I. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM
1.9. PHÒNG BỆNH
Cho đến nay, nguyên nhân gây VRT cấp tính ở trẻ em vẫn còn chưa được hiểu biết chắc chắn vì vậy việc phòng bệnh cũng chưa tìm được biện pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, bệnh VRT cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng nhất. Không nên lạm dụng kháng sinh cho những trường hợp đau bụng kèm theo sốt, rối loạn tiêu hóa hoặc kèm theo những viêm nhiễm không đặc hiệu khác trong vòng 24h đầu khi chưa loại trừ được VRT.
II.THANG ĐIỂM P.A.S VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẨN ĐOÁN MUỘN VIÊM RUỘT THỪA Ở TRẺ EM
2.1.THANG ĐIỂM PEDIATRIC APPENCIDITIS SCORE (P.A.S)
Bệnh VRT và VPMRT có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến người già. Ở trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ do đặc điểm tâm sinh lý rất khác với người lớn, triệu chứng lâm sàng rất đa dạng, phức tạp, thay đổi theo từng lứa tuổi, từng bệnh nhi nên rất khó và dễ chẩn đoán nhầm với những bệnh lý khác, đã làm cho việc chẩn đoán VRT khó khăn hơn, điều trị không kịp thời và gây ra VPM, có thể dẫn đến biến chứng nặng nề thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng cho trẻ.
Do đó nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm chẩn đoán sớm VRT ở trẻ em,hạn chế việc chẩn đoán muộn. Năm 1986 Alvarado A. đã đưa ra bảng 10 điểm cho 8 dấu hiệu lâm sàng, được xây dựng từ các dữ liệu của người lớn.
Bảng 2.1. Thang điểm của Alvarado
1 Đau hố chậu phải 1
2 Chán ăn 1
3 Nôn, buồn nôn 1
4 Phản ứng cơ hố chậu phải 2
5 Dấu hiệu Blumberg 1
6 Sốt 1
7 Số lượng bạch cầu tăng 2
8 Bạch cầu chuyển trái 1
Cộng 10
- Nếu tổng số điểm của bệnh nhân ≥ 7 điểm có thể chẩn đoán viêm ruột thừa với độ nhạy là 88% - 90% và độ đặc hiệu là 72% - 81% [25].
- Nếu tổng số điểm của bệnh nhân < 7 điểm thì nghi ngờ và cần được tiếp tục theo dõi.
- Một số nghiên cứu đánh giá bảng 1.1 sửa đổi (không bao gồm sự thay đổi số lượng bạch cầu) cho thấy: Số điểm ≥ 7 cho độ nhạy là 76% - 90%, độ đặc hiệu là 50% - 81% khi chẩn đoán VRT.
Dù đơn giản,dễ sử dụng nhưng do độ đặc hiệu của thang điểm Alvarado không cao đặc biệt ở trẻ em nên hiện tại thang điểm này ít được sử dụng. Việc chẩn đoán sẽ dựa vào nhiều biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng và tùy từng lứa tuổi sẽ có các biểu hiện khác nhau.
Một số tác giả khác khi nghiên cứu về VRT ở trẻ em có sử dụng một số thang điểm khác như thang điểm MANTRELS, thang điểm Kharbanda…
Các thang điểm trên có độ nhạy và độ đặc hiệu cao tuy nhiên việc ứng dụng chúng ở các trung tâm có sự khác nhau và còn nhiều tranh luận.
Năm 2002 Samuel đã đưa ra thang điểm P.A.S (Pediatric Appendicitis Score) cải tiến từ thang điểm Alvarado được coi là có giá trị cao trong chẩn đoán sớm VRT ở trẻ em. Thang điểm này được đưa ra khi nghiên cứu trên 1170 trẻ từ 4 – 15 tuổi trong vòng 5 năm[24].
Bảng 2.2. Thang điểm P.A.S
Thứ tự Dấu hiệu Điểm
2 Chán ăn 1
3 Nôn, buồn nôn 1
4 Phản ứng cơ hố chậu phải 2
5 Đau ¼ dưới bụng P khi ho, gõ hoặc đi lại 2
6 Sốt 1
7 Số lượng bạch cầu tăng ≥ 10 000/mm3 1
8 Bạch cầu đa nhân trung tính ≥ 7500/mm3 1
Cộng 10
- Nếu tổng số điểm của bệnh nhi ≥ 7 điểm có thể chẩn đoán viêm ruột thừa. - Nếu tổng số điểm của bệnh nhi < 7 điểm thì nghi ngờ và cần được tiếp tục theo dõi.