Nguyên nhân ảnh hƣởng đến thực trạng trên

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học nghề lái xe tại trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm đông bắc (Trang 54 - 106)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến thực trạng trên

1.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Đời sống CB, GV làm công tác đào tạo nghề lái xe còn khó khăn. Một bộ phận CB, GV còn làm thêm ngoài do đó việc chấp hành nề nếp dạy học không đảm bảo.

- Công tác QL việc dạy và học nghề lái xe còn lỏng lẻo. Việc kiểm tra, đánh giá còn mang tính hình thức, chống chế, chƣa đƣợc chú trọng, đặc biệt là QL dạy thực hành nghề do đó cần tăng cƣờng, củng cố công tác kiểm tra đội ngũ CBQL.

- Trình độ của đội ngũ làm công tác QL HĐDH nghề lái xe còn chƣa thực sự đáp ứng đƣợc so với yên cầu hiện nay.

- Chƣa có giáo trình dạy thực hành nghề lái xe nên trong quá trình dạy thực hành nghề các GV thực hiện theo ý chủ quan cá nhân, không có sự thống nhất. Điều này ảnh hƣớng đến công tác QL đào tạo nói chung và QL đào tạo nghề lái xe nói riêng và ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo và sát hạch lái xe.

- Cơ chế thị trƣờng và việc thiếu thông tin về đào tạo nghề lái xe cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng dạy học nghề lái xe. Do thiếu thông tin nên các đối tƣợng cò mồi trong đào tạo và sát hạch nghề lái xe đã thu thêm của HV một khoản lệ phí không cần thiết dẫn đến tình trạng kinh phí đào tạo tăng.

1.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Ý thức, trách nhiệm của đội ngũ CBQL đào tạo nghề lái xe còn chƣa cao, không nắm rõ các quy định chung, xử lý theo ý chủ quan, không sát thực tế do đó hiệu quả QL kém.

- Trình độ QL của đội ngũ CBQL nhìn chung chƣa cao bởi đa số không đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ QL và khoa học QLGD. Do chƣa nắm đƣợc chức năng, nhiệm vụ QLGD, QL đào tạo nghề lái xe nên hiệu quả công tác QL nhìn chung kém hiệu quả. Điều này đòi hỏi ngƣời lãnh đạo cần quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL để nâng cao chất lƣợng GD, chất lƣợng đào tạo nghề lái xe.

- Năng lực QL của đội ngũ CBQL còn nhiều bất cập. Một bộ phận CBQL do chƣa nắm vƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ nên không áp dụng đƣợc vào công tác QL, không linh hoạt trong QL và xử lý công việc, không tìm ra phƣơng án hiệu quả, thiếu tính khoa học. Do đó uy tín của đội ngũ CBQL giảm đi.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

- Trung tâm ĐT&SHLX- Trƣờng CĐNCN&NLĐB là một Trung tâm cấp 1 đạt chuẩn Quốc gia đã đảm bảo tốt các yếu tố nhƣ: Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nguồn lực tài chính, khả năng tuyển sinh,… và là cơ sở đào tạo lái xe có uy tín và chất lƣợng.

- Quản lý HĐDH nghề lái xe ở Trung tâm ĐT&SHLX- Trƣờng CĐNCN&NLĐB đƣợc thể hiện ở 7 nội dung, có 4 nội dung qua khảo sát, tính toán còn thực hiện chƣa tốt, cần tăng cƣờng đó là:

1. QL hoạt động dạy nghề lái xe của GV + QL nề nếp dạy học nghề lái xe. + QL đổi mới PPDH nghề lái xe. 2. QL hoạt động học tập nghề lái xe của HV. 3. QL CSVC, trang TBDH nghề lái xe. 4. QL công tác xã hội hóa giáo dục.

- Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hƣởng đến thực trạng QL HĐDH nghề lái xe ở Trung tâm ĐT&SHLX nhƣ: ý thức của HV trong việc học nghề còn chƣa cao; đạo đức nghề nghiệp của một số CB, GV còn chƣa thực sự đúng đắn; cơ sở vật chất phục vụ đào tạo còn thiếu và chƣa đƣợc đầu tƣ đổi mới so với nhu cầu và sự phát triển của khoa học- công nghệ; cơ chế chính sách đối với ngƣời thầy còn nhiều bất cập và chƣa thực sự thỏa đáng; nội dung, chƣơng trình đào tạo còn chƣa thực sự phù hợp; công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong đào tạo và sát hạch còn hạn chế và chƣa thực sự nghiêm túc.

Chƣơng 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGHỀ LÁI XE TẠI TRUNG TÂM ĐT&SHLX- TRƢỜNG CĐNCN&NLĐB

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ

Xuất phát từ bản chất của quá trình QL trong nhà trƣờng, trong đó tập trung vào việc lập kế hoạch, chỉ đạo hoạt động giảng dạy của GV, hoạt động học tập của HV, điều hành HĐDH và các hoạt động khác phục vụ HĐDH trong nhà trƣờng. Các hoạt động này nhằm tạo ra kỷ cƣơng, nề nếp. Việc phối hợp với các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng, tạo ra đƣợc môi trƣờng giáo dục lành mạnh, nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các BP mới phát huy thế mạnh của từng BP trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đề ra phải phù hợp với chủ trƣơng chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về phát triển giáo dục. Phải thể hiện và cụ thể hóa đƣờng lối, phƣơng châm giáo dục của Đảng, tuân thủ các định chế giáo dục của ngành trong quá trình QL. Muốn vậy phải xác định hƣớng chiến lƣợc giáo dục, trong đó việc nâng cao chất lƣợng dạy học trong nhà trƣờng là một trong những yếu tố cấp bách cần đƣợc tập trung giải quyết. Tính thực tiễn của các BP đòi hỏi phải tìm các biện pháp QL phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), các yếu tố về môi trƣờng, xã hội ảnh hƣởng đến Trung tâm.

3.1.3 Đảm bảo tính khả thi

Đòi hỏi các BP đƣợc đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động QL một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý. Để đạt đƣợc điều này, khi đề xuất

BP phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình QL với các bƣớc tiến hành cụ thể và chính xác. Các BP phải đƣợc kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ, khách quan và có khả năng thực hiện.

Đây là một yêu cầu hết sức quan trọng, đòi hỏi nhà QL phải cân nhắc khi đề xuất BP, vì nếu BP QL đề xuất chỉ mang tính lý thuyết, không thể thực hiện đƣợc hoặc chỉ thực hiện một cách nửa vời thì chẳng còn ý nghĩa gì, thậm chí có thể gây ảnh hƣởng không tốt cho công tác QL khác.

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học nghề lái xe

3.2.1. Tăng cường quản lý nề nếp dạy học nghề lái xe

3.2.1.1. Mục đích

Tăng cƣờng QL nề nếp dạy học nghề lái xe là nhằm đảm bảo cho các hoạt động giảng dạy của GV và học tập của của HV đƣợc tiến hành có nề nếp. Trên cơ sở đó, xây dựng một môi trƣờng sƣ phạm lành mạnh với kỷ luật tự giác và tinh thần trách nhiệm sâu sắc, khơi dậy và khuyến khích tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong giảng dạy của GV và học tập của HV.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện

- Nội dung: Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch và chƣơng trình dạy học theo thời khóa biểu và các quy định hiện hành nhƣ:

+ Quản lý nghiêm túc thời gian và hiệu quả giờ lên lớp của GV. + Quản lý việc lập và thực hiện kế hoạch cá nhân.

+ Chỉ đạo thực hiện đúng quy định về hồ sơ của GV và tổ bộ môn. + Quản lý việc sinh hoạt chuyên môn của GV và tổ bộ môn.

- Cách thực hiện:

+ Tổ chức học tập, quán triệt các văn bản về nề nếp dạy và học.

Việc tổ chức học tập, quán triệt các nội quy, quy định liên quan đến công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề lái xe nói riêng đƣợc Nhà trƣờng tổ chức phổ biến, quán triệt đến toàn thể CB, GV, CNV trong toàn trƣờng. Ngoài

ra, còn đƣợc in gửi các đơn vị và công khai trên bảng tin, trang Web của trƣờng để mọi ngƣời đƣợc biết và thực hiện theo quy định.

+ Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch và chương trình dạy học theo thời khóa biểu và các quy định hiện hành

Để đảm bảo việc quản lý thực hiện đúng chƣơng trình, nội dung và kế hoạch dạy học, yêu cầu ngƣời quản lý phải:

Hiểu và nắm vững về nội dung, phân phối chƣơng trình và phạm vi kiến thức của từng môn học trong đào tạo nghề.

Chỉ đạo GV lập kế hoạch dạy học cá nhân, đảm bảo thời gian quy định cho chƣơng trình theo biên chế năm học.

Chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận, bàn bạc về những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học những năm học trƣớc và những vấn đề mới trong chƣơng trình dạy học để thống nhất thực hiện trong cả năm học.

Theo dõi, nắm tình hình thực hiện chƣơng trình dạy học thông qua việc kiểm tra định kỳ: sổ đầu bài, sổ báo giảng, giáo án, bài giảng và các sổ khác liên quan đến nghề đào tạo. Có kế hoạch điều chỉnh thời gian học khi cần thiết sao cho chƣơng trình không bị cắt xén và đƣợc thực hiện đều ở các lớp, các khóa học.

+ Quản lý nghiêm túc thời gian và hiệu quả giờ lên lớp của GV

Quán triệt, nhắc nhở chung toàn thể GV về việc thực hiện nề nếp dạy học, phê bình và có chế tài xử lý đối với một số trƣờng hợp GV hay trễ giờ.

Đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban chuyên môn hàng ngày, theo dõi, ghi chép cụ thể các trƣờng hợp trễ giờ, chạy thiếu cung đƣờng và gắn vào các tiêu chí thi đua.

Ban Giám đốc giao cho phòng Kế hoạch- Đào tạo phối hợp với Tổ bộ môn yêu cầu GV tập chung HV: điểm danh quân số, bố chí HV vào từng xe, thông báo về thời gian, nội dung bài học cụ thể trƣớc khi HV nhận xe tập lái, đồng thời phát phiếu góp ý cho trƣởng nhóm tập, cuối buổi tập thu phiếu góp ý của các nhóm tập

để từ đó có thể quản lý chặt chẽ về mặt thời gian cũng nhƣ cung đƣờng tập. Phiếu góp ý đƣợc trình bày trong Bảng 3.1 về một bài học cụ thể.

Phiếu 3.1. Phiếu góp ý của HV về Bài học số 6: Thực hành lái xe trên đƣờng trung du, đèo núi

TT Nội dung các bƣớc Thời gian bắt đầu Thời gian kết thúc Điểm xuất phát (TT ĐT&SHLX) Điểm kết thúc lƣợt đi (Km số 9- TP Lạng Sơn) Điểm kết thúc lƣợt về (TT ĐT&SHLX) 1 Hƣớng dẫn ban đầu 2 Hƣớng dẫn thƣờng xuyên 3 Tổng kết bài học

Lạng Sơn, ngày … tháng….năm …. Ký và ghi rõ họ tên)

Với cách QL này hai đối tƣợng HV và GV có thể tự QL nhau, ngƣời QL có nhiệm vụ vạch kế hoạch, cần căn cứ vào kết quả đánh giá của hai đối tƣợng để đƣa ra BP QL phù hợp.

Có hình thức kỷ luật nghiêm đối với những trƣờng hợp GV vi phạm từ mức cảnh cáo, hạ bậc lƣơng, đến đình chỉ giảng dạy.

+ Quản lý việc lập và thực hiện kế hoạch cá nhân

Xây dựng kế hoạch cá nhân là việc xác định mục tiêu công tác, thực hiện kế hoạch dạy học theo tuần, theo tháng, theo mỗi khóa học, lớp đào tạo và cả năm học của mỗi GV. Ngƣời QL là ngƣời hƣớng dẫn GV quy trình xây dựng kế hoạch, giúp họ biết xác định mục tiêu đúng đắn, lập kế hoạch một cách khoa học và biết tìm ra BP để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đó.

Kế hoạch giảng dạy của GV đƣợc xây dựng dựa trên: các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Lao động và Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Giao thông vận tải và hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Tổng cục Dạy nghề, Tổng cục

Đƣờng bộ Việt Nam, của Sở Giao thông vận tải, Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội và kế hoạch chung của Nhà trƣờng, của Trung tâm ĐT&SHLX.

Ngƣời QL phải coi việc GV, các TBM thực hiện kế hoạch là khâu quan trọng nhất để đảm bảo chất lƣợng dạy học. Tuy nhiên, trong những trƣờng hợp nhất định, ngƣời QL cần phải có sự chỉ đạo linh hoạt trong việc bổ sung hay điều chỉnh kế hoạch sao cho không làm thay đổi sự vận hành chung, không làm thay đổi mục tiêu mà vẫn phù hợp với tình hình thực tế tại mỗi thời điểm trong quá trình đào tạo nghề.

+ Chỉ đạo thực hiện đúng quy định về hồ sơ của GV và TBM

Hồ sơ chuyên môn của GV, của TBM đƣợc Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm ĐT&SHLX quy định cụ thể. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác quản lý, Giám đốc có thể chỉ đạo xây dựng thêm một số loại hồ sơ nhƣ: nhật ký xe tập lái, sổ theo dõi GV,...

Ngay từ đầu năm học, Trung tâm phải cụ thể danh mục hồ sơ sổ sách của GV và TBM. Các phòng chức năng hƣớng dẫn kỹ năng thiết lập hồ sơ chuyên môn cho GV và TBM. Tất cả các loại hồ sơ này phải đƣợc kiểm tra và ký duyệt thƣờng xuyên để đảm bảo việc chuẩn bị là tốt nhất cho quá trình dạy học. Thông thƣờng, các phòng chức năng và các tổ trƣởng tổ bộ môn là ngƣời thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra. Tuy vậy, Giám đốc cũng phải sử dụng “phƣơng pháp trực tuyến” để thúc đẩy mọi ngƣời làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

+ Quản lý việc sinh hoạt chuyên môn của GV và TBM

Trong giai đoạn hiện nay, Tổng cục Dạy nghề đang triển khai thực hiện nhiều đổi mới nhƣ: đổi mới chƣơng trình, đổi mới phƣơng pháp, đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá ngƣời học,...thì việc sinh hoạt chuyên môn của TBM là một hoạt động hết sức quan trọng. Việc đầu tiên, Nhà trƣờng cần phải làm cho toàn thể CB, GV, CNV nhận thức rõ đƣợc điều này, đồng thời phải lên kế

hoạch sinh hoạt chuyên môn một cách cụ thể (2 tuần một lần vào 14 giờ thứ 6 theo quy định).

Giám đốc cần bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý cho tổ trƣởng TBM vì tổ trƣởng TBM thƣờng thực hiện nhiệm vụ dựa trên kinh nghiệm cá nhân.

Xác định sinh hoạt chuyên môn là hình thức để GV phản ánh và đề ra BP cho HĐDH. Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn vừa mang tính chất QL hành chính vừa mang yếu tố sƣ phạm.

Chỉ đạo TBM thƣờng xuyên trao đổi về tình hình dạy học, những vấn đề phát sinh trong giảng dạy (kế hoạch, thiết bị, bãi tập, đƣờng tập,…), trao đổi kinh nghiệm và thống nhất trọng tâm kiến thức cho các bài dạy khó, nhất là những bài lần đầu tiên đƣợc dạy (môn học kiến thức mới về ô tô), cần bàn bạc lựa chọn phƣơng pháp phù hợp với nội dung và đối tƣợng HV, hƣớng dẫn GV mới quy trình soạn giáo án và công tác chủ nhiệm, hƣớng dẫn hoàn thiện hồ sơ chuyên môn và trao đổi kinh nghiệm về sử dụng TBDH. Trong buổi sinh hoạt chuyên môn cần có các thành phần tham gia nhƣ: Ban Giám đốc, TBM, các phòng, ban, bộ phận liên quan và toàn thể GV để từ đó có thể phát hiện những vẫn đề phát sinh trong dạy học, tìm nguyên nhân, biện pháp khắc phục những yếu kém,… Một buổi sinh hoạt chuyên môn cần giải quyết 1 đến 2 chủ đề phát sinh mới nhất, cần giải quyết sớm nhất và triệt để.

Kiểm tra hoạt động của TBM là việc không thể thiếu đối với Ban Giám đốc và các phòng chức năng. Có thể bằng nhiều cách nhƣ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua GV, thỉnh thoảng cũng cần bố trí tham dự sinh hoạt chuyên môn nếu nhận thấy việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn là chƣa thực sự tốt.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Trung tâm tập hợp một cách có hệ thống các văn bản của ngành, và của các cơ quan quản lý liên quan về thực hiện nề nếp dạy học, cụ thể hóa chúng thành các quy định, nội quy, gắn liền với mỗi cá nhân và các tập thể trong Trung tâm.

Thống nhất về chế độ trách nhiệm và có nguồn kinh phí hỗ trợ thỏa đáng

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học nghề lái xe tại trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm đông bắc (Trang 54 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)