Một số hướng nghiên cứu chính về siêu âm Doppler mô cơ tim trong

Một phần của tài liệu vai trò của siêu âm trong đánh giá các tổn thương tim ở bệnh nhân tăng huyết áp (Trang 37 - 41)

tim mạch

5.1. Trong các bệnh tim mạch nói chung

Từ 1989, TDI bắt đầu được giới thiệu như là một kỹ thuật siêu âm mới trong nghiên cứu chức năng tim mạch. Đầu những năm 1990 strain và tỷ lệ strain tiếp tục phát triển dựa trên các kiểu TDI. Cho đến hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật này trong đánh giá chức năng tim mạch. Có thể tóm tắt một số hướng nghiên cứu chính đã được thực hiện trên thế giới trong hơn một thập kỷ qua như sau:

- Đánh giá chức năng tâm thu thất trái, thất phải.

Các chỉ số tốc độ co cơ tối đa, thời gian co cơ, strain, strain trung bình và tỷ lệ strain rất thích hợp để đánh giá khả năng co bóp cơ tim vùng, do đó đồng thời là những chỉ số có giá trị cao trong đánh giá chức năng tâm thu, đặc biệt là đối với thất phải, vì bằng các phương pháp siêu âm trước đây đánh giá chức năng tâm thu thất phải rất khó khăn.

- Đánh giá chức năng tâm trương.

Kỹ thuật này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn trong đánh giá chức năng tâm trương, vì nó đo trực tiếp khả năng giãn cơ tim, khác với các phương pháp thăm dò Doppler thông thường là đánh giá một cách gián tiếp qua dòng chảy trên van 2 lá, 3 lá. Phương pháp này cũng có thể phân biệt được trạng thái bình thường giả mà Doppler xung qua van 2 lá, 3 lá không phân biệt được.

- Phát hiện tình trạng co bóp không đồng bộ.

Do có khả năng xác định chính xác thời gian co cơ so với điện tâm đồ trên nhiều vùng khác nhau của cơ tim đồng thời một lúc, nên kỹ thuật này cho phép đánh giá co bóp đồng bộ của các vùng cơ tim khác nhau trong một buồng tim và giữa tâm thất trái và tâm thất phải. Kỹ thuật này cũng thích hợp để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị tái đồng bộ cơ tim.

Đây là một đóng góp to lớn của kỹ thuật siêu âm mới này, bởi vì với ưu thế đánh giá chức năng co bóp và giãn từng vùng cơ tim. Do đó có thể cho phép xác định tình trạng rối loạn chức năng tâm thu, tâm trương cục bộ thất trái, đặc biệt sử dụng trong siêu âm gắng sức đã làm tăng khả năng phát hiện thiếu máu cơ tim mà các phương pháp siêu âm trước đây không phát hiện được. Kỹ thuật này cũng có thể dùng để đánh giá kết quả điều trị tái tưới máu và phát hiện vùng cơ tim còn sống, vùng cơ tim chết để quyết định phương pháp điều trị can thiệp.

5.2. Trong tăng huyết áp

Siêu âm tim đã có nhiều đóng góp trong chẩn đoán, đánh giá chức năng tim trong THA. Các phương pháp siêu âm TM và 2D cho phép đánh giá kích thước các buồng tim, chiều dày thành thất, khối lượng cơ thất trái và chức năng tâm thu thất trái. Siêu âm Doppler xung và Doppler màu cung cấp những thông tin về chức năng tâm trương, các bệnh van tim như hở 2 lá, van động mạch chủ do THA gây ra. Những thông tin trên rất quan trọng và cần thiết cho đánh giá tình trạng chung của tim trong THA và góp phần theo dõi biến chứng và đánh giá kết quả điều trị các biến chứng trên. Trong đề tài này chúng tôi tập trung giới thiệu một số nghiên cứu mới về siêu âm Doppler mô cơ tim và sức căng, tốc độ sức căng cơ tim trong tăng huyết áp.

Manolis Bountioukos (2006) [41]. Nghiên cứu trên 367 trường hợp.

chia làm hai nhóm: nhóm THA 269, nhóm chứng 128 trường hợp. Cả hai nhóm được tiến hành siêu trên TM. 2D và TDI. Kết quả siêu âm như sau:

Đánh giá chức năng tâm thu nhóm THA và nhóm chứng tính theo EF không có sự khác biệt (LVEF 66% ± 10% so với 65% ± 7%). Trên TDI vận tốc tâm thu ở nhóm THA thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (9,1± 1,6 cm/s so với 9,5 ±1,5 cm/s với p=0,02). Sự bất thường chức năng tâm thu tầng vùng lấy gía trị VS < 8.5 m/s nhóm THA 34% nhóm chứng 21% với p = 0,01.

Đánh giá chức năng tâm trương VE, ở nhóm THA thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (10,6 ± 2,6cm/s so với 12,6 ± 2,7 cm/s, với p = 0,05). tỷ lệ VE/ VA. ở nhóm THA thấp hơn nhóm chứng (1,0 ± 0,3 so với 1,2 ± 0,3 với p <0,05 ). Tỷ lệ E/VE liên quan tới áp lực đổ đầy cuối tâm trương thất trái tăng ở nhóm THA so với nhóm chứng (7,9 ± 2,0 so với 6,6 ± 1,7; với p <0,05).

Alersandr Rovner(2006) [51]. Nghiên cứu trên 278 bệnh nhân có chức năng tâm thu thất trái EF > 55%, chia làm 3 nhóm: Nhóm THA có phì đại thất trái 86 trường hợp, THA không có phì đại thất trái 70 trường hợp, nhóm chứng không THA 122 trường hợp. Sử dụng Doppler xung, TDI, Color- M- Mode. Kết quả thu được:

Kích thước thất trái và nhĩ trái tăng lên ở nhóm THA có phì đại thất trái, chỉ số khối cơ thất trái ở nhóm THA có phì đại thất trái lớn hơn nhóm THA và nhóm bình thường, không có sự khác biệt ở nhóm sử dụng thuốc THA không sử dụng thuốc THA.

Không thấy có sự khác biệt ba nhóm về tỷ lệ E/A, khoảng thời gian DT. Sự giãn ra bất thường của thất trái: nhóm HA bình thường 21%, nhóm THA không phì đại thất trái 31%, nhóm THA có phì đại thất trái 37%.

Thời gian giãn đồng thể tích giảm dần theo thứ tự nhóm THA có phì đại đến THA không phì đại thất trái cuối cùng nhóm bình thường.

Trên TDI sự giãn bất thường của thất trái khi lấy giá trị Em ở vách liên thất < 8cm/s: nhóm bình thường 16%, nhóm THA 21%, nhóm THA có phì đại thất trái 38%. Tỷ lệ E/ Em tăng dần từ nhóm bình thường, nhóm THA, nhóm THA có phì đại thất trái.

Tăng áp lực đổ đày thất trái là một biến đổi sớm trong thất trái của bệnh tim do THA.

Phì đại thất trái không chỉ gây rối loạn giãn ra của thất trái mà còn làm tăng áp lực đổ đầy thất trái.

Eriko Kimura(2005)[38] Nghiên cứu 93 trường THA, được chia làm 3 nhóm: nhóm THA phì đại lệch tâm và nhóm THA phì đại đồng tâm có đối chiều với nhóm chứng. Kết quả cho thấy. Đường kính cuối tâm trương thất trái của hai nhóm THA có phì đại đồng tâm hoặc lệch tâm lớn hơn so với nhóm THA không có phì đại và nhóm chứng, vận tốc tâm thu tối đa Gmax giảm dần từ nhóm THA không có phì đại đến THA phì đại lệch tâm rồi THA phì đại đồng tâm, đường kính cuối tâm trương thất trái, Gmax có mối tương quan nghịch với chỉ số khối cơ thất trái, bề dày thất trái, đường kính cuối tâm trương thất trái.

Maria Caandida C (2006)[42]. Nghiên cứu 56 trường hợp trong đó

có 18 trường hợp bình thường và 38 trường hợp THA có phì đại hoặc không có phì đại thất trái. Tiến hành siêu âm M- mode, 2D, TDI. Trên TDI xác định vận tốc tâm thu và tâm trương tại vòng van 2 lá để đánh giá các rối loạn chức năng tim ở mức cận lâm sàng. Kết quả cho thấy vận tốc đỉnh sóng tâm thu Sm giảm ở thành trước và thành sau ở nhóm THA không phì đại thất trái, Sm giảm ở thành trước, thành sau và thành bên ở nhóm THA có phì đại thất trái. Có sự tương quan nghịch giữa Sm và chỉ số khối cơ thất trái, nhưng không có sự tương quan giữa Sm và hình thể thất trái.

Không có sự khác nhau về vận tốc sóng VE ở cả 3 nhóm. Nhưng VA ở nhóm THA cao hơn nhóm bình thường, Tỷ lệ E/A giảm ở nhóm THA so với nhóm bình thường. Thời gian giãn đồng thể tích kéo dài ở nhóm THA so với nhóm bình thường.

Một phần của tài liệu vai trò của siêu âm trong đánh giá các tổn thương tim ở bệnh nhân tăng huyết áp (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w