Quân dân trong các khu du kích và căn cứ chống Nhật – Pháp

Một phần của tài liệu các khu du kích và căn cứ chống nhật – pháp ở tỉnh phú thọ trong thời kì vận động cách mạng tháng tám (Trang 64 - 103)

lên giành chính quyền ở địa phƣơng và phối hợp giành chính quyền ở tỉnh Phú Thọ

Từ đầu năm 1945, cuộc chiến tranh thế giới bước vào giai đoạn quyết liệt quyết định số phận của quân phát xít. Sau khi chiến thắng hoàn toàn quân Đức, ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật. Ngày 9/8/1945, Hồng quân Liên Xô mở màn chiến dịch tổng công kích đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc. Chỉ sau vài ngày, quân đội Xô Viết đã tiêu diệt căn cứ chiến lược và đạo quân tinh nhuệ bậc nhất của Nhật, buộc chúng phải đầu hàng Liên Xô và Đồng minh không điều kiện.

Nhật hàng đã làm cho quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim hoang mang cực độ.

Điều kiện khách quan và chủ quan cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền đã chín muồi. Thời cơ ngàn năm có một đã đến.

Từ ngày 14 đến 15/8/1945, tại Tân Trào, Hội nghị toàn quốc được triệu tập. Hội nghị nhận định: "Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi... Quân lính Nhật tan rã, mất tinh thần, hàng ngũ chỉ huy Nhật ở Đông Dương chia rẽ đến cực điểm, bọn Việt gian thân Nhật hoảng sợ, toàn dân tộc đang sôi nổi đợi giờ khởi nghĩa giành quyền độc lập dân tộc" [30, tr.413- 414].

Từ nhận định đó, Hội nghị quyết định phát động toàn dân nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào nước ta.

Ngay sau đó, Tổng bộ Việt Minh đã triệu tập Quốc dân Đại hội tại Tân Trào (16 – 17/8/1945). Đại hội đã tán thành chủ trương của Đảng, nhất trí thông qua 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Đại hội còn quyết định lấy lá cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ, bài Tiến quân ca làm quốc ca.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bế mạc Đại hội quốc dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào toàn quốc đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền:

"Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!" [67, tr.348].

Hưởng ứng lệnh Tổng khỏi nghĩa của Đảng, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào cả nước đã nhất tề đứng lên với tinh thần vô cùng quả cảm để giành độc lập dân tộc.

Ở chiến khu Vần – Hiền Lương, trước những biến chuyển mau lẹ của tình hình thế giới và trong nước, cuối tháng 7/1945, Ban cán sự Đảng liên tỉnh Phú – Yên quyết định thành lập Ủy ban giải phóng. Đầu tháng 8/1945, Đội du kích Âu Cơ được đổi tên thành Chi đội Trần Quốc Toản, đặt dưới sự chỉ đạo của Ủy ban giải phóng Phú – Yên, có vai trò nòng cốt cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở thị xã Yên Bái và Phú Thọ. Thời gian này, trong khi một bộ phận lực lượng vũ trang cách mạng đang tấn công giải phóng các địa bàn Nghĩa Lộ, Yên Bái thì một bộ phận vũ trang còn lại của chiến khu Vần – Hiền Lương nhanh chóng lập kế hoạch đánh chiếm huyện Hạ Hòa. Lúc này, tại địa bàn huyện tập trung một lực lượng lính bảo an khá đông. Tên Tri huyện Nguyễn Bạt Tụy đã tiếp tay cho Nhật để đàn áp nhân dân. Trước tình hình đó, lực lượng vũ trang và các chiến sỹ cách mạng trong huyện đã đề ra một kế hoạch cụ thể, chủ động tiến công địch theo phương châm:

- Xuất hiện bất ngờ và ngay từ phút đầu tiên phải đánh trực tiếp vào lực lượng bảo an và bắt sống tên Tri huyện.

- Hoạt động phải hết sức khẩn trương, giữ vững liên lạc, tuyệt đối tuân theo mọi điều đã quy định.

- Chủ yếu tước vũ khí, súng đạn, tịch thu tài liệu, bản đồ, máy chữ, con dấu, cắt đứt liên lạc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tuyệt đối không được chạm đến đồ dùng cá nhân của công chức huyện, không được lấy của cải làm của riêng.

- Thời gian hoạt động quy định tối đa là một giờ. Sáu rưỡi sáng phải xong và xuống thuyền về nơi tập kết ở Chuế Lưu.

- Với binh lính và viên chức nói chung không bắt đi theo làm tù binh, kẻ nào chống đối thì tiêu diệt.

- Khi rút thì bộ phận vũ trang chủ lực sẽ rút sau cùng và có nhiệm vụ yểm hộ cho toàn bộ lực lượng rút đi an toàn. Mọi người phải chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu nếu bị phản công.

- Một bộ phận nhỏ được phân công ởlại để theo dõi tình hình địch. Rạng sáng ngày 2/8/1945, theo đúng kế hoạch đã định, bất chấp nước sông lên cao, trời mưa lũ, lực lượng vũ trang chiến khu tập kết tại bến đò Linh Thông với gần 70 người, chia làm 4 tổ tiến về huyện lỵ Hạ Hòa. Các tổ đều đi bằng thuyền lớn do đồng chí Trịnh Xuân Tiến chỉ huy.

Một tổ do đồng chí Trịnh Xuân Tiến trực tiếp chỉ huy có nhiệm vụ tiến hành khởi nghĩa tại huyện.

Một tổ chủ lực có 13 súng do đồng chí Phan Văn Cẩn và cai Tuân chỉ huy, áp đảo sau lưng và thu súng của lính cơ.

Một tổ do đồng chí Ma Quảng Đạt phụ trách bảo vệ bên ngoài đốt phá nghi binh, chốt ga Ấm Thượng, không để trưởng ga đánh điện lên Yên Bái hoặc về Phú Thọ.

Một tổ do đồng chí Chấn phụ trách, treo cờ, dán khẩu hiệu, tuyên truyền trong huyện.

Chỉ trong hơn một tiếng đồng hồ, lực lượng cách mạng đã tiến hành dán biểu ngữ, rải truyền đơn, hịch kháng Nhật, kêu gọi binh lính đầu hàng, cắt đứt liên lạc giữa Hạ Hòa và Phú Thọ, Yên Bái, đồng thời đột

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhập huyện đường, tịch thu toàn bộ sổ sách. Tri huyện rời khỏi huyện đường, giải tán binh lính.

Cuộc tấn công huyện lỵ Hạ Hòa diễn ra nhanh chóng và giành được thắng lợi to lớn. Chính quyền cũ đã bị lật đổ.

Thắng lợi này đã khích lệ mạnh mẽ tinh thần của nhân dân trong toàn huyện. Được tin chính quyền huyện đã tan rã, quần chúng nhân dân nhiều xã như Minh Côi, Đan Thượng, Gia Điền, Lang Sơn, Đại Phạm, Chuế Lưu đã tiến lên giải phóng chính quyền xã, thành lập các ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời. Hạ Hòa là huyện khởi nghĩa giành được chính quyền sớm nhất ở tỉnh Phú Thọ vào ngày 2/8/1945.

Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Hạ Hòa thắng lợi có ý nghĩa động viên, cổ vũ to lớn đối với nhân dân trong toàn tỉnh. Khí thế khởi nghĩa sôi sục ở khắp các địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 11/8/1945, một trung đội du kích Vạn Thắng tiến vào đánh chiếm Đồn Vàng (châu lỵ Thanh Sơn). Tri châu Thanh Sơn Nguyễn Đức Xương hoảng sợ bỏ trốn từ trước. Bọn nha lại và binh lính không dám chống cự, đầu hàng quân cách mạng. Chính quyền Nhật bị giải tán, ta tịch thu sổ sách, đồng triện, 15 khẩu súng và thả 6 người dân đang bị Tri châu giam giữ.

Hạ Hòa và Thanh Sơn là hai huyện khởi nghĩa giành chính quyền sớm nhất tỉnh, là những cuộc khởi nghĩa từng phần trước khi tổng khởi nghĩa và đều giành thắng lợi mau lẹ.

Căn cứ vào chỉ thị của Trung ương và phong trào cách mạng ở địa phương, ngày 17/8/1945, Ban cán sự Phú - Yên quyết định Cẩm Khê tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Lê Quang Ấn, du kích hai căn cứ Vạn Thắng và Phục Cổ được trang bị súng trường, súng săn cùng vũ khí thô sơ phối hợp với tự vệ một số xã trong huyện tiến công bao vây và chiếm huyện đường. Tri huyện Cẩm Khê là Nguyễn Quế đã bỏ trốn từ trước, bọn nha lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và binh lính run sợ, không dám chống cự và nhanh chóng đầu hàng quân cách mạng. Tiếp quản xong huyện đường, lực lượng khởi nghĩa tiến về Phú Lạc tịch thu hơn 40 tạ thóc và 2 tạ muối của Nhật phân phát cho dân.

Khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Cẩm Khê diễn ra nhanh gọn, thuận lợi. Ít ngày sau khởi nghĩa, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Cẩm Khê được thành lập. Đồng chí Đặng Ngọc Ky được cử làm Chủ tịch, ông Nguyễn Khắc Khiêm, sau đó là ông Hoàng Văn Phiến làm Phó chủ tịch, ông Lê Doãn Chắt là Ủy viên. Một thời gian ngắn sau đó, ông Nguyễn Văn Công được chỉ định làm Chủ tịch huyện thay đồng chí Đặng Ngọc Ky được điều động làm Chủ nhiệm Huyện bộ Việt Minh.

Sau khi thành lập, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện và Huyện bộ Việt Minh đã cử cán bộ về từng xã cùng nhân dân địa phương tước đồng triện của lý dịch, tuyên bố xoá bỏ chính quyền cũ của đế quốc và phong kiến, thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời và tổ chức mít tinh, ra mắt chính quyền cách mạng xã trước sự chứng kiến của đông đảo quần chúng nhân dân.

Tại Yên Lập, tên Tri châu Nguyễn Thuần được tin nhân dân các huyện khác khởi nghĩa nên hắn bỏ trốn, huyện đường chỉ còn bọn nha lại trông coi. Ngày 18/8, phối hợp với lực lượng du kích chiến khu Vần – Hiền Lương, du kích Phục Cổ gồm 70 người đã tiến về khởi nghĩa giành chính quyền huyện Yên Lập. Khi vào huyện, quân khởi nghĩa đã hạ cờ “tam tài” của Pháp, treo cờ đỏ sao vàng; tuyên bố giải tán chính quyền tay sai Nhật cấp huyện. Bọn nha lại run sợ đầu hàng nộp đầy đủ sổ sách, ấn tín. Cuộc khởi nghĩa ở Yên Lập diễn ra nhanh chóng, rất thuận lợi và giành thắng lợi hoàn toàn. Số nha lại ai tình nguyện đi theo cách mạng thì được giúp đỡ, số còn lại cho về quê làm ăn sinh sống. Sau khi giành được chính quyền thắng lợi, Mặt trận Việt Minh và đông đảo quần chúng cách mạng ở các xã trong huyện tiến hành giải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tán bộ máy hào lý cũ thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời xã. Riêng ở huyện, đến cuối tháng 8/1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời của huyện mới được thành lập do ông Hoàng Mạnh Thu làm Chủ tịch, đồng chí Hoàng Văn Hậu làm Phó chủ tịch, ông Hoàng Đình Lượng làm Thư ký.

Thực hiện lệnh điều động của Ủy ban khởi nghĩa tỉnh và Tỉnh bộ Việt Minh, sau khi giành được chính quyền ở địa phương, lực lượng du kích hai căn cứ Vạn Thắng, Phục cổ và tự vệ một số xã trong huyện cùng với lực lượng vũ trang chiến khu Vần - Hiền Lương theo nhiều hướng tiến về thị xã Phú Thọ tham gia khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh Phú Thọ.

Thị xã Phú Thọ trong những ngày tháng Tám năm 1945, kẻ thù còn đông, còn vũ khí và vẫn chống phá cách mạng đến cùng. Bọn Nhật thu quân ở Đoan Hùng và các nơi về tập kết ở đây. Bộ máy chính quyền bù nhìn tay sai cấp tỉnh mặc dù hoang mang dao động nhưng vẫn được bọn Nhật tiếp sức. Bọn Việt gian Đại Việt vẫn ngoan cố làm tay sai cho Nhật chống phá cách mạng. Vì vậy, cuộc khởi nghĩa ở tỉnh gặp khá nhiều khó khăn, trở ngại, không nhanh chóng, thuận lợi như khởi nghĩa ở các huyện.

Tuy có nhiều khó khăn, nhưng lực lượng ta mạnh gồm cả lực lượng chính trị lẫn lực lượng vũ trang toàn tỉnh; trong thị xã, cơ sở và phong trào cách mạng duy trì và phát triển liên tục. Ngoài ra, các huyện trong tỉnh đã khởi nghĩa thắng lợi, nhiều tỉnh gần Phú Thọ, nhất là thủ đô Hà Nội cũng đã khởi nghĩa. Tất cả những yếu tố đó tạo nên sức mạnh uy hiếp kẻ thù, tạo thuận lợi cho công cuộc khởi nghĩa ở tỉnh.

Ngày 17/8, Ban vận động Việt Minh thị xã bố trí phá cuộc mít tinh của bọn Đại Việt tuyên truyền cho chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, biến nó thành cuộc vận động chuẩn bị khởi nghĩa của Việt Minh. Ngay từ sáng sớm hôm đó, trước lúc bọn Đại Việt tổ chức mít tinh, các cơ sở Việt Minh thị xã đã tổ chức treo cờ đỏ sao vàng và rải truyền đơn khắp các phố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vạch mặt bọn Việt gian bán nước, vạch rõ kẻ thù của cách mạng Việt Nam lúc này là phát xít Nhật.

Chiều 21/8, Ủy ban khởi nghĩa gửi tối hậu thư cho Nhật hẹn 24 giờ sau phải trao trả vũ khí cho Bảo an binh, phải nộp vũ khí của họ cho Việt Minh và rút quân khỏi thị xã Phú Thọ. Nhật nhờ tỉnh trưởng Nguyễn Bách cho viên thư ký mời đại diện Việt Minh ra đàm phán. Đến nửa đêm, ông Nguyễn Bách lại cho mang công văn, hẹn 8 giờ sáng 22/8 đoàn đại biểu Việt Minh đến gặp chỉ huy Nhật.

Cũng trong chiều 21/8, du kích Vạn Thắng rời căn cứ, làm lễ xuất phát tại gốc cây đa ở chợ Đồng Lương, quân số gần 150 người, trang bị 50 khẩu súng, tay thước, giáo, dựa, mã tấu. Ông Phiên đọc lệnh hành quân và lời thề, quân sĩ hô theo. Nghĩa quân chia làm hai mũi: mũi đi bộ gồm hơn 100 người; mũi đi thuyền gồm hơn 40 người, bơi 4 đò nan. Tối 21/8, quân du kích tập trung tại đền Đõm rồi kéo đến đóng tại Thanh Minh.

Được lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, đêm 21/8, lực lượng vũ trang chiến khu Vần - Hiền Lương cùng các lực lượng vũ trang khác kéo về đóng chốt bao vây thị xã Phú Thọ. Lực lượng chiến khu Vần - Hiền Lương đóng ở Thanh Hà, lực lượng căn cứ Vạn Thắng và Phục Cổ đóng từ Thanh Lâu đến nhà thương (phố Cao Bang), dân quân Hưng Hóa, Thanh Thủy giữ Hà Thạch, Hiền Quan.

Sáng 22/8, tướng Nhật Mô-ni-ta chỉ huy cả ba khu Phú Thọ, Việt Trì, Yên Bái đang cho quân tập kết về Phú Thọ, thấy lực lượng vũ trang của ta tập trung đông, đã ra lệnh thiết quân luật, cho đặt súng máy ở các ngả đường vào Phú Thọ, cho xe thiết giáp chạy khắp các phố thị uy. Tình hình trở nên căng thẳng. Để đảm bảo khởi nghĩa thắng lợi, thi hành nghị quyết của Đảng “Làm tan rã tinh thần quân địch và dụ chúng ra hàng trước khi đánh” [37, tr.429], Ban cán sự Phú – Yên và Ban vận động Việt Minh thị xã chủ trương vừa xiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chặt vòng vây, vừa kết hợp với tuyên truyền nhằm làm tan rã tinh thần chiến đấu của quân Nhật, vừa tiến hành đàm phán với Nhật.

10 giờ ngày 22/8/1945, đoàn đại biểu Việt Minh đo đồng chí Lê Quang Ấn và Nguyễn Phiên dẫn đầu cùng lá cờ đỏ sao vàng tiến vào doanh trại quân Nhật. Sau 4 giờ đàm phán, trong tình thế suy yếu hoang mang, bọn Nhật phải chấp nhận những điều kiện do ta đưa ra:

- Việt Minh được hoạt động công khai trong thị xã.

- Nhật rút quân đóng dưới phố về doanh trại, trao trả việc trị an khu phố cho Việt Minh, và đến ngày 23/8, Nhật đã trao lại một phần khí giới cho Bảo an binh, nộp 500 khẩu súng tước của Pháp ngày 9/3 cho Ủy ban khởi nghĩa. Bộ máy quan lại Nam triều do Tuần phủ Nguyễn Bách cầm đầu và các công sở Nhật như kho bạc, địa chính canh nông đề nghị được trao quyền hành, tài sản và sổ sách cho ta.

- Riêng vũ khí tự vệ của quân Nhật chưa nộp được vì chưa có lệnh cấp trên.

Một phần của tài liệu các khu du kích và căn cứ chống nhật – pháp ở tỉnh phú thọ trong thời kì vận động cách mạng tháng tám (Trang 64 - 103)