Khái quát chung về Trƣờng CĐNCN&NLĐB và Trung tâm ĐT&SHLX

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học nghề lái xe tại trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm đông bắc (Trang 32 - 106)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.Khái quát chung về Trƣờng CĐNCN&NLĐB và Trung tâm ĐT&SHLX

2.1. Khái quát chung về Trƣờng CĐNCN&NLĐB và Trung tâm ĐT&SHLX ĐT&SHLX

2.1.1. Vài nét về Trường CĐNCN&NLĐB

2.1.1.1. Quá trình xây dựng và phát triển

Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc tiền thân là Trƣờng Công nhân Kỹ thuật Lâm nghiệp I Trung Ƣơng đƣợc thành lập theo Quyết định số: 1104/CBCB, ngày 5/9/1970 của Tổng cục Lâm nghiệp, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trƣờng là trƣờng cao đẳng nghề công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, đƣợc thành lập theo Quyết định sô: 671/QĐ- LĐTB&XH, ngày 27/5/2009 của Bộ trƣởng Bộ Lao động- Thƣơng bình và Xã hội trên cơ sở Trƣờng Trung cấp nghề Cơ điện và Kỹ thuật Nông lâm Đông Bắc.

Trƣờng đóng trên địa bàn Xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, với nhiệm vụ đào tạo nhân lực ở ba cấp trình độ: Cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý

Tổ chức bộ máy Nhà trƣờng đƣợc thực hiện theo Quyết định số: 194/QĐ-BNN-TCCB, ngày 31/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đƣợc thể hiện trên Sơ đồ 2.1:

Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức Trƣờng CĐNCN&NLĐB

2.1.2. Khái quát về Trung tâm ĐT&SHLX

2.1.2.1. Quá trình xây dựng và phát triển

Trung tâm ĐT&SHLX là đơn vị trực thuộc Trƣờng CĐNCN&NLĐB, đƣợc thành lập tại Quyết định số: 506/QĐ-CĐNĐB-TCHC, 8/9/2010 của Hiệu trƣởng trên cơ sở Khoa Vận hành Xe- Máy và có quá trình đào tạo nghề lái xe gắn liền với 43 năm xây dựng và phát triển Nhà trƣờng.

Với nhiệm vụ đào tạo sơ cấp nghề lái xe ô tô các hạng B1, B2, C và nâng hạng GPLX lên D, E Trong những năm qua kết quả đào tạo của Trung tâm đã

góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành giao thông vận tải và thành tích của Nhà trƣờng.

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm ĐT&SHLX gồm Ban Giám đốc, 4 phòng chức năng, 4 tổ chuyên môn và đƣợc trình bày trên Sơ đồ 2.2.

Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm ĐT&SHLX

2.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo nghề lái xe

- Hệ thống phòng học phục vụ đào tạo nghề lái xe là 18 phòng đƣợc trang bị đầy đủ bàn ghế, bảng từ, quạt làm mát, máy chiếu, phông chiếu, hệ thống bảng biểu, tranh vẽ, mô hình cắt bổ vật thật theo quy định về đào tạo nghề lái xe cho từng môn học.

- Trang thiết bị phục vụ đào tạo gồm: 93 máy vi tính (03 máy chủ) đƣợc lắp đặt trong ba phòng học và đƣợc nối mạng, cài đặt phần mềm học, thi sát hạch cấp GPLX theo quy định; các mô hình hệ thống các cụm chi tiết của các đời xe ô tô từ mới (TOYOTA, IZUSU,…) đến cũ (LADA, ZIL 130,…) đƣợc

CHI BỘ BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TC - HC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KH - ĐT HỘI ĐỒNG TRƯỜNG PHÒNG ĐIỀU HÀNH TỔ BỘ MÔN TỔ SÁT HẠCH TỔ KỸ THUẬT TỔ PHỤC VỤ CÔNG ĐOÀN TT

bố trí trong 01 xƣởng thực hành thực tập với diện tích trên 200m2; 01 xƣởng sửa chữa với đầy đủ các thiết bị đáp ứng nhu cầu sửa chữa xe ô tô phục vụ đào tạo và dịch vụ; 01 phòng học Cabin điện tử của Hàn Quốc cho HV làm quen và học tập trƣớc khi ra học thực hành lái xe ô tô.

- Tổng diện tích sân bãi tập lái và thi tốt nghiệp, sát hạch cấp GPLX ô tô là 90.000m2, trong đó: 01 sân sát hạch cho các hạng xe B1, B2, C, D, E theo đúng tiêu chuẩn sân loại I cấp Quốc gia với diện tích 35.000m2; 01 sân tập và thi 10 bài tập liên hoàn đƣợc bê tông hóa và trang bị đủ hệ thống biển báo, hình tập, đèn tín hiệu giao thông theo quy định với diện tích 25.000 m2

; 03 sân cho HV thực tập các bài thực hành lẻ với diện tích 30.000m2

;

- Đƣờng tập lái xe: 9,8 km đƣờng tập nội bộ của trƣờng đã đƣợc Sở Giao thông vận tải Lạng Sơn kiểm tra và cấp phép, các tuyến đƣợc tập lái theo quy định của cơ quan quản lý gồm: Quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, các đƣờng thuộc tỉnh Lạng Sơn, đƣờng đi tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Hƣng Yên và tỉnh Bắc Ninh.

- Xe ô tô phục vụ đào tạo nghề là 72 chiếc đủ tiêu chuẩn, chủng loại xe và đảm bảo tỷ lệ xe đời mới theo quy định hiện hành. Số lƣợng xe đang sử dụng vào việc đào tạo là 50 xe hạng B, 15 xe hạng C, 3 xe hạng D, 4 xe hạng E, các xe đều đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và đƣợc các cơ quan quản lý kiểm định và cấp giấy phép lƣu hành, giấy phép xe tập lái.

2.1.2.4. Đội ngũ giáo viên

Số lƣợng, trình độ và thâm niên của CB, GV dạy nghề lái xe đƣợc trình bày trong Biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2.1. Số liệu tổng kết về số lƣợng, trình độ và thâm niên giảng dạy nghề lái xe của CB, GV tính đến hết năm 2012

Nhận xét: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đội ngũ CB, GV, CNV làm công tác đào tạo lái xe tính đến hết năm 2012 là 88 ngƣời và đều đạt chuẩn theo quy định, trong đó:

- Số GV giảng dạy lý thuyết nghề 9 ngƣời, thực hành nghề là 75 ngƣời, CNV phục vụ 4 ngƣời.

- Trình độ: trên đại học 9 ngƣời, cao đẳng, đại học 58 ngƣời, dƣới cao đẳng 21 ngƣời.

- Thâm niên dạy lái xe: 5 năm 47 ngƣời, 10 năm 11 ngƣời, 15 năm 11 ngƣời, 20 năm 5 ngƣời, 25 năm 6 ngƣời, 30 năm 8 ngƣời.

- Các GV trực tiếp tham gia giảng dạy nghề lái xe đều có giấy phép cao hơn ít nhất từ 1 hạng so với hạng giấy phép đƣợc phân công giảng dạy và có đủ các văn bằng, chứng chỉ theo quy định nhƣ: Giấy phép lái xe, giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, bằng tốt nghiệp cao đẳng sƣ phạm hoặc đại học sƣ phạm hoặc các cao đẳng, đại học khác thì đều có chứng chỉ sƣ phạm dạy nghề hoặc chứng chỉ sƣ phạm từ bậc I trở lên.

Ngoài ra, hàng năm Trung tâm và Nhà trƣờng đều tổ chức các lớp tập huấn, hội giảng nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và phân công các GV có trình độ, có kinh nghiệm theo dõi, kèm cặp các GV mới, ít kinh nghiệm trong đào tạo nghề lái xe.

2.1.2.5. Kết quả đào tạo

Số lƣợng HV học lái xe ô tô và tỷ lệ đỗ theo các năm đƣợc trình bày trên Biểu đồ 2.2 và 2.3.

(Ghi chú: số lượng HV năm 2012 cho trên biểu đồ là kết quả đăng ký vào học tính đến thời điểm tháng 12 năm 2012)

Biểu đồ 2.2. Số lƣợng HV học lái xe ô tô

Từ kết quả thống kê trên cho ta thấy số lƣợng HV theo học tại Trung tâm cao nhất vào năm 2010, đến 2011 có xu hƣớng giảm và đến năm 2012 tăng. Bên cạnh đó, số lƣợng HV hạng B xấp xỷ bằng nhau trong các năm.

Kết quả trên là do một số nguyên nhân sau:

- Từ năm 2009 đến năm 2012 vì giai đoạn này có nhiều biến động trong việc tuyển sinh HV học lái xe. Tại tỉnh Lạng Sơn luôn có từ 2- 3 trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe ô tô đƣợc thành lập (Trung tâm ĐT&SHLX- Trƣờng CĐNCN&NLĐB, Trung tâm Đào tạo lái xe- Trƣờng Trung cấp nghề Việt Đức

và Trung tâm ĐT&STLX Tùng Linh), công tác quản lý hiện tƣợng đào tạo lái xe trái tuyến còn chƣa đƣợc thiết chặt, chƣa có chế tài đủ mạnh để xử lý,...do đó đã có sự cạnh tranh trong tuyển sinh, đào tạo, sát hạch cấp GPLX.

- Đến đầu năm 2012 số lƣợng HV có xu hƣớng tăng vì sau nhiều khóa học của 3 năm gần đây số HV tốt nghiệp đều có thể tiếp cận đƣợc ngay với việc vận hành xe ô tô trên đƣờng còn một lƣợng HV tốt nghiệp ở các trung tâm khác phải mất ít nhất 2 tháng bổ túc tay lái mới có thể tự tin vận hành ô tô trên đƣờng (số liệu này có đƣợc thông qua việc phỏng vấn 150 HV tại Trung tâm ĐT&SHLX- Trƣờng CĐNCN&NLĐB và 100 HV của các trung tâm khác). Do chất lƣợng đào tạo của Trung tâm ĐT&SHLX- Trƣờng CĐNCN&NLĐB đƣợc đảm bảo, uy tín đƣợc nâng cao nên số lƣợng HV đăng ký tính đến tháng 12/2012 đã đạt trên 6.000 hồ sơ.

- Bên cạnh đó, do sức ép cạnh tranh trong đào tạo lên Trung tâm ngày càng nâng cao năng lực đào tạo, năng lực phục vụ nhằm đáp ứng trƣớc tình hình mới, xu thế mới. Kết quả cụ thể là tỷ lệ HV đỗ trong các kỳ thi sát hạch tăng theo mỗi năm và đƣợc thể hiện rất rõ trong Biểu đồ 2.3.

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ thi đỗ sau mỗi khóa học

Tỷ lệ đỗ hạng B thấp hơn so với C, D, E vì số lƣợng HV học hạng B cao hơn so với hạng C, D, E lên chất lƣợng đào tạo hạng B cũng kém hơn hạng khác. Bên cạnh đó, số HV học lái xe hạng B chủ yếu là đối tƣợng đã có công việc ổn định, học lái xe chủ yếu để phục vụ cá nhân và gia đình đo đó thời gian học không đƣợc tập trung.

Tỷ lệ đỗ hạng B cao dần theo từng năm vì trang thiết bị dạy học ngày một nâng cao, đội ngũ GV có kinh nghiệm giảng dạy ngày một lớn.

Tỷ lệ đỗ hạng C thƣờng cao vì số HV này học tập trung và mục tiêu của họ là học để hành nghề kiếm sống do đó họ gắn bó với nghề.

Tỷ lệ đỗ hạng D, E thƣờng cao vì số HV này phải có ít nhất là 3 năm kinh nghiệm lái xe trở lên theo quy định mới đƣợc học nâng hạng GPLX và họ đã gắn bó với nghề rồi.

Nhận xét chung về CB và GV:

Ƣu điểm:

- Trung tâm đƣợc xây dựng theo tiêu chuẩn Quốc Gia. Đội ngũ cán bộ, GV đều có trình độ, trẻ, năng động, sáng tạo và nhiệt tình để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

- Đại đa số GV yên tâm công tác, tâm huyết với nghề và xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, quản lý HV, chấp hành qui định của ngƣời giáo viên.

- Với 66,8% lực lƣợng GV trẻ, đây là đội ngũ nòng cốt, luôn nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp, ham học hỏi, nghiên cứu khoa học, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới nhanh.

- Về số lƣợng GV hàng năm đều đƣợc Nhà trƣờng tuyển mới, bổ sung và tập huấn để nâng cao trình độ, kinh nghiệm giảng dạy nhằm giảm bớt khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch giảng dạy.

- GV tham gia dạy thực hành nghề đều là những GV có bề dày kinh nghiệm, đƣợc đào tạo cơ bản từ các trƣờng dạy nghề, trƣờng cao đẳng, đại học và trƣởng thành trong thực tế quá trình hành nghề và kinh doanh vận tải.

Nhƣợc điểm:

- Đội ngũ GV trẻ chiếm đa số, hầu hết tốt nghiệp ở các trƣờng đào tạo khác nhau. Một số GV còn chƣa thực sự nhanh nhạy với sự thay đổi của cơ chế thị trƣờng và của nhu cầu ngƣời học trong giai đoạn hiện nay, do đó còn gặp nhiều khó khăn trong việc gắn liền giữa học lý thuyết với học thực hành; giữa yêu cầu về chất lƣợng, về thời gian với quy định hiện hành và nhu cầu của ngƣời học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trình độ của đội ngũ GV chƣa đồng đều về chuyên môn, năng lực công tác thể hiện ở chỗ có một số GV chỉ dạy đƣợc 1 đến 2 môn trong chuyên ngành đào tạo nên khó khăn trong việc lập kế hoạch giảng dạy và dẫn đến tình trạng GV thiếu nhƣng lại vẫn thừa. Đặc biệt là số GV trẻ chƣa có kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục HV và các hoạt động quản lý HV.

- Tuy 100% GV đã học tại các trƣờng dạy nghề, các trƣờng cao đẳng sƣ phạm, đại học sƣ phạm hoặc học các lớp cấp chứng chỉ sƣ phạm dạy nghề, chứng chỉ sƣ phạm bậc I, bậc II nhƣng thực chất việc nắm bắt các lý luận cơ bản về giáo dục còn hạn chế cho nên còn gặp khó khăn trong công tác đổi mới phƣơng pháp dạy học.

- Việc áp dụng phƣơng tiện dạy học mới nhƣ sử dụng các phần mềm, sử dụng tin học, ngoại ngữ trong đội ngũ GV còn nhiều hạn chế, nhất là số giáo viên cao tuổi do vậy cũng ảnh hƣởng phần nào đến chất lƣợng đào tạo của Trung tâm.

- Việc nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tự làm các mô hình học cụ, học liệu còn nhiều hạn chế.

- Còn một số ít GV chƣa tìm ra phƣơng pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tƣợng HV, chƣa đầu tƣ thời gian, công sức cho việc học tập, tự học tập

nâng cao trình độ, trách nhiệm là ngƣời thầy trong việc giảng dạy chƣa cao thể hiện trong việc lên lớp, đôn đốc nhắc nhở quan tâm đến HV, chƣa quan tâm nhiều đến hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng.

2.2. Thực trạng quản lý HĐDH nghề lái xe ở Trung tâm ĐT&SHLX- Trƣờng CĐNCN&NLĐB

- Thực trạng việc quản lý HĐDH nghề lái xe ở Trung tâm ĐT&SHLX đã đƣợc điều tra bằng bảng hỏi và tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 2.1. Đánh giá CBQL, GV và HV về mức độ thực hiện các nội dung QL tại Trung tâm ĐT&SHLX

S TT Các biện pháp QL HĐDH nghề lái xe CBQL, GV (n = 30) HV (n = 40) Di Di2 R X Thứ bậc X Thứ bậc

1 QL việc thực hiện mục tiêu, nội dung

chƣơng trình đào tạo nghề lái xe 2.87 2 2.87 1 1 1

0.75

2 QL xây dựng và phát triển đội ngũ

CBQL và GV dạy nghề lái xe 2.89 1 2.81 2 -1 1 3 QL hoạt động dạy nghề lái xe của GV 2.37 5 2.39 5 0 0

3.1 Quản lý nề nếp dạy học 2.49 2.45

3.2 Quản lý đổi mới phương pháp dạy học 2.25 2.34

4 QL hoạt động học nghề lái xe của HV 2.43 4 2.24 6 -2 4 5 QL công tác kiểm tra, đánh giá HĐDH

nghề lái xe 2.49 3 2.50 3 0 0 6 QL CSVC, trang TBDH nghề lái xe 2.01 6 2.41 4 2 4 7 QL công tác xã hội hóa giáo dục 1.91 7 2.15 7 0 0

X XGV = 2.42 X HV = 2.48 =14

Qua kết quả khảo sát ở Bảng 2.1 cho thấy: Hiện nay công tác quản lý HĐDH nghề lái xe của Trung tâm ở mức trung bình (X < 2,5). Các BP đƣợc

đánh giá là thực hiện tốt: QL việc thực hiện mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo nghề lái xe; QL xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL và GV dạy nghề lái xe; QL công tác kiểm tra, đánh giá HĐDH nghề lái xe (X > 2,5). Các BP còn lại đƣợc đánh giá ở mức trung bình (1,5 ≤ X < 2,5) và không có BP nào đƣợc đánh giá là không tốt. Tuy nhiên, xét cụ thể từng mặt thì các BP QL HĐDH nghề lái xe ở Trung tâm cần phải tăng cƣờng để đảm bảo chất lƣợng theo quy định

Chúng tôi đã so sánh tƣơng quan giữa đánh giá của CBQL và GV với đánh giá của HV và tính đƣợc: R = 0,75. Điều này chứng tỏ tƣơng quan là thuận và chặt chẽ, nghĩa là đánh giá của CBQL, GV và của HV về mức độ thực hiện các nội dung QL của Trung tâm là thống nhất.

Nhƣ vậy, cần tập chung nghiên cứu 4 nội dung sau:

2.2.1. QL hoạt động dạy nghề lái xe của GV

2.2.1.1. Quản lý nề nếp dạy học nghề lái xe

Hiện nay ngành GD - ĐT đang thực hiện cuộc vận động “Kỷ cƣơng, tình thƣơng, trách nhiệm”. Trong Trung tâm để có kỷ cƣơng phải thực hiện tốt việc QL nề nếp dạy học. Nề nếp dạy học đƣợc xây dựng dựa theo điều lệ Trƣờng CĐNCN&NLĐB và các quy định của ngành, theo yêu cầu, điều kiện cụ thể của Trung tâm. Quản lý nề nếp dạy học là một nội dung rất quan trọng của Ban Giám đốc Trung tâm và đƣợc CBQL, GV nhận thức và đánh giá nhƣ sau:

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học nghề lái xe tại trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm đông bắc (Trang 32 - 106)