Chiến khu Vần – Hiền Lương

Một phần của tài liệu các khu du kích và căn cứ chống nhật – pháp ở tỉnh phú thọ trong thời kì vận động cách mạng tháng tám (Trang 40 - 48)

Vần - Hiền Lương là khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Yên Bái và Phú Thọ. Từ khu vực này có thể giao lưu với các tỉnh miền núi Tây Bắc, đồng thời cũng là đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống đường thủy, đường bộ của hai tỉnh. Điều kiện tự nhiên tạo cho vùng đất này có một địa thế quan trọng mang tầm chiến lược. Với ý nghĩa đó, từ năm 1940, Ban cán sự Đảng chiến khu D và Ban cán sự Đảng Phú Thọ đã trú trọng cử cán bộ về xây dựng, phát triển cơ sở cách mạng và căn cứ địa cách mạng tại Hiền Lương.

Tháng 6/1940, đồng chí Trần Thị Minh Châu - Ủy viên Ban cán sự Đảng khu D, đang hoạt động ở Cát Trù (Cẩm Khê) đã được giao nhiệm vụ phát triển cơ sở lên Nang Sa, Hiền Lương. Đồng chí đã ở nhà Cự Hạng - Lý trưởng Hiền Lương, thành lập tổ chức Thanh niên phản đế. Nhóm này đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hăng hái tham gia phong trào đọc sách báo, tài liệu của Đảng; tổ chức học hát và rải truyền đơn ở Vân Hội, kêu gọi quần chúng đoàn kết chống đế quốc và tay sai. Đồng chí Trần Thị Minh Châu còn vận động nhân dân làm đơn đề nghị cho mở trường tư thục tiểu học Pháp - Việt để đưa đồng chí Nguyễn Văn Trạch - cán bộ Xứ ủy Bắc Kì lên hoạt động dưới vỏ bọc thầy giáo.

Cùng thời điểm này, phát xít Nhật đã đưa quân vào thị xã Phú Thọ chiếm đóng. Chúng thẳng tay khủng bố phong trào của quần chúng; tăng cường bắt phu, bắt lính; bắt nông dân nhổ lúa trồng đay, làm cho tình hình càng thêm căng thẳng, ngột ngạt.

Trước tình hình đó, đồng chí Trần Thị Minh Châu và một số đồng chí khác như Nguyễn Văn Trạch, Đào Duy Kỳ trở lại vùng Hiền Lương, phổ biến tình hình mới và kiểm tra, đôn đốc phong trào. Các đồng chí đã hướng dẫn nhóm Thanh niên phản đế phương pháp tuyên truyền, làm cho nhân dân hiểu được các chính sách phản động của Nhật - Pháp, bàn kế hoạch phát triển lực lượng mở rộng tổ chức và hướng dẫn đấu tranh thích hợp. Phong trào phản đế trở nên mạnh mẽ, nhóm Thanh niên phản đế đã lên tới 20 người.

Đầu năm 1941, giữa lúc phong trào quần chúng đang phát triển thì cuộc họp của nhóm Thanh niên phản đế tại đình Hiền Lương bị lộ. Kẻ thù phát hiện ra các cơ sở cách mạng, ra tay khủng bố. Một số thanh niên trong nhóm và những người bị nghi là có liên hệ ở Hiền Lương, Nang Sa đã bị bắt và đưa đi giam ở nhà tù Phú Thọ. Đồng chí Trần Thị Minh Châu được bảo vệ an toàn. Cùng thời gian này, kẻ thù còn khủng bố một số cơ sở như Cao Mại, Thạch Đê, Phú Thọ, Việt Trì...

Sau khi bị khủng bố, Ban cán sự Đảng tỉnh Phú Thọ tổ chức rút kinh nghiệm, củng cố lại cơ sở, tăng cường công tác giữ gìn bí mật, nâng cao ý thức cảnh giác cho quần chúng nhân dân để bảo vệ cán bộ, bảo vệ lực lượng cách mạng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Năm 1942, đồng chí Đặng Văn Dĩ (tức Trần Quang Bình) thoát khỏi nhà tù Hòa Bình, bắt liên lạc với đồng chí Trần Thị Minh Châu trước đây có hoạt động ở Hiền Lương. Được tăng thêm cán bộ, phong trào cách mạng ở Hiền Lương lại có điều kiện phát triển.

Mùa thu năm 1943, đồng chí Bình Phương (tức Nguyễn Đức Vũ) được Xứ ủy Bắc Kì giao nhiệm vụ nối lại liên lạc với đồng chí Đặng Văn Dĩ. Sau đó hai đồng chí đã ra sức phát triển cơ sở ở Hiền Lương, Nang Sa và các vùng lân cận.

Trước tình hình và nhiệm vụ mới, tháng 2/1943, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh). Hội nghị nhận định: “Phong trào cách mạng Đông Dương bỗng chốc có thể tiến lên những bước nhảy cao”

[10, tr.564]. Từ đó quyết định phải khẩn trương chuẩn bị việc khởi nghĩa. Hội nghị đã ra nghị quyết về việc xây dựng căn cứ địa cách mạng ở nông thôn, núi rừng, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang.

Giữa năm 1943, đồng chí Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Ban thường vụ Trung ương Đảng đã trực tiếp về nghiên cứu tình hình hai tỉnh Phú Thọ và Yên Bái. Sau khi theo dõi và phân tích phong trào cách mạng, địa hình, địa vật và các điều kiện tự nhiên ở khu vực Hiền Lương và vùng lân cận, đồng chí đã nhận định rằng vùng đất này có thể xây dựng thành căn cứ địa, lúc đầu có thể bao gồm vùng bắc Hạ Hòa (Phú Thọ), hữu ngạn huyện Trấn Yên, huyện Văn Chấn (Yên Bái), huyện Phù Yên (Sơn La). Đồng chí cũng cho rằng từ khu vực này, khi phong trào cách mạng quần chúng phát triển, có thể mở rộng địa bàn xa hơn nữa. Nếu tình hình xấu có thể dựa vào vùng rừng núi trùng điệp và đồng bào vùng dân tộc thiểu số mà tính chuyện lâu dài được. Mặt khác, nơi đây giáp ranh giữa hai tỉnh Phú Thọ - Yên Bái, là nơi Nhật, Pháp có nhiều cơ sở, ít có điều kiện để kiểm soát chặt chẽ. Do vậy, vùng này rất thuận lợi cho việc thành lập căn cứ cách mạng để đi sâu tuyên truyền chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trương, đường lối của Đảng, tạo bàn đạp chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Từ nhận định trên, tháng 10/1943, đồng chí Hoàng Quốc Việt trực tiếp giao trách nhiệm cho đồng chí Bình Phương lên vùng Hiền Lương với hai nhiệm vụ quan trọng:

1. Trước mắt là xây dựng nơi đây làm chỗ trú chân để đón anh em trong các nhà tù Sơn La, Nghĩa Lộ vượt ngục ra và làm nơi để cho cán bộ Việt Minh hoạt động dưới xuôi bị lộ lên tạm lánh.

2. Xây dựng nơi đây thành căn cứ du kích để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở hai tỉnh Phú Thọ và Yên Bái.

Lần thứ hai trở lại Hiền Lương, đồng chí Bình Phương đã xem xét nắm bắt tình hình toàn bộ khu vực rồi trở về báo cáo với Trung ương. Tháng 11/1943, đồng chí Hoàng Quốc Việt cùng đồng chí Bình Phương lên kiểm tra lần cuối cùng và quyết định bắt đầu xây dựng căn cứ cách mạng ở nơi đây. Để chuẩn bị cho việc xây dựng căn cứ, các đồng chí đã tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và nhiệt tình cách mạng của quần chúng trong vùng, vận động nhân dân đóng góp lương thực, thực phẩm để nuôi cán bộ. Một số quần chúng ở khu vực lân cận được giác ngộ đã đến với cách mạng như Trần Quang Khải, Đặng Bá Lâm (Nang Sa), Nguyễn Thiện Phương (Đồng Luận)...

Do công tác vận động tuyên truyền tốt, quần chúng nhân dân tham gia vào các hội cứu quốc ngày càng nhiều, thậm chí một số hào lý có tinh thần yêu nước đã được giác ngộ cũng tham gia. Hội Thanh niên phản đế, Hội Phụ nữ cứu quốc ở Hiền Lương, Nang Sa đã tập hợp được gần trăm người. Cơ sở quần chúng phát triển tương đối rộng rãi, tổ chức Việt Minh được hình thành ở hai tổng Động Lâm và Đan Thượng.

Đến thời điểm này, trên thực tế, khu căn cứ cách mạng Vần – Hiền Lương đã hình thành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ khi Trung ương Đảng quyết định xây dựng khu vực Vần – Hiền Lương thành căn cứ cách mạng thì phong trào cách mạng ở đây càng trở nên mạnh mẽ. Quần chúng được giáo dục, giác ngộ về đường lối của Đảng, về chính sách “Đại đoàn kết dân tộc, đánh Pháp đuổi Nhật”. Các đội tự vệ cứu quốc được quan tâm xây dựng và phát triển.

Nhằm bắt liên lạc với nhà tù Sơn La, Nghĩa Lộ, các đồng chí Bình Phương và Đặng Văn Dĩ được ông Lê Đăng Thưởng dẫn đường đã tìm cách hòa nhập với một số người làm nghề buôn thuốc phiện ở đường dây từ Hiền Lương đi Sơn La, Nghĩa Lộ để nắm vững đường đi giúp cho việc vượt ngục sau này. Các đồng chí đã bắt được liên lạc với đồng chí Lê Thanh Nghị và Trần Quốc Hoàn phụ trách chi bộ cộng sản ở nhà tù Sơn La.

Công tác chuẩn bị cơ sở để đón các đồng chí tù chính trị vượt ngục và cán bộ dưới xuôi bị lộ lên trú chân là việc làm cần thiết. Các đồng chí đã chọn khu trại tăng gia của gia đình ông Lê Đăng Cứ, Lê Đăng Khoát, Lê Đăng Thưởng ở Nang Sa. Trại có địa hình kín đáo, tiện đường cơ động đi các ngả, do đồng chí Hà (tức Nguyễn Tạo) phụ trách. Một số thanh niên giác ngộ như đồng chí Lê Đăng Trường, Lê Đăng Quảng, Nguyễn Văn Trà... được giao nhiệm vụ liên lạc, canh gác bảo vệ và theo dõi hoạt động của bọn tổng lý địa phương. Ngoài ra tại ngã ba Mỵ, các đồng chí còn tổ chức một trạm liên lạc tại nhà Bà Nguyễn Thị Tình ở thôn Hiền Lương. Bà Tình đã mở quán buôn bán để đón các đồng chí trong tù trốn ra. Tại đây, đồng chí Trần Huy Liệu và nhiều đồng chí khác được che giấu, nuôi dưỡng.

Tháng 5/1944, đồng chí Hoàng Quốc Việt lại lên Hiền Lương để kiểm tra tình hình cơ sở và phổ biến những nhiệm vụ mới. Ở đây, một cuộc họp quan trọng đã được tổ chức tại nhà ông Trần Quang Khải ở làng Nang Sa. Thay mặt cho Xứ ủy Bắc Kì, đồng chí Hoàng Quốc Việt đã phân tích cụ thể tình hình ở nước ta, nhấn mạnh tới vai trò, nhiệm vụ của căn cứ địa và thay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mặt cho Trung ương Đảng chính thức công nhận vai trò trọng yếu của căn cứ cách mạng Hiền Lương. Để từng bước mở rộng địa bàn hoạt động, đồng chí Hoàng Quốc Việt đã quyết định thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh Phú - Yên (Phú Thọ - Yên Bái) gồm 3 đồng chí: Bình Phương, Nguyễn Tạo, Đặng Văn Dĩ, do đồng chí Bình Phương làm Trưởng ban. Sau khi Ban cán sự liên tỉnh Phú - Yên được thành lập, nhiều cơ sở của Việt Minh liên tiếp ra đời và hoạt động mạnh ở Hiền Lương, Linh Thông và các vùng lân cận trên địa bàn. Tính đến tháng 10/1944, ngoài các cơ sở thuộc Hiền Lương, Nang Sa, Linh Thông, ở địa phương đã có các cơ sở mới ở Bình Trà, Đức Quân, Hà Quân, Bảo Long, Vân Hội, Thượng Bằng La, Hạ Bằng La... trở thành một khu căn cứ rộng lớn thuộc Hạ Hòa (Phú Thọ) và Trấn Yên (Yên Bái).

Thực hiện chủ trương của Xứ ủy Bắc Kì và Ban cán sự khu D, các đồng chí trong Ban cán sự Phú - Yên đã tiến hành móc nối đường dây liên lạc với Chi bộ nhà tù Sơn La, tìm cách tổ chức cho anh em tù chính trị vượt ngục ra ngoài. Tháng 11/1944, đợt vượt ngục lần thứ nhất được tổ chức thành công. Bảy đảng viên, trong đó có đồng chí Lê Thanh Nghị được đón về Hiền Lương. Đầu năm 1945, Ban cán sự Đảng liên tỉnh Phú - Yên lại tổ chức một đợt vượt ngục nữa, giải thoát được 58 người, trong đó có các đồng chí Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Duy Thân, Đỗ Nhuận, Hoàng Tùng... Đồng chí Nguyễn Duy Thân được phân công ở lại Hiền Lương đảm nhận nhiệm vụ lãnh đạo phong trào thay thế đồng chí Bình Phương.

Thực hiện nhiệm vụ do Xứ ủy phân công, đồng chí Nguyễn Duy Thân đã rất coi trọng việc đẩy mạnh tổ chức, phát triển các đoàn thể cứu quốc. Do vậy, hội viên của các hội quần chúng phát triển lên đến hàng trăm người. Báo Cứu quốc, báo Cờ giải phóng, Điều lệ Việt Minh được phổ biến rộng rãi đến quần chúng nhân dân. Đồng chí giao nhiệm vụ cho Đặng Bá Uyển (ở Nang Sa) chuyển một số vũ khí về cho Xứ ủy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trước sự phát triển lớn mạnh của phong trào, ở khu vực Hiền Lương và mộtsố xã thuộc tổng Động Lâm, tuy chính quyền cũ vẫn tồn tại, nhưng trước khí thế cách mạng của quần chúng đã gần như bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Một số người thuộc tầng lớp trên, kể cả một số tổng lý cũng tình nguyện tham gia vào đoàn thể cứu quốc. Thực tế đặt ra, đòi hỏi phải thành lập được lực lượng để chống lại sự đàn áp của quân thù và chuẩn bị nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến.

Ngày 9/3/1945, Nhật nổ súng đảo chính Pháp để độc chiếm toàn cõi Đông Dương. Ngày 12/3/1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp Hội nghị mở rộng tại Từ Sơn - Bắc Ninh, ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Sau khi phân tích tính chất, nguyên nhân của cuộc đảo chính, bản chỉ thị đã chỉ ra cơ hội khởi nghĩa giành chính quyền từ tay kẻ thù sắp chín muồi. Khẩu hiệu cũng được thay đổi cho phù hợp với tình hình, từ "Đánh đuổi Pháp - Nhật" bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật". Bản chỉ thị đã như một luồng gió mạnh thổi bùng lên khí thế cách mạng của nhân dân cả nước cũng như nhân dân xã Hiền Lương.

Trong tình hình khẩn trương của cách mạng, đồng chí Trần Quốc Hoàn thay mặt cho Xứ ủy giao nhiệm vụ cho đồng chí Ngô Minh Loan (Bí danh Hoàng Quang Minh) lên thay đồng chí Nguyễn Duy Thân, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở Hiền Lương. Đầu tháng 4/1945, đồng chí đã lên Hiền Lương để xây dựng và củng cố các tổ chức cơ sở, chuẩn bị cho việc giành chính quyền ở địa phương. Nhân dân Hiền Lương đã ủng hộ cả vũ khí và tiền bạc cho phong trào cách mạng. Ông Phó Chỉ đã ủng hộ một cỗ súng máy lấy được khi tàn quân Pháp thua chạy vứt xuống đầm. Ông Nguyễn Lương Thưởng ở Hiền Lương đã ủng hộ 500 viên đạn và một số tiền Đồng Dương.

Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với khu căn cứ Vần - Hiền Lương, ngày 6/5/1945, Xứ ủy Bắc Kì đã chỉ đạo thành lập một chi bộ Đảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tại Nang Sa gồm 3 đồng chí: Ngô Minh Loan, Lê Huy Ấm, Đặng Bá Lâm, do đồng chí Ngô Minh Loan làm Bí thư. Ít lâu sau, ở Đan Thượng, một chi bộ Đảng ra đời gồm 4 đảng viên do đồng chí Trịnh Xuân Tiến làm Bí thư. Cùng trong tháng 5, Chi bộ Đảng thị xã Yên Bái được thành lập do đồng chí Mai Văn Ty làm Bí thư. Sau khi Chi bộ Nang Sa được thành lập, Chi bộ đã phát triển và tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng sang các xã lân cận.

Các hoạt động cách mạng ở khu căn cứ Vần - Hiền Lương cần có sự chỉ đạo thống nhất. Sau khi được sự đồng ý của Xứ ủy Bắc Kì, đồng chí Ngô Minh Loan đã tổ chức hợp nhất 3 chi bộ trên thành một chi bộ thống nhất gồm 5 đảng viên chính thức là Ngô Minh Loan, Đào Đình Bang, Mai Văn Ty, Nguyễn Hữu Minh, Trần Văn Cần và 3 đảng viên dự bị là Đặng Thái Lân, Lê Huy Ấm và Ma Văn Quốc. Đồng chí Ngô Minh Loan được bầu làm Bí thư Chi bộ.

Sự ra đời của chi bộ Đảng đầu tiên ở khu căn cứ cách mạng Vần - Hiền Lương đánh dấu một sự kiện trọng đại, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng - nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

Chi bộ Đảng khu căn cứ Vần – Hiền Lương ra đời đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ ở vùng căn cứ. Cơ sở Việt Minh không ngừng được mở rộng, đến tháng 6/1945 lan ra 40 làng thuộc cả hai tỉnh Phú Thọ và Yên Bái. Ngoài việc rải truyền đơn ở đình làng, phiên chợ làm cho hào lý hoang mang dao động, không dám ngăn cản, các đồng chí đảng viên

Một phần của tài liệu các khu du kích và căn cứ chống nhật – pháp ở tỉnh phú thọ trong thời kì vận động cách mạng tháng tám (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)