Khu căn cứ du kích Vạn Thắng

Một phần của tài liệu các khu du kích và căn cứ chống nhật – pháp ở tỉnh phú thọ trong thời kì vận động cách mạng tháng tám (Trang 48 - 53)

Căn cứ du kích Vạn Thắng được hình thành trên địa bàn xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê. Đồng Lương là xã nằm ở khu vực ngã ba sông Hồng và sông Bứa, là cửa ngõ phía Nam của huyện Cẩm Khê. Toàn bộ phía Tây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của xã dựa lưng vào dãy núi Đọi Đèn và một quần thể đồi gò. Vị trí địa lý và địa hình của xã rất thuận lợi cho việc giấu quân và hoạt động du kích. Đây cũng chính là một trong những khu vực trọng yếu nhất của huyện Cẩm Khê trong suốt trường kỳ lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân trong huyện. Sống trong cảnh nước mất, nhà tan, với truyền thống yêu nước, yêu quê hương, không cam chịu cuộc đời nô lệ, nhân dân xã Đồng Lương đã nhiều lần nổi dậy chống lại ách thống trị của ngoại bang, góp sức cứu nước, cứu nhà. Truyền thống đó được phát huy cao độ khi có cán bộ của Đảng đến tuyên truyền, xây dựng cơ sở cách mạng ngay trên địa bàn huyện và đã trở thành cao trào cách mạng sôi nổi, mạnh mẽ.

Tháng 9/1939, đồng chí Lương Khánh Thiện, Ủy viên Ban Thường vụ Xứ ủy Bắc Kì và đồng chí Trần Quý Kiên - Xứ ủy viên Bắc Kì đã về Cát Trù - Thạch Đê (Cẩm Khê) hoạt động. Các đồng chí đã bắt mối vào số thanh niên cốt cán ban đầu làm chỗ dựa, sau đó mở rộng ra các đối tượng khác, làm cho nhiều quần chúng hiểu biết về đường lối cứu nước của Đảng, chủ trương thành lập Mặt trận phản đế và các đoàn thể phản đế nhằm đánh đuổi bọn đế quốc, giành độc lập cho dân tộc. Những hội viên hăng hái, tích cực nhất được cán bộ cấp trên bồi dưỡng kiến thức sơ giản về Đảng, về cách mạng. Các đồng chí đã lần lượt kết nạp vào Đảng cộng sản như các đồng chí Trần Văn Cần, Đặng Ngọc Ky, Hoàng Văn Hậu.

Cuối năm 1939, Xứ ủy Bắc Kì thành lập Chi bộ Cát Trù - Thạch Đê nhằm tạo hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng trong huyện. Chi bộ lấy bí danh là “Đọi Đèn” và do Xứ ủy Bắc Kì lãnh đạo. Từ đây phong trào cách mạng vùng phía nam của huyện Cẩm Khê do Chi bộ Cát Trù - Thạch Đê trực tiếp lãnh đạo.

Dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự tỉnh (thành lập tháng 3/1940), Chi bộ Cát Trù - Thạch Đê tập trung vào công tác tuyên truyền, mở rộng kết nạp hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

viên phản đế trong và ngoài huyện. Đi đôi với phát triển hội viên, Chi bộ chú trọng lựa chọn những gia đình có đảng viên và hội viên trung kiên làm cơ sở tin cậy để tổ chức địa điểm ăn ở, hội họp, bảo vệ, nuôi giấu và đưa đón cán bộ Đảng qua lại hoạt động tại địa phương. Về phương pháp đấu tranh, lúc này chủ yếu là rải truyền đơn phản đối Nhật - Pháp bắt lính, bắt phu, khủng bố những người yêu nước... Mặt khác, các cán bộ của Đảng và hội viên phản đế đã bí mật treo cờ Đảng ở những nơi thường có đông người qua lại nhằm cổ vũ tinh thần cách mạng trong đông đảo quần chúng nhân dân. Thực hiện chủ trương của Ban cán sự tỉnh về việc phát triển hội viên phản đế ra các xã lân cận như Đồng Lương, Phong Vực, Hiền Đa và một số xã của huyện Yên Lập, đồng chí Trần Văn Cần và Hoàng Văn Hậu đã bắt mối gây cơ sở trong một số thanh niên, học sinh, tập hợp họ vào các tổ đọc sách báo để qua đó giác ngộ họ, tạo hạt nhân thành lập các đoàn thể quần chúng.

Giữa năm 1940, đồng chí Nguyễn Tráng, Ủy viên Ban cán sự tỉnh Vĩnh Yên được khu ủy D tăng cường cho Phú Thọ. Dựa vào mối quan hệ gia đình, đồng chí đã đưa đồng chí Lê Xoay, Khu ủy viên, Bí thư Ban cán sự tỉnh Vĩnh Yên lên Thạch Đê gặp đồng chí Đặng Ngọc Ky - phụ trách Chi bộ Đọi Đèn. Sau khi cùng các đồng chí trong Ban cán sự tỉnh Phú Thọ họp bàn kế hoạch mở rộng cơ sở cách mạng ở tỉnh, đồng chí Lê Xoay rời Thạch Đê đến các cơ sở khác như Cổ Tiết (Tam Nông), Gia Thanh, Cẩm Sơn, Phú Hộ (Phù Ninh) và thị xã Phú Thọ để hoạt động [3, tr.47].

Phong trào cách mạng ở huyện Cẩm Khê cũng như của tỉnh Phú Thọ đang trên đà phát triển thì tháng 9/1940 phát xít Nhật nhảy vào xâm lược Đông Dương và đưa quân chiếm đóng một số vị trí sung yếu trên địa bàn tỉnh. Chúng câu kết với thực dân Pháp đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta. Trong 2 năm 1941 - 1942, nhiều chiến dịch khủng bố toàn khu D (trong đó có tỉnh Phú Thọ) diễn ra liên tiếp. Không ít đảng viên và quần chúng trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiên ở các cơ sở cách mạng bị địch bắt bớ, tra tấn, tù đày. Trong bối cảnh chung đó, cơ sở Cát Trù - Thạch Đê bị địch phát hiện và ra tay khủng bố. Tháng 8/1940, tên Tri huyện Cẩm Khê dẫn lính về bao vây chợ Trò (Cát Trù), khám xét các gia đình chúng tình nghi để lùng bắt cán bộ và uy hiếp tinh thần đấu tranh của nhân dân. Tiếp đó, tên Công sứ Phú Thọ cho xây dựng đồn binh ở Chủ Chè và điều một đội lính khố xanh về đóng giữ, tuần tra, khám xét và lùng bắt những chiến sỹ cách mạng.

Cơ sở cách mạng bị địch phá, một số đảng viên và một số hội viên phản đế bị bắt, bị tra tấn, tù đày như các đồng chí Trần Văn Cần, Bùi Hữu Sảng... Bị lộ, đồng chí Đặng Ngọc Ky phải lánh sang nơi khác hoạt động. Chi bộ Cát Trù - Thạch Đê bị đứt liên lạc với cấp trên và các cơ sởkhác. Cũng trong thời gian này, 12 cơ sở cách mạng khác trong tỉnh cũng bị địch khủng bố ác liệt.

Để giúp Phú Thọ khôi phục và củng cố cơ sở cách mạng, từ năm 1942 đến thảng 5/1943, đồng chí Ngô Thế Sơn - Xứ ủy viên về Kinh Kệ (huyện Lâm Thao) để chắp nối liên lạc với cơ sở khác. Đồng chí đã giao nhiệm vụ cho ông Bùi Huy Hội là hội viên Việt Minh ở cơ sở Kinh Kệ đang làm Hương sư, kết hợp tuyên truyền Việt Minh tại làng Xương Thịnh. Tháng 10/1943, đồng chí Bình Phương được Xứ ủy phân công về làng Nang Sa chắp nối cơ sở cũ, phát triển thêm cơ sở mới và xây dựng nơi đây thành điểm đón cán bộ Đảng vượt ngục từ Sơn La, Nghĩa Lộ ra trú chân chờ cấp trên giao nhiệm vụ mới. Đầu năm 1944, Xứ ủy tiếp tục điều động hai đồng chí Nguyễn Văn Cung (tức Quý) và Nguyễn Viết Phong (tức Việt) về hoạt động ở các huyện Lâm Thao, Thanh Thuỷ, do đó các cơ sở cách mạng ở Phú Thọ dần dần được phục hồi. Trên cơ sở đó, tháng 5/1944, đồng chí Hoàng Quốc Việt - Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, Bí thư Xứ ủy Bắc Kì lên Nang Sa kiểm tra phong trào và thay mặt Xứ ủy quyết định lập Ban cán sự tỉnh Phú Thọ do đồng chí Bình Phương làm Trưởng ban. Cũng trong năm 1944, các đồng chí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trần Văn Cần, Bùi Văn Sảng - Đảng viên ở Chi bộ Cát Trù - Thạch Đê được ra tù. Ngay sau khi được tự do, các đồng chí đã trực tiếp liên lạc với Ban cán sự tỉnh nên kịp thời nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, của Tổng bộ Việt Minh và được cung cấp sách báo, tài liệu để tiếp tục tuyên truyền cách mạng. Sau khi Nhật làm đảo chính Pháp, một số cán bộ của vượt ngục trở về hoạt động, đồng thời Xứ ủy tăng cường cho Phú Thọ một số cán bộ làm nòng cốt lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương.

Đó là những điều kiện rất thuận lợi cho phong trào cách mạng huyện Cẩm Khê phục hồi và mau chóng phát triển, hoà nhập với cao trào chung trong toàn tỉnh và cả nước.

Ở xã Đồng Lương, từ tháng 3/1945, truyền đơn của Việt Minh kêu gọi không nộp thóc cho Nhật đã đến tay một số người có tinh thần yêu nước, chống Nhật như ông Vi Văn Cung (Lý trưởng bá hộ Đồng Lương), Vũ Huy Diễn (Chánh hội Phong Vực) và Điêu Doãn Cung (nguyên Đảng viên Quang phục hội mãn hạn tù ở Điêu Lương). Các ông đã liên kết với ông Nguyễn Phiên đang làm quản lý đồn điền của Nguyễn Bá Lương (Nguyễn Bá Lương bị Nhật bắt), lấy đồn điền làm nơi lập căn cứ du kích chống Nhật [1, tr.184].

Đồn điền Nguyễn Phiên là một khu vực có địa thế hiểm trở, xung quanh có núi rừng bao bọc, có sông Bứa chảy qua và hồ Tề Lễ có diện tích mặt nước lớn, một số cánh đồng rộng hơn 200 ha và trên 200 con trâu bò, rất thuận tiện cho sản xuất [3, tr.53]. Với những điều kiện thuận lợi đó và khi trở thành người cai quản chính của đồn điền, ông Phiên đã tập hợp và trực tiếp huấn luyện cho nhiều thanh niên trong và ngoài đồn điền vừa sản xuất vừa luyện tập quân sự mưu khởi sự đánh Nhật. Để có vũ khí trang bị cho du kích, một mặt ông cử người sang Trung Hà, Sơn Tây thu mua súng đạn do lính Pháp vứt bỏ khi bị Nhật đảo chính; đồng thời trực tiếp đến liên hệ với các cơ sở Việt Minh ở Ba Triệu, Cổ Tiết, Hưng Hoá (Tam Nông), vận động nhân dân giúp đỡ căn cứ về tiền bạc, lương thực và vũ khí. Dần dần, nhiều người Đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lương, Phong Vực, Điêu Lương và các xã lân cận cũng đến xin gia nhập nghĩa quân.

Nhận thấy đây là một lực lượng vũ trang rất cần thiết cho công cuộc khởi nghĩa, tháng 5/1945, Ban cán sự Đảng Phú - Yên đã cử đồng chí Lê Quang Ấn – Ủy viên Ban cán sự đến gặp ông Phiên để nắm lực lượng này. Sau đó, các đồng chí Bình Phương, Lý Pặc Luân đã về làm việc với ông Nguyễn Phiên và ban lãnh đạo.

Được tiếp xúc với cán bộ Đảng như có thêm sức mạnh, ông Phiên rất phấn khởi, nhất trí đặt lực lượng của mình dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời tiếp nhận cán bộ của Đảng đến huấn luyện về chính trị và quân sự cho du kích.

Đêm 23/6/1945, tại đồn điền Đồng Lương đã diễn ra lễ tế cờ Việt Minh và tuyên bố thành lập căn cứ du kích mang tên Vạn Thắng (còn gọi là Chiến khu Vạn Thắng), với sự tham dự của đông đủ đội viên du kích, đại diện Ban cán sự Phú - Yên và cán bộ quân sự chiến khu Vần - Hiền Lương.

Ban chỉ huy khu căn cứ du kích Vạn Thắng do ông Nguyễn Phiên làm chỉ huy trưởng, ông đội Tập là chỉ huy phó. Ban tham mưu gồm ông Diên, ông Đệ, ông Doãn Cung. Ban trinh sát do ông Trần Văn Tứ phụ trách. Ban xử trí gồm ông Viên, ông Dai, ông Huyền, ông Tuân, do ông Viên phụ trách. Ban quân sự có ông Cai Dũng, ông Vệ Quý, ông Nhạ, ông Chu, do ông Đội Tập phụ trách. Ban tiếp tế lo lương ăn, thuốc men, vũ khí, do ông Doãn Cung phụ trách [1, tr.184].

Một phần của tài liệu các khu du kích và căn cứ chống nhật – pháp ở tỉnh phú thọ trong thời kì vận động cách mạng tháng tám (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)