Tình hình xã hội

Một phần của tài liệu các khu du kích và căn cứ chống nhật – pháp ở tỉnh phú thọ trong thời kì vận động cách mạng tháng tám (Trang 27 - 103)

Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam nói chung, Phú Thọ nói riêng, đã làm cho xã hội nước ta thay đổi về tính chất, từ một xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến; làm cho kết cấu giai cấp cũng biến chuyển, giai cấp cũ bị phân hoá, giai cấp mới ra đời.

Tại Phú Thọ, ngoài giai cấp cũ là địa chủ, nông dân, đã xuất hiện thêm những thành phần giai cấp mới là công nhân, tư sản và tiểu tư sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giai cấp địa chủ: Dựa vào thực dân Pháp và được thực dân Pháp nuôi dưỡng, giai cấp địa chủ đã chiếm đoạt nhiều ruộng đất và bóc lột nông dân rất thậm tệ. Nếu kể cả các đồn điền nhỏ và số địa chủ nhỏ không đủ điều kiện lập đồn điền, chỉ cho phát canh thu tô thì tổng số ruộng đất giai cấp địa chủ đã chiếm đoạt lên tới gần 70% tổng số diện tích toàn tỉnh.

Hình thức bóc lột của địa chủ trong các đồn điền là địa tô và nhân công. Tá điền được chủ giao trâu và giao ruộng để cày cấy, đến vụ thu hoạch, tá điền phải trả công trâu và nộp địa tô. Đồn điền Phú Lộc có 500 tá điền, mỗi mẫu ruộng cấy lúa phải nộp 8 thúng thóc khô địa tô (mỗi thúng 25 kg); đất trồng sơn, sắn nộp tô tiền, mỗi mẫu 2,5 đồng. Trâu thuê mỗi năm nộp 10 đồng, 8 đồng hoặc 6 đồng, tuỳ theo loại trâu khoẻ, trung bình hay yếu. Ngày tết, giỗ, tá điền phải đến phục dịch và có lễ vật biếu chủ. Ngoài số tá điền làm trong đồn điền, chủ còn thuê nhân công đến làm sơn, chè, cà phê với giá công rất rẻ mạt, chỉ có 0,12 đồng đến 0,18 đồng một ngày, trong khi giá công làm thuê bên ngoài mỗi ngày là 0,2 đồng [5, tr.34]. Vì bị bóc lột nên tá điền đấu tranh đòi giảm tô, đòi ruộng đất, nhưng các cuộc đấu tranh của tá điền đều bị chủ báo cho bọn thống trị đưa binh lính về đàn áp, bắt giam người cầm đầu.

Nói chung, giai cấp địa chủ, nhất là đại địa chủ, cấu kết rất chặt chẽ với đế quốc. Chúng nắm giữ bộ máy hào lý ở làng xã, bóc lột, hà hiếp nông dân. Chúng là đối tượng của cách mạng. Tuy nhiên, trong cao trào kháng Nhật cứu nước, do bị bọn Pháp - Nhật động chạm mạnh về quyền lợi và do tiếng vang của các khu căn cứ cách mạng dội về nên một số địa chủ nhỏ ở Phú Thọ có tinh thần yêu nước đã ủng hộ cách mạng, tham gia và cho con em tham gia các đoàn thể cứu quốc, một số gia đình họ là nơi lui tới của cán bộ cách mạng.

Giai cấp nông dân: Chiếm trên 90% dân số toàn tỉnh, nhưng chỉ có 30% diện tích ruộng đất canh tác. Bị mất ruộng, bị bần cùng hoá, nhiều nông dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đã phải lĩnh canh ruộng địa chủ nộp tô thuế, một số người đến làm tá điền ở các đồn điền lớn. Vốn có mâu thuẫn truyền kiếp với giai cấp địa chủ phong kiến, nay lại thêm mối hận thù sâu sắc với đế quốc Pháp, nên nông dân Phú Thọ đã tham gia hầu hết các phong trào yêu nước chống Pháp. Từ khi được cán bộ Đảng giác ngộ, giai cấp nông dân trở thành lực lượng chủ yếu hoạt động trong các phong trào và tổ chức cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Giai cấp công nhân: Ngay từ thời kì khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp, Phú Thọ đã hình thành tầng lớp công nhân, tuy chưa đông. Đó là đội ngũ công nhân xây dựng; công nhân khai thác đá vôi; công nhân nhà máy bột giấy Việt Trì; công nhân sở tằm Việt Trì, La Phù, Thanh Ba; công nhân sở thí nghiệm chè Phú Hộ... Trước chiến tranh thế giới thứ hai, đội ngũ công nhân Phú Thọ đông thêm, do có một số xí nghiệp mới ra đời như xưởng chè Tê- cốp, xưởng đạn thị xã Phú Thọ... Tổng số công nhân trong tỉnh là hơn 2.000 người, riêng Việt Trì có trên 700 người (công nhân nhà máy sản xuất bột giấy, sở tằm, nhà ga, xưởng xẻ, công nhân xây dựng...), đây là chưa kể đến tá điền làm trong các đồn điền lớn của chủ người Pháp và người Việt.

Cũng như các địa phương khác trong nước, công nhân ở Phú Thọ phải làm việc cực nhọc, nhưng đời sống rất cơ cực: đồng lương rẻ mạt, không có nhà ở, phải tự thuê lấy nhà ở để đi làm; bảo hộ lao động không có, nên tai nạn lao động thường xuyên xảy ra, và khi gặp tai nạn, kể cả chết người đều không được bồi thường. Theo số liệu điều tra của chính quyền thực dân Pháp, hai năm 1904 – 1905, số công nhân (cu ly) làm đường xe lửa Hà Nội - Lào Cai của 13 tỉnh Bắc Kì là 14.787 người, trong đó tỉnh Phú Thọ có 580 người. Trong số 580 người của Phú Thọ thì 170 người bị ốm phải đưa về do chế độ lao động hà khắc, đói khổ, bệnh tật; 6 người bị chết; nhiều người bị ốm đau. Nguyên nhân của tình trạng trên là do "Ăn gạo mục, cá thối, uống nước sông Hồng không có phèn lọc, mùa rét không chăn áo, mờ sớm đã đi làm, tối đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mới về trại, mưa không có áo tơi, lại còn roi vọt và gông cùm... Điều kiện lao động như vậy thì làm gì không ốm đau chết chóc nhiều, chết ở công trường, chết ở y xá công trường, chết trên đường về nhà, chết ở trong làng sau mấy tháng đi làm đường xe lửa Việt Trì - Lào Cai. Đó là vài nét điển hình về điều kiện lao động của công nhân làm đường xe lửa lúc ấy" [5, tr.37].

Là lực lượng cách mạng quan trọng, nên các cán bộ của Đảng về tỉnh hoạt động ngay từ đầu đã trú trọng xây dựng cơ sở trong công nhân. Vì vậy, một số xí nghiệp, công xưởng tập trung đông công nhân (nhà máy bột giấy Việt Trì, xưởng đạn, xưởng chè Tê-côp thị xã Phú Thọ...) đã sớm hình thành cơ sở cách mạng và phong trào đấu tranh. Chi bộ nhà máy giấy Việt Trì là một trong bốn chi bộ Đảng hình thành sớm nhất trong tỉnh, trước khi thành lập Đảng bộ tỉnh.

Giai cấp tư sản: Số tư sản trong tỉnh không nhiều và chủ yếu là tư sản thương nghiệp hoặc tư sản thương nghiệp kiêm địa chủ, một số ít làm chủ thầu khoán. Không có tư sản công nghiệp. Quản lý nhà máy bột giấy Việt trì, xưởng đạn Phú Thọ, chủ đều là người Pháp. Cũng như tư sản ở nhiều nơi khác, tư sản ở Phú Thọ có quan hệ về quyền lợi kinh tế với đế quốc. Tuy họ bị bọn tư bản Pháp và tay sai chèn ép, có xu hướng muốn tự do kinh doanh, nhưng nhìn chung thái độ của số tư sản là lừng chừng, hai mặt.

Giai cấp tiểu tư sản: Do có sự hoạt động của một số ngành công thương nghiệp, một số công sở của chính quyền thực dân và một số trường học, nên số lượng tầng lớp tiểu tư sản khá đông, tập trung nhiều ở thị xã Phú Thọ, Việt Trì và Hưng Hoá. Họ gồm tiểu thương, tiểu chủ, người làm nghề tự do, viên chức các sở, giáo viên và học sinh các trường học. Thời kì tiền khởi nghĩa, cơ sở Việt Minh trong trường tư thục Hùng Vương đã được xây dựng và Hội viên chức cứu quốc cũng tập hợp được một số viên chức yêu nước làm việc trong các sở, kể cả toà sứ của Pháp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chính sách bóc lột hà khắc về kinh tế và đàn áp khốc liệt về chính trị đã tác động rất lớn đến mọi tầng lớp nhân dân Phú Thọ. Vì vậy, nhân dân Phú Thọ luôn nổi dậy chống lại ách thống trị của thực dân, phong kiến. Tiêu biểu là cuộc nổi dậy hưởng ứng phong trào Cần Vương dưới sự chỉ huy của Nguyễn Quang Bích – Tuần phủ Hưng Hóa với các trung tâm kháng chiến ở Cẩm Khê, Lâm Thao, Hạ Hòa. Ngoài ra còn có rất nhiều các cuộc đấu tranh khác nổ ra liên tục, như phong trào đấu tranh chịu ảnh hưởng của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, Việt Nam Quang Phục hội... Phong trào đấu tranh chống thực dân, phong kiến của nhân dân Phú Thọ càng phát triển rầm rộ khắp trong toàn tỉnh cùng với phong trào toàn quốc kể từ khi được Đảng chỉ lối, soi đường .

Tiểu kết chƣơng 1:

Phú Thọ là địa bàn chiến lược quan trọng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Vị trí địa lí và địa hình tạo ra cho tỉnh Phú Thọ nhiều khu vực thuận lợi để xây dựng các căn cứ chống ngoại xâm trong trường kỳ lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Chính sách cai trị và bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho đời sống của đa số các tầng lớp nhân dân trong tỉnh Phú Thọ khốn khổ, cùng cực. Vốn có truyền thống yêu nước bất khuất, lại chịu ách áp bức của đế quốc, phong kiến, nhân dân tỉnh Phú Thọ sớm có tinh thần đấu tranh chống Pháp. Phong trào đặc biệt sôi nổi, mạnh mẽ khi có Đảng lãnh đạo. Từ những yếu tố địa lợi, nhân hòa ấy, trong thời kì vận động Cách mạng tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trên mảnh đất cội nguồn đã ra đời những khu du kích và căn cứ chống Nhật – Pháp, là cơ sở để gây dựng và phát triển lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Phú Thọ nói riêng và góp phần vào thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám trong cả nước nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU DU KÍCH

VÀ CĂN CỨ CHỐNG NHẬT – PHÁP Ở TỈNH PHÚ THỌ (1939 – 1945) 2.1. Hoàn cảnh ra đời

Ngày 1/9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Chiến tranh nhanh chóng lan rộng khắp châu Âu và thế giới, đẩy loài người vào một cuộc tàn sát ghê gớm chưa từng có. Ở Châu Âu, quân đội Đức kéo vào nước Pháp, bọn tư bản phản động Pháp nhanh chóng đầu hàng và làm tay sai cho chúng (6/1940). Ở Viễn Đông, quân phiệt Nhật đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc và cho quân tiến sát vào biên giới Việt - Trung.

Thực dân Pháp ở Đông Dương đã thi hành chính sách thời chiến, trắng trợn phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta, chĩa mũi nhọn vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Chúng tăng cường bộ máy đàn áp: sở cảnh sát, bốt cảnh sát mọc lên khắp nơi. Hàng ngàn vụ khám xét, bắt bớ diễn ra, lệnh Tổng độngviên được ban bố cùng với chính sách "Kinh tế chỉ huy" được thi hành nhằm vơ vét sức người, sức của ở thuộc địa ném vào cuộc chiến. Những chính sách đó của thực dân Pháp đẩy nhân dân ta vào cảnh sống ngột ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và tay sai ngày càng gay gắt.

Trước sự biến chuyển mau lẹ của tình hình thế giới và trong nước, ngay từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai sắp bùng nổ, Đảng đã rút vào hoạt động bí mật để bảo toàn lực lượng, chuyển trọng tâm công tác về nông thôn, đồng thời duy trì cơ sở cách mạng ở thành thị, kết hợp chặt chẽ phong trào thành thị với phong trào nông thôn.

Căn cứ vào những biến đổi trên thế giới và trong nước, sự biến chuyển của phong trào cách mạng Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra đường lối đấu tranh mới để phù hợp với tình hình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hai tháng sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, từ ngày 6 đến ngày 8/11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VI được triệu tập tại Bà Điểm (Hóc Môn – Gia Định) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.

Hội nghị đã phân tích tình hình thế giới và trong nước và quyết định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, coi đó là nhiệm vụ trung tâm trong giai đoạn cách mạng mới:

"Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để tranh lấy giải phóng dân tộc. Đế quốc Pháp còn, nhân dân Đông Dương chết. Đế quốc Pháp chết, nhân dân Đông Dương còn". Hội nghị nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc: "Tất cả mọi vấn đề của cách mạng, kể cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm mục đích ấy mà giải quyết” [34, tr.56].

Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương để tập hợp các giai cấp, tầng lớp, các cá nhân yêu nước ở Đông Dương chống chiến tranh đế quốc và ách thống trị phát xít thuộc địa; khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết công nông được thay bằng khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hòa; chuẩn bị những điều kiện tiến tới làm cuộc bạo động cách mạng giải phóng dân tộc; xây dựng Đảng vững mạnh đủ sức gánh vác nhiệm vụ lịch sử nặng nề trước thời cuộc mới.

Hội nghị Trung ương VI đã đánh dấu một bước đúng đắn về sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng ta. Từ đây mở đầu cho một thời kì mới - thời kì vận động giải phóng dân tộc, thời kì xúc tiến chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân.

Sang năm 1940, Chiến tranh thế giới thứ hai ngày càng lan rộng. Sau khi chiếm được hầu hết các nước tư bản châu Âu, phát xít Đức tấn công nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Pháp. Chính phủ Pháp nhanh chóng đầu hàng. Phát xít Đức chiếm đóng được gần 3/4 lãnh thổ nước Pháp.

Ngày 22/9/1940, quân Nhật vượt qua biên giới Việt - Trung đánh chiếm thị xã Lạng Sơn, ném bom Hải Phòng, đổ bộ lên Đồ Sơn. Quân Pháp nhanh chóng đầu hàng. Hai tên đế quốc phát xít Pháp - Nhật đã câu kết với nhau cùng bóc lột nhân dân ta. Từ đây, nhân dân ta phải chịu cảnh "một cổ hai tròng".

Trong hoàn cảnh ấy, từ ngày 6 đến ngày 9/11/1940, tại làng Đình Bảng (Từ Sơn – Bắc Ninh), Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VII được triệu tập. Hội nghị đã đưa vấn đề khởi nghĩa vũ trang vào chương trình nghị sự của cách mạng Đông Dương, đề ra nhiệm vụ chuẩn bị lực lượng để " trang bạo động giành chính quyền tự do, độc lập" [63, tr.58]. Hội nghị quyết định duy trì, củng cố và phát triển đội du kích Bắc Sơn, đồng thời đình chỉ cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Nam Kì. Tuy nhiên, lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy Nam Kì đã đến các địa phương nên cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra đúng thời gian quy định.

Từ tháng 9/1940 đến tháng 1/1941, các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương đã liên tiếp nổ ra trên cả ba miền đất nước. Đây là những đòn tấn công trực diện vào nền thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, là "những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng võ lực của các dân tộc ở một nước Đông Dương" [63, tr.109].

Bước sang năm 1941, Chiến tranh thế giới thứ hai tiếp tục diễn ra ác liệt. Ở châu Á - Thái Bình Dương, phát xít Nhật mở rộng chiến tranh ra các nước trong khu vực. Tại Đông Dương, Nhật câu kết với thực dân Pháp ra sức

Một phần của tài liệu các khu du kích và căn cứ chống nhật – pháp ở tỉnh phú thọ trong thời kì vận động cách mạng tháng tám (Trang 27 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)