rộng, rồi thì chương trình phòng chống HIV/AIDS tháng nào cũng cấp khá nhiều...” (cán bộ TYT Trung Màu). Ngược lại với khối

trạm y tế, khối TTYT chỉ có 58,8% có dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt là các phòng khám và khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản vì không có các chương trình như chương trình Tiêm chủng mở rộng, chương trình Phòng chống HIV/AIDS nên không có đủ hộp an toàn, thường phải dùng các hộp bìa các tông hoặc vỏ can đựng dung dịch tiệt khuẩn để thay thế cho hộp an toàn, nếu có thì cũng là do điều dưỡng trưởng Trung tâm xin từ các chương trình về cấp. Kết quả PVS và TLN cho biết: “…Thực ra, Trung tâm cũng chưa bao giờ mua hộp an toàn

để cấp cả vì giá khá đắt, thỉnh thoảng tôi cũng phải trực tiếp đề nghị chuyên trách chương trình tiêm chủng cấp cho các phòng khám được một ít…” (cán bộ TTYT)

hoặc các đơn vị tự liên hệ xin từ các trạm y tế, các hãng thuốc “…Phòng khám Răng - Hàm - Mặt thì lúc nào cũng có hộp an toàn vì được các hãng thuốc cấp cho. Thỉnh thoảng tôi cũng xin được vài cái của phòng khám răng hoặc của các hãng thuốc đó …” (cán bộ PK Đa Tốn). “…thỉnh thoảng đi chiến dịch ở các xã thì chị lại xin ở các trạm y tế vài cái, còn các chị em khác trong khoa thì tận dụng lại các vỏ can đựng dung dịch sát khuẩn để đựng bơm kim tiêm…” (cán bộ khoa CSSKSS).

Từ những thực tế trên cho thấy, đối với các bệnh viện, việc thực hiện quy chế quản lý chất thải như phương tiện, dụng cụ phân loại, thu gom rác thải mà còn rất

hạn chế thì tuyến y tế cơ sở với những đặc thù riêng và gặp rất nhiều khó khăn nên việc thực hiện Quy chế quản lý chất thải còn nhiều bấp cập, chưa đáp ứng với tình hình hoạt động thực tế của đơn vị. Quy chế quản lý chất thải y tế còn một số tiêu chuẩn về dụng cụ bao bì đựng và vận chuyển chất thải rắn y tế chưa phù hợp tại tuyến y tế cơ sở như: túi và thùng đựng chất thải phải có vạch báo hiệu ở mức ¾ túi, có ghi dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY” và mặt ngoài có biểu tượng chỉ loại chất thải phù hợp. Đặc biệt, yêu cầu về xe vận chuyển chất thải đối với các trạm y tế là một vấn đề rất khó thực hiện vì lượng chất thải y tế không nhiều và nguồn kinh phí cho công tác quản lý chất thải rắn y tế thì còn rất hạn chế. Mặt khác, việc sử dụng túi nilon để đựng, phân loại chất thải y tế không tốt cho việc bảo vệ môi trường do tính chất khó phân hủy, khi đốt thải ra nhiều khí độc hại, hiện nay trên Thế giới và tại Việt Nam đang khuyến cáo người tiêu dùng hạn chế sử dụng túi nilon.

4.1.2. Thực trạng phân loại chất thải rắn y tế

Theo Quy chế Quản lý chất thải, chất thải y tế được phân thành 5 nhóm gồm chất thải lây nhiễm, chất thải thông thường, chất thải hóa học nguy hại, chất thải phóng xạ và bình chứa áp suất. Việc phân loại các nhóm chất thải theo quy định là yêu cầu bắt buộc mà tất cả các cơ sở y tế phải tuân thủ. Thực hiện phân loại đúng và cô lập ngay chất thải sau phát sinh sẽ làm giảm chi phí xử lý và giảm nguy cơ phơi nhiễm máu/dịch cơ thể do các tổn thương ở giai đoạn quản lý chất thải tiếp theo.

Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.2 cho thấy 100% các đơn vị đã thực hiện phân loại chất thải ngay tại nơi phát sinh. Kết quả này hoàn toàn trùng hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Giang tại Bệnh viện Việt Đức [12] và của Hoàng Thị Thúy tại Bệnh viện Đông Anh [34]. Kết quả cao hơn kết quả nghiên cứu của Đinh Quang Tuấn: mặc dù cũng phân làm 2 – 3 loại chất thải nhưng chỉ có 60,9% số trạm y tế thực hiện phân loại chất thải rắn y tế ngay sau khi phát sinh [41]. Theo kết quả của Từ Hải Bằng tại các cơ sở thuộc hệ y tế dự phòng có trên 80% cơ sở y tế đã phân loại chất thải [1]. Kết quả nghiên cứu của Vũ Quốc Hải tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình chỉ có 5,6% trạm y tế xã thực hiện phân loại chất thải ngay sau khi phát sinh

[13]. Theo nghiên cứu của GS. TS. Đào Ngọc Phong thì chỉ có 8% các bệnh viện huyện không thực hiện phân loại chất thải rắn y tế [24].

Hiện nay đa số các khoa, phòng khám, trạm y tế thuộc TTYT Gia Lâm đã phân loại thành 3 nhóm gồm chất thải lây nhiễm, chất thải thông thường và chất thải hóa học nguy hại (chủ yếu là Cloramine B, Orezol, một số thuốc kháng sinh quá hạn sử dụng và vỏ lọ đựng vắc xin). Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm tại các bệnh viện huyện tỉnh Hải Dương cho biết chỉ có 27,3% các bệnh viện phân làm 3 loại chất thải [30]. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thúy, hầu hết các khoa lâm sàng của bệnh viện Đông Anh mới chỉ phân loại được 2 nhóm chất thải [34]. Hầu hết các bệnh viện huyện chưa sử dụng chất phóng xạ, chất thải hóa học cũng không nhiều, chủ yếu là chai lọ đựng hóa chất nên chai nào tận dụng được thì giữ lại, còn lại thì thu gom với chất thải sinh hoạt. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Liên tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên cho biết chất thải đã được phân loại tại chỗ và phân thành các nhóm là chất thải lây nhiễm, chất thải thông thường, chất thải hóa học nguy hại, chất thải phóng xạ, tuy nhiên vẫn còn sai quy định và chỉ đạt ở mức độ trung bình [18].

Mặc dù tất cả các khoa, phòng khám, trạm y tế đều đã thực hiện việc phân loại chất thải tại nguồn, nhân viên y tế có ý thức phân loại các chất thải khác nhau phải được chứa, đựng trong các túi, thùng có màu sắc khác nhau, vật sắc nhọn phải chứa trong các hộp kháng thủng nhưng khi thực hiện thì kết quả lại không được như mong đợi như hộp an toàn còn thiếu, dụng cụ không đúng mã màu sắc đặc biệt là các túi, thùng màu trắng (đựng chất thải tái chế) và màu đen (đựng chất thải hóa học, dược phẩm). Mặt khác, công việc phân loại chất thải rắn được thực hiện hàng ngày, hàng giờ, ngay sau khi phát sinh chất thải nên dễ sai sót. Việc phân loại chất thải rắn xảy ra trong những tình huống đang làm những việc khác như điều trị, xử trí vết thương… nên dễ nhầm lẫn và thiếu tập trung.

Tuy vậy, việc phân loại đúng chất thải sắc nhọn là bơm kim tiêm tại TTYT Gia Lâm đạt tỷ lệ khá cao (86,9), đặc biệt là khối trạm y tế (97,7%). Kết quả nghiên cứu thấp hơn nhưng không có sự chênh lệch rõ rệt so với kết quả nghiên cứu của Đinh Quang Tuấn về phân loại đúng chất thải sắc nhọn tại các trạm y tế [41]. Tại

các khoa, phòng khám thì phân loại đúng chất thải sắc nhọn chỉ đạt 58,8%, mặc dù đều thực hiện phân loại chất thải sắc nhọn là bơm kim tiêm nhưng vì thiếu hộp an toàn nên sử dụng các vỏ can nhựa hoặc các thùng bìa cứng. Kết quả nghiên cứu cũng thấp hơn kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thúy [34] nhưng trong nghiên cứu tác giả cho biết dụng cụ phân loại chất thải sắc nhọn là thùng Inox không đúng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Phân loại đúng chất thải lây nhiễm không sắc nhọn đạt 80,3%, nguyên nhân chính là do khối TTYT không đủ thùng kháng thủng nên họ phân loại vào thùng bìa các tông, vỏ can nhựa… và theo quan sát của chúng tôi, vẫn còn tình trạng phân loại lẫn chất thải sắc nhọn vào chất thải lây nhiễm không sắc nhọn. Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Hoàng Giang là 100% các khoa của bệnh viện Việt Đức đã phân loại chất thải lây nhiễm riêng biệt với chất thải thông thường tuy nhiên tại

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm, năm 2013 (Trang 84 - 94)