Đánh giá chức năng tâm thu thất trái bằng siêu âm[17]

Một phần của tài liệu vai trò của siêu âm trong đánh giá các tổn thương tim ở bệnh nhân tăng huyết áp (Trang 30 - 32)

4. Siêu âm tim đánh giá các tổn thương tim do THA

4.1. Đánh giá chức năng tâm thu thất trái bằng siêu âm[17]

CNTTh thất trái là chức năng làm rỗng (empty) thất trái. Đó là khả năng co bóp của cơ tim sau khi đã đổ đầy thất để tống đi một lượng máu hữu hiệu, đảm bảo một cung lượng tim phù hợp với yêu cầu của cơ thể. Các thông số đánh giá chức năng tâm thu thất trái.

- Phân số tống máu EF% (Ejection Fraction): là phân số thông dụng nhất và tin cậy để đánh giá chức năng tâm thu của thất khi nghỉ. Gọi là giảm khi EF < 50%(Hoa kỳ), châu Âu định nghĩa giảm khi thấp hơn 45%.

- Tỷ lệ phần trăm co ngắn sợi cơ trái(%D hoặc FS%: fraction

shortening)Đánh giá được khả năng co bóp theo trục ngắn của thất trái nên có ý nghĩa trong đánh giá chức năng tâm thu thất trái, được tính dựa vào đường kính thất trái cuối tâm trương và cuối tâm thu.

- E- vách liên thất: giá trị bình thường của chỉ số này vài mm và tối đa của nó 7- 8mm. Khi chỉ số này tăng nói lên tình trạng giảm có bóp và giãn ra của thất trái. Van hai lá mở phụ thuộc nhiều vào thể tích máu đi qua van hai lá, khi giảm dòng chảy qua van hoặc giảm thể tích tống máu thất trái thì biên độ sóng E giảm theo( làm tăng khoảng E- vách liên thất).

- Vận động vòng van hai lá: biên độ dịch chuyển của vòng van hai lá hướng tới mỏm thất trái tương quan với chức năng tâm thu. Biên độ của vận động co bóp thất tỷ lệ với sự ngắn lại theo chiều dọc của thất trái. Bình thường 12 ± 2mm trên mặt cắt 2 và 4 buồng, khi < 8mm có thể ứng với EF < 50%[42].

- Cung lượng tim (CO): Cung lượng tim cho biết lượng máu được tâm thất bơm vào hệ thống tuần hoàn trong một đơn vị thời gian.

- Đo các khoảng thời gian tâm thu: Kết hợp với ĐTĐ ta có thể đo một số chỉ số thời gian tâm thu như thời gian tiền tống máu(PET), thời gian tống máu(ET). Khi tỷ lệ PET/ET tăng có thể nói có rối loạn chức năng thất. Trong suy tim tâm thu thời gian tiền tống(PET) máu kéo dài nhưng thời gian tống máu (ET) ngắn lại. Người ta thấy có mối liên hệ chặt chẻ giữa tỷ lệ PET/ET với phân số tống máu EF, tách riêng ra thì PET tương quan thuận còn ET tương quan nghịch. PET/ ET có tương quan chặt chẻ với thể tích nhát bóp, khi tỷ lên này tăng nó phản ánh giảm tốc độ tăng áp lực thất trái trong thời kỳ thất trái thu. Ở người bình thường PET/ET bằng 0,35 ± 0.04, tuy nhiên trong trường hợp rối loạn dẫn truyền thì khó nhận định về chỉ số này.

- Chỉ số Tei: Gần đây Tei và cộng sự đề xuất chỉ số này để đánh giá chức năng thất bao gồm cả tâm thu lẫn tâm trương: Tei = (ICT +IRT)/ ET. Người bình thường chỉ số này 0,39 ± 0,05. Chỉ số Tei tăng trong bệnh cơ tim giãn, nó cũng được sử dụng đánh giá chức năng thất phải đặc biệt ở người bệnh có tăng áp lực động mạch phổi. Chỉ số này rất có giá trị để phân biệt người có tăng áp lực ĐMP với người bình thường tuy nhiên cần phải có nhiều nghiên cứu thêm để hiểu rõ tầm quan trọng của nó trong đánh giá chức năng thất phải.

- Tốc độ tăng áp lực thất trái tối đa (+dP/đt): Trên siêu âm Doppler tim, +dP/dt được đo bằng tốc độ tăng vận tốc của dòng hở hai lá đo trên Doppler liên tục. Phổ Doppler liên tục của dòng hở hai lá phản ánh chênh lệch áp lực tức thời giữa nhĩ trái và thất trái. Vì áp lực nhĩ trái trong thời kỳ co đồng thể tích không thay đổi nên tốc độ tăng vận tốc của dòng hở hai lá phản ánh tốc độ tăng áp lực thất trái. +dP/dt đo bằng phương pháp siêu âm Doppler có mối tương quan chặt chẽ với +dP/dt đo bằng phương pháp thông tim. Ở những người có chức năng tâm thu thất trái bình thường, +dP/dt >1200mmHg/giây. Khi +dP/dt từ 800 đến 1200 mmHg/giây là có giảm chức

năng tâm thu thất trái nhẹ đến vừa. Nếu +dP/dt<800 mmHg/giây là có giảm chức năng tâm thu thất trái nặng [40].

- Siêu âm Doppler mô cơ tim: vận tốc sóng S (sóng tâm thu) đo trên siêu âm Doppler mô xung cơ tim là một thông số phản ánh chức năng tâm thu thất trái. Bình thường, vận tốc sóng S > 9cm/s. Tuổi càng cao, vận tốc sóng S càng giảm. Vận tốc sóng S có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ với phân số tống máu thất trái (r = 0,85) và tốc độ tăng áp lực thất trái tối đa +dP/dt. Nghiên cứu của Derumeaux và nghiên cứu của Bach cho thấy vận tốc sóng S giảm đi khi có thiếu máu cục bộ cơ tim, tăng lên sau tái tưới máu động mạch vành[23,42].

Siêu âm Doppler mô sức căng cơ tim: Trong thời kỳ tâm thu, thành của thất trái co ngắn lại, dày lên, xoắn lại dọc theo trục dọc của thất. Ta có thể đo được độ thu ngắn và dày lên này bằng cách đo sức căng (strain) tại một số điểm trong thành tim. Sự co thắt hoặc biến dạng của cơ tim làm thay đổi kích thước của vùng cơ tim so với ban đầu. Ta có thể đo những thay đổi này dưới dạng giá trị tuyệt đối hoặc tính một cách tương đối theo tỷ lệ phần trăm.

Một phần của tài liệu vai trò của siêu âm trong đánh giá các tổn thương tim ở bệnh nhân tăng huyết áp (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w