Địa điểm thực nghiệm

Một phần của tài liệu tích hợp kiến thức biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 12 (Trang 94 - 110)

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành ở một số trường trung học phổ thông tại các tỉnh Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Ninh. Sở dĩ tôi chọn những tỉnh này vì đối tượng học sinh rất khác nhau về trình độ nhận thức (giỏi, khá, trung bình, yếu) và địa bàn cư trú khác nhau (Miền núi, Trung du, Đồng bằng), điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau…

Bảng 3.1. Danh sách các trƣờng, lớp, giáo viên thực nghiệm và đối chứng

Trƣờng THPT Giáo viên Lớp TN Lớp ĐC

Văn Lãng -

Văn Lãng - Lạng Sơn Hứa Quỳnh Nga 12 A3 12A4

Trần Nhật Duật -

Yên Bình - Yên Bái Nguyễn Thanh Thanh 12 B1 12 B2

Yên Phong số 2 - Yên Phong - Bắc Ninh

86

- Các giáo viên cộng tác có thời gian công tác từ 7 - 15 năm. Có kinh nghiệm trong giảng dạy và đã được trải qua các lớp tập huấn về tích hợp, lồng ghép các kiến thức về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng…

3.4.3. Phƣơng pháp thực nghiệm

- Tại mỗi trường sẽ tiến hành giảng dạy song song ở hai lớp TN và ĐC: + Lớp TN: dạy theo giáo án thiết kế tích hợp kiến thức BĐKH.

+ Lớp ĐC: dạy theo giáo án thông thường.

- Các giờ dạy đều có sự tham gia dự giờ của người thực hiện đề tài. Sau mỗi tiết dạy tiến hành kiểm tra, thu bài và chấm điểm.

- Trao đổi với giáo viên cộng tác và học sinh sau mỗi tiết học để tổng kết, phân tích và xử lí kết quả TN một cách khách quan.

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Kết quả quan sát các giờ dạy

Qua quan sát các giờ học ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, tác giả rút ra một số nhận xét như sau:

- Lớp thực nghiệm có sự tích hợp kiến thức BĐKH không khí học tập sôi nổi hơn, học sinh tích cực, chủ động tham gia xây dựng bài. Bày tỏ thái độ tích cực, đóng góp ý kiến của bản thân trước những vấn đề BĐKH toàn cầu hiện nay. - Lớp đối chứng, hoạt động của giáo viên là chủ yếu, học sinh lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, không biểu lộ thái độ, ý kiến của bản thân về BĐKH, một số học sinh không tập trung vào bài học.

3.5.2. Kết quả kiểm tra

Đánh giá chất lượng hiệu quả dạy học về mặt định lượng qua các bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan với thang điểm 10. Đề kiểm tra phối hợp giữa kiến thức Địa lí với kiến thức BĐKH.

- Loại giỏi : điểm 9, 10 - Loại khá : điểm 7, 8 - Loại TB : điểm 5, 6

- Loại yếu : điểm 3, 4 - Loại kém: điểm < 3

87

Bảng 3.2. Kết quả điểm kiểm tra bài thực nghiệm số 1 Trƣờng THPT Lớp Số HS Điểm số Điểm TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Văn Lãng TN 42 1 7 9 16 8 1 7,6 ĐC 40 5 8 7 8 9 3 6,4 Trần Nhật Duật TN 38 5 9 17 6 1 7,7 ĐC 40 3 9 8 6 12 2 6,5 Yên Phong số 2 TN 40 5 9 17 6 3 8,1 ĐC 41 2 7 8 9 13 2 6,7 Tổng số TN 120 1 17 27 50 20 5 7,8 ĐC 121 10 24 23 23 34 9 6,5

Từ bảng 3.2. Có thể xây dựng biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 Giỏi Khá TB Yếu Xếp loại

Hình 3.2. Biểu đồ kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 1

TN ĐC

HS

Học sinh

Hình 3.1. Biểu đồ kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 1

Kết quả kiểm tra lần thực nghiệm 1 cho thấy điểm kiểm tra giữa lớp ĐC và lớp TN có sự khác biệt:

88

- Lớp TN có điểm khá giỏi cao hơn lớp ĐC, điểm TB ít và không có điểm yếu. - Lớp ĐC có số điểm giỏi và khá ít hơn, điểm TB nhiều hơn lớp TN và có một số điểm yếu.

Bảng 3.3. Kết quả điểm kiểm tra bài thực nghiệm số 2 Trƣờng THPT Lớp Số HS Điểm số Điểm TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Văn Lãng TN 42 2 5 10 14 9 2 7,7 ĐC 40 3 8 10 9 7 3 6,5 Trần Nhật Duật TN 38 4 8 17 8 1 7,8 ĐC 40 2 7 11 9 8 3 6.6 Yên Phong số 2 TN 40 2 7 18 9 4 8,2 ĐC 41 2 8 7 9 12 3 6,7 Tổng TN 120 2 11 25 49 26 7 7,9 ĐC 121 7 23 28 27 27 9 6,6

Từ bảng 3.3. Có thể xây dựng biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 Giỏi Khá TB Yếu Xếp loại

Hình 3.2. Biểu đồ kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 2

TN ĐC

HS

Học sinh

89

Kết quả kiểm tra lần thực nghiệm II cho thấy điểm kiểm tra giữa lớp ĐC và lớp TN có sự khác biệt khá lớn:

- Lớp TN có điểm giỏi và điểm khá cao hơn còn điểm TB ít hơn lần thực nghiệm I, không có điểm yếu như lớp ĐC.

- Lớp ĐC có số điểm khá và TB nhiều hơn còn điểm giỏi ít, vẫn còn khá nhiều điểm yếu, tuy nhiên có giảm chút ít so với thực nghiệm I.

Bảng 3.4. Kết quả điểm kiểm tra bài thực nghiệm số 3 Trƣờng THPT Lớp Số HS Điểm số Điểm TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Văn Lãng TN 42 5 9 16 9 3 8,0 ĐC 40 2 9 8 9 10 2 6,5 Trần Nhật Duật TN 38 4 8 13 9 4 8,0 ĐC 40 3 8 7 9 10 3 6,6 Yên Phong số 2 TN 40 2 9 16 9 4 8,1 ĐC 41 2 9 8 9 12 1 6,6 Tổng TN 120 11 26 45 27 11 8,0 ĐC 121 5 26 23 27 32 6 6,6

Từ bảng 3.4 có thể xây dựng biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 Giỏi Khá TB Yếu Xếp loại

Hình 3.2. Biểu đồ kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 3

TN ĐC

HS

Học sinh

90

Kết quả kiểm tra lần thực nghiệm III cho thấy điểm kiểm tra giữa lớp ĐC và lớp TN có sự khác biệt rất lớn:

- Lớp TN có số điểm giỏi nhiều hơn và tăng cao hơn so với 2 lần thực nghiệm trước. Điểm khá cao nhất và vẫn giữ ổn định. Điểm TB giảm rõ rệt, không có điểm yếu như lớp ĐC.

- Số điểm khá và TB lớp ĐC tăng so với 2 lần kiểm tra trước nhưng so với lớp TN thì thấp hơn còn điểm giỏi ít, điểm yếu không giảm.

Bảng 3.5. Phân loại trình độ của học sinh TN và ĐC giữa các trƣờng TN

Trƣờng THPT Lớp Số HS Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % Văn Lãng TN 126 32 25,4 74 58,3 20 16,3 ĐC 120 8 6,7 52 43,4 50 41,6 10 8,3 Trần Nhật Duật TN 114 29 25,5 72 63,2 13 11,3 ĐC 120 8 6,7 54 42,5 50 43,3 8 7,5 Yên Phong số 2 TN 120 35 29,2 76 63,3 9 7,5 ĐC 123 6 4,9 64 52,0 47 38,2 6 4,9 Tổng TN 360 96 26,7 222 61,7 42 11,6 ĐC 363 22 6,0 170 46,9 147 40,5 24 6,6

91 0% 20% 40% 60% 80% 100% TN ĐC TN ĐC TN ĐC Văn Lãng Trần Nhật Duật Yên Phong số 2

Hình 3.4. Biểu đồ so sánh trình độ HS lớp TN và ĐC và giữa các trƣờng TN Yếu TB Khá Giỏi Hình 3.4. Biểu đồ so sánh trình độ HS lớp TN và ĐC giữa các trƣờng TN

Qua bảng số liệu và biểu đồ có thể thấy:

- Kết quả giữa lớp TN và ĐC có sự khác biệt lớn:

+ Lớp TN có tỷ lệ điểm giỏi khá cao, điểm khá chiếm tỷ lệ lớn nhất còn điểm TB ít và không có điểm yếu.

+ Lớp ĐC, điểm khá và TB chiếm tỷ lệ cao, điểm giỏi ít và vẫn còn điểm yếu. - Giữa các trường (địa phương) có sự khác biệt về trình độ nhận thức của học sinh:

+ Lớp TN có tỷ lệ HS khá giỏi cao nhất là trường THPT Yên Phong số 2, tiếp theo là trường Trần Nhật Duật và trường THPT Văn Lãng thấp nhất.

+ Lớp ĐC có tỷ lệ HS khá giỏi cao nhất là trường THPT Yên Phong số 2, trường THPT Trần Nhật Duật đứng thứ 2, thấp nhất là trường THPT Văn Lãng. Dựa vào kết quả điều tra có thể rút ra một số nhận xét:

- Các chỉ số về nhận thức về BĐKH của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC, chứng tỏ HS ở lớp TN có thái độ quan tâm tới BĐKH và có thái độ tích cực trong việc thích ứng với BĐKH hơn so với lớp ĐC.

- Thái độ, hành vi của HS ở các trường đối với vấn đề thích ứng với BĐKH có sự khác nhau. Trường THPT Yên Phong số 2, sự quan tâm của HS

92

về BĐKH cao hơn hai trường THPT Văn Lãng và THPT Trần Nhật Duật. Cho thấy nhận thức về BĐKH của HS phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh sống và môi trường của từng địa phương, từng vùng.

- Mức độ quan tâm của đa số HS các trường đến BĐKH, chứng tỏ vấn đề này được đông đảo người dân quan tâm trong đó thế hệ trẻ của Việt Nam. Mở ra những triển vọng tốt đẹp để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về giảm thiểu tác động của BĐKH ở nước ta.

- Bên cạnh những HS có thái độ đúng đắn, tích cực vẫn còn không ít HS chưa quan tâm, chưa có ý thức tìm hiểu vấn đề BĐKH và vận dụng vào cuộc sống.

Việc tích hợp kiến thức BĐKH cho HS trở thành vấn đề cầp thiết. Tuy nhiên mỗi vùng, mỗi địa phương có hoàn cảnh kinh tế, trình độ nhận thức, tình hình BĐKH diễn ra với mức độ khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào từng đối tượng HS và điều kiện cơ sở vật chất cụ thể mà GV nên lồng ghép, tích hợp kiến thức BĐKH với các mức độ khác nhau. Nhằm tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kĩ năng về BĐKH cho HS. Nâng cao ý thức, trách nhiệm và vận dụng kiến thức vào thực tiễn để thích ứng và giảm thiểu BĐKH.

93

Kết luận về thực nghiệm sƣ phạm

Qua việc tham gia thực nghiệm cùng với GV và học sinh các trường, tác giả có cơ sở để khẳng định hiệu quả của việc tích hợp kiến thức BĐKH mà đề tài đã đề xuất. Cụ thể:

- Cập nhật được những vấn đề mang tính toàn cầu đặc biệt là BĐKH hiện nay. Việc tích hợp kiến thức BĐKH vào nội dung chương trình Địa Lí 12 là rất kịp thời.

- Tạo được hứng thú học tập, tìm hiểu thế giới xung quanh và liên hệ với thực tiễn đất nước.

- Giáo viên được hiểu rõ hơn, sâu hơn về BĐKH qua nghiên cứu tài liệu trong quá trình giảng dạy cho HS. Đồng thời GV năng động hơn trong việc lựa chọn các hình thức, phương pháp dạy học bộ môn.

- Tuy nhiên GV cần đầu tư nhiều thời gian hơn khi nghiên cứu tài liệu dạy học tích hợp kiến thức BĐKH vì hiện nay chưa có giáo trình phổ thông riêng biệt cho vấn đề này .

- Việc tích hợp kiến thức BĐKH nếu không có phương pháp và hình thức phù hợp sẽ gây quá tải, nhàm chán cho HS.

Từ những kết quả thực nghiệm trên, có thể thấy việc tích hợp kiến thức BĐKH vào dạy học Địa lí 12 là phù hợp và cần thiết.

94

KẾT LUẬN

Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu, đòi hỏi sự chung tay góp sức của tất cả các thành viên trong xã hội. Chính vì vậy, nhiệm vụ giáo dục về BĐKH ngày nay càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, đặc biệt trong hệ thống giáo dục ở các trường THPT. Nhằm giúp học sinh - chủ thể tác động tới khí hậu trong tương lai nhận thức được thực tế khí hậu đã, đang và sẽ xảy ra trong tương lai. Từ đó HS có những suy nghĩ và hành động phù hợp đồng thời là những tuyên truyền viên về kiến thức ứng phó với BĐKH cho cộng đồng nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH đang diễn ra.

Đề tài đã hoàn thành mục đích yêu cầu và nhiệm vụ đề ra ban đầu là: - Nghiên cứu tính cấp thiết của việc tích hợp kiến thức BĐKH vào dạy học Địa lí lớp 12.

- Nghiên cứu tính hiệu quả của việc sử dụng các hình thức, phương pháp tích hợp kiến thức BĐKH vào từng nội dung bài học Địa lí cụ thể.

- Đặc điểm tâm lí của HS THPT rất thích hợp với hình thức tích hợp có tác dụng khuyến khích các em tìm tòi, khám phá thế giới, khai thác thế giới theo định hướng của giáo dục.

- Việc thực nghiệm được tiến hành tại 3 trường THPT tại 3 tỉnh khác nhau về đối tượng học sinh về trình độ nhận thức (giỏi, khá, trung bình, yếu) về địa bàn cư trú (Miền núi, Trung du, Đồng bằng) và điều kiện kinh tế - xã hội.

Việc nghiên cứu đề tài: “Tích hợp kiến thức biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lí 12” cho thấy sự cấp thiết của đề tài, có hiệu quả nâng cao kĩ năng cũng như nhận thức của GV và HS, có tác động lâu dài trong cộng đồng xã hội hiện nay.

Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc tích hợp kiến thức BĐKH trong dạy học Địa lí 12. Tác giả xin đưa ra một số kiến nghị và đề xuất sau đây:

95

- Nhà nước và các Bộ, ngành Trung ương, địa phương cần có kế hoạch chiến lược, thống nhất về nhận thức và cộng đồng trách nhiệm, chủ động phối hợp thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu biến đổi khi hậu vì sự phát triển bền vững.

- Các cơ quan quản lí giáo dục có vai trò, trách nhiệm trong việc đẩy mạnh tiến độ tích hợp kiến thức BĐKH vào chương trình các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng.

- Việc sử dụng các phương pháp, hình thức tích hợp phải phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay.

- Cần tăng cường tập huấn cho giáo viên về kiến thức BĐKH, và các phương pháp dạy học tích cực qua các chuyên đề về bồi dưỡng thường xuyên và các chuyên đề riêng về BĐKH.

- Không ngừng nâng cao và hiện đại hóa các phương tiện dạy học đặc biệt là công nghệ thông tin, truyền thông. Tạo điều kiện cho GV và HS trao đổi thông tin, kinh nghiệm qua các trang Web, các diễn đàn về BĐKH.

Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu xót, hạn chế. Kính mong hội đồng khoa học, quý thầy cô và các bạn quan tâm góp ý để đề tài hoàn thiện và có tính ứng dụng cao vào thực tiễn.

96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD&ĐT (2010), Kế hoạch hành động và ứng phó với BĐKH của ngành GD giai đoạn 2011- 2015.

2. Bộ GD&ĐT (2010), Dự án đưa các nội dung Ứng phó với BĐKH vào chương trình GD&ĐT giai đoạn 2010- 2015.

3. Bộ GD&ĐT (2010), SGK Địa lí lớp 12, Nxb GD Việt Nam. 4. Bộ GD&ĐT (2010), SGV Địa lí lớp 12, Nxb GD Việt Nam.

5. Bộ TN&MT (2010), Kịch bản BĐKH, nước Biển dâng cho Việt Nam.

6. Dự án VIE/ 95/041 (1998), Các mẫu hoạt động giáo dục môi trường dùng cho trường PTTH. Hà Nội.

7. Dự án VIE/ 98/018 (2003), Thiết kế mẫu một số mô-đun giáo dục môi trường ở trường PTTH. Hà Nội.

8. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam & UNDP (2006), Phát triển con người Việt Nam 1999 - 2004 : Những thay đổi và xu hướng chủ yếu. Nxb Chính trị Quốc gia.

9. Lê Huy Bá (1996), Môi trường khí hậu thay đổi - mối hiểm họa toàn cầu, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Dược (1986), Giáo dục về môi trường trong nhà trường phổ thông. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội.

11. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (2004), Lí luận dạy học Địa lí. Nxb Đại học Sư phạm.

12. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2003), Phương pháp dạy học Địa lý theo hướng tích cực. ĐHSP Hà Nội.

Một phần của tài liệu tích hợp kiến thức biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 12 (Trang 94 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)